Mặc dù gừng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng nếu không biết sử dụng thì bạn lại vô tình rước thêm nhiều phiền toái cho chính mình. Hãy
Những lưu ý dễ bị bỏ qua khi sử dụng gừng



Mặc dù gừng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng nếu không biết sử dụng thì bạn lại vô tình rước thêm nhiều phiền toái cho chính mình. Hãy cùng tìm hiểu các lưu ý quan trọng mà nhiều người dễ bỏ qua khi dùng gừng cùng Phununews nhé!
Khám phá lợi ích ít biết của gừngLạ miệng với nước dứa gừng siêu mátKhám phá lợi ích của bí ngô

Ăn nhiều gừng ảnh hưởng đến tiêu hóa
Ăn nhiều gừng sẽ gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy. Đấy là những tác dụng phụ khi ăn liêu lượng lớn. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Hoa Kỳ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.

Ảnh hưởng đến thai nhi
Mặc dù gừng đôi khi được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác, theo Trung tâm Y tế MayoClinic (Mỹ). Tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sẩy thai, chảy máu khi manng thai.
Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng gừng nếu đang mang thai.



Nguy cơ chảy máu
Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì vậy nếu bạn có tiền sử rối loạn chảy máu thì bạn nên tránh ăn bổ sung nhiều gừng dù ở bất kì dạng nào. Gừng cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, nên có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay hạ đường huyết. Ăn nhiều gừng có thể làm cho một số nguy cơ bệnh tim nặng hơn.

Một số lưu ý khi ăn gừng:

1. Không nên gọt bỏ vỏ
Theo Đông y, gừng có tính lạnh giúp tăng khí, chữa bệnh. Tính lạnh của gừng nằm chủ yếu ở vỏ gừng. Vì vậy, nếu bỏ vỏ gừng khi dùng thì tức là đã loại bỏ dược tính của gừng, làm biến đổi cả mùi vị của nó, khiến cho gừng từ tính lạnh biến thành tính nóng. Vì vậy khi sử dụng, bạn nêânr sạch và để cả vỏ gừng.

2. Không ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm
Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể làm thay đổi tính chất của gừng, hoại tử tế bào gan và dễ dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

3. Không ăn gừng vào buổi tối






Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose trong gừng cũng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, không tốt cho sức khỏe.

4. Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

5. Người đang bị chảy máu không nên dùng gừng
Không dùng gừng cho người chuẩn bị sẵn mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
Ngoài ra, không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
Gừng khó bảo quản, của gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Những lưu ý dễ bị bỏ qua khi sử dụng gừng

banh bap chien nem lụi bánh cookies cacao kem tươi thạch nho trong suốt nom hoa qua Nước tương bánh mì nấm nướng sốt đậu Butter bánh khoai tây thịt gà mướp xào thịt heo Thể hiện tình yêu qua món ăn ngon công thức pancake quế Cac mon Canh món cao lau ngon cách nấu cháo lòng gà viên nướng mè đen thit kho mon trung cuon thịt heo kho ngũ vị hương ăn dặm Tự làm thiệp hoa giấy xoắn nhỏ xinh bánh bắp chiên thịt bò xào củ hồi cach nau bo kho xốt cà chua rau tron cuống banh cookies bo làm chả giò Món ngon từ thịt chất liệu nhựa thịt dê nấu khoai dot bi xao bo chay ngon xúc xích rán giòn đùi gà thit om bánh ngày halloween canh măng chua nấu đầu cá hạt nêm từ nấm bo cuon nam canh bi xanh đậu bắp xào tép tôm nấu sua đũa tai heo chua ngọt Cá chỉ vàng banh mi cuon xuc xich ngon bánh đa cua che tran chau ghế Day thịt gà xào vải cach lam tom rang man ngot mi trung boc tom cach lam cha com boc tom cháo tôm đói cá chẽm măng tây goi rau tien vua gừng dị ứng tim mạch tuần hoàn cach lam tom chien toi mien xao hai san sởi khổ qua nhồi thịt xào trứng chiên my y sot tom nam yaourt trà xanh dui vit sot dau cách làm chân giò bó luộc Thực phẩm giúp bạn thăng hoa suon truu ham ca sup bap non miso thịt kho hạt sen com chien ga xe rau lang xào tỏi cách làm mỳ xào hải sản Cải thảo thạch đen hạt é thịt chưng ngon dua chuot Cún Khang Nước dừa quất mát lạnh chien ca ro cach xao cua kieu singapore nui xao thit bo vien thấu bóp thịt dê lam mi tom xao thap cam Funny lunch bữa ăn vui nhộn hoa anh đào kiểm sườn xào sả chay gà nấu đông nồi hầm xà bông Đậu hũ dồn thịt bánh hạnh nhân xốp cach lam banh day dau banh chuoi nep lam banh mi ngot ngòi Mục xao đua điểm tâm tự làm thiệp mon ngon voi bo sup vit cay ngon khoai so banh tieu sườn xào tự làm kem đậu xanh Mỳ Ấn trau Thơm nức lẩu mắm Cần Thơ giữa Sài giày dép cháo sườn bí đỏ banh mi nho mon banh quy caramel tôm tươi chiên giòn gà kho tương hột cơm cháy mỡ hành Hai món đắng gây trứng cut