Hồng giòn thường ăn lúc còn tươi chưa chín mềm, màu vàng, trái có hình hơi vuông; loại hồng mềm hay hồng đỏ chỉ nên ăn khi quả chín mềm như trái cà chua. Quả hồng có ích cho sức khỏe
Quả hồng có ích cho sức khỏe

Cách ăn hồng tốt nhất là ăn tươi  

Quả hồng ăn sống thường có màu vàng nâu sậm, bên ngoài có một lớp sáp và khi ăn thường có vị se chát vì chứa rất nhiều tanin. Khi quả chín sẽ trở nên ngọt hơn vì tanin đã biến mất.

Cách ăn trái hồng tốt nhất là ăn tươi, hồng còn được sử dụng làm bánh kẹo, mứt, kem, tráng miệng hoặc chế biến thành lát mỏng dùng chung trong món xà lách trộn kem sữa chua.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thịt quả hồng rất cao, rất nhiều beta caroten và sinh tố A (10.080 I.U cho 1 kg hồng), sinh tố B (thiamin, riboflavin, niacin) và C. Ngoài ra, còn nhiều khoáng tố vi lượng như Ca, P, Fe, protein, nhiều chất xơ, đường.

Hồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

- Hồng được sử dụng như phương thuốc cổ truyền chữa nhiễm trùng phổi, trĩ và chữa bệnh suyễn. Thường dùng dạng hồng khô, ăn mỗi ngày khoảng một trái là tốt. Tính chất se chát của hồng còn giúp ngừng tiêu chảy, cầm mồ hôi và cầm máu.

- Hồng còn giúp ngừa ung thư vì có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư. Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proanthocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa.

Tính chất của hồng tươi và hồng khô khác nhau, hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ sau khi sinh còn yếu. Hồng khô tính bình, dẻo, ngọt, được dùng chữa ngộ độc do ăn uống gây tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không hết.

Tuy tốt nhưng không nên ăn hồng tươi nhiều vào lúc bụng quá đói, không nên ăn cùng những loại quả có chứa nhiều chất axit vị chua hoặc protein, vì chất tanin trong hồng sẽ kết tủa với các nhóm chất trên làm tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây khó tiêu và dễ bị kích ứng niêm mạc ruột.

Hồng khô nhiều đường, ăn nhiều quá sẽ hại tì, không tốt cho răng miệng và dễ sinh nhiệt trong cơ thể, người tiểu đường cũng cần hạn chế sử dụng.     Theo DS. Lê Kim Phụng Tuổi trẻ  
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

nhá i là sen chả rươi cach nau oc len món ăn Việt thư khoai tay tam ngu vi huong cực xinh địa nem chay nem ran tom thit ngon Cà Nuong ga bo xoi cach lam nuoc mia lau duong phen Rau muốn tên Hải Anh cach nau chạo Làm Bánh bao Luon nghệ tôm xào tỏi ba ba rang muoi đồ chơi 12 day nâu cach lam bot gỏi đu đủ banh mẠn cháo thịt băm lam ga salad cÃƒÆ basa Trang 10 món ăn bạn nên thử một lần trong lam banh troi nuoc bông lan cam tươi hu dua thác gỏi mít lan nau bun rieu canh cua rau day ngon cach muoi dua long ga kho tuong làm chả cá bánh crep cuộn rau củ bánh bí banh crepe ngon Nếp đậu sốt cà chua sup tom ức gà Thiên Lý goi du du chay Muc chiến cách làm sữa chua nha đam thạch chanh leo cốt dừa Thịt Gà nau chao bánh bèo nấm ruốc rang gừng Nau bo cach nau che dau xanh quần chậu cây độc đáo salad bò banh tart chanh tạ cach lam antipasto Đậu phụ cach lam mousse so co la bo hết 3 món ngon không thể bỏ qua khi đến Tam trung chien ot chuong nau an nhat BI DAO banh kem pho mai nếp chiên giòn tôm kho túi đựng đồ trung cut kho nem cuon mi y spaghetti thiên chế độ bi do tiem cà nh gà kho coca Thanh Hóa bánh chả nếp cẩm nấu sôi cut chien bánh tôm rán giòn bánh khoai chiên giòn bếp làm bếp môi trường ngăn nắp banh tom Mi spaghetti ngon Jambon cơm gà ngũ vị hương Cơm gà nướng ngũ Nên đầu đông ăn kiêng Ca ri Gà Kem xoai chẻm Banh da lon cách làm cua biển hấp bia kem giải nhiệt Để gà kho sẠrăng cưa mut tet nước bí giảm cân bảo quản thực phẩm com suon cot let Bệnh tiểu đường Thịt bo xao nam Sà Šmon an ngon tim ga xao tom vien tron dot bi