Mềm, ngọt tự nhiên, siêu nhiều chất, rất dễ tiêu là điểm chung của các thực phẩm này.
Món ‘không được thiếu’ cho bé tập ăn - Món ngon cho bé

Mới ăn dặm mà cứ chỉ ăn bột quấy hay cháo trắng loãng bé sẽ nhanh chóng “phát ngán”. Trên thực thế, thìa thức ăn thô đầu tiên của bé không nhất thiết cứ phải là gạo tẻ. Theo Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ, cha mẹ hoàn toàn có thể thử cho bé nhiều loại thức ăn khác mà không lo bé khó tiêu hay dị ứng. Nếu bé đã 6 tháng và bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn những món này:

Quả bơ

Bơ mịn, mềm, ngậy và lại chứa rất nhiều chất béo bổ cho não bé. Ngày nay, rất nhiều mẹ Việt lựa chọn món ăn dặm đầu tiên cho con là những thìa bơ dầm sữa công thức.

Cách làm giản đơn: Bơ mẹ chọn mualoại bơ có vỏ xanh điểm lấm tấm chấm vàng có tỷ lệ bơ sáp cao hơn, thịt dẻo và béo hơn loại bơ tím.Bơ mua về mẹ bổ đôi bỏ hat, lấy thịt bơ xay nhuyễn bằng máy hoặc dùng dĩa dầm. Trộn cùng một ít sữa công thức cho loãng bớt là bé có thể ăn được ngay.

Các loại đậu

Đậu xanh xát vỏ từ lâu đã được các bà các mẹ xay chung với gạo tẻ làm bột quấy cho con (ảnh minh họa)

Thực ra từ xưa, các bà các mẹ ta đã có thói quen xay chung gạo tẻ, đậu xanh, hạt sen để quấy bột cho con Đậu là một trong những loại rau củ thực vật nhưng lại chứa nhiều…protein nhất.. Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng…đều rất lành tính. Mẹ có thể hấp chín hoặc hầm như đậu cho bé ăn. Tuy nhiên, nên ưu tiên đậu xanh đã xát vỏ. Như vậy sẽ tốt hơn cho dạ dày bé.

Chuối

Không còn gì để “bàn cãi” về độ bổ dưỡng của chuối: nhiều kali, chất xơ và một loạt các loại vitamin C, vitamin B2, B6 dồi dào giúp cung cấp năng lượng hoàn thiện và tránh rối loạn tiêu hóa cho bé. Chuối là một loại quả khá bình dân và được bày bán rộng rãi. Trẻ sơ sinh mới tập ăn dặm thường rất thích chuối bởi vị ngọt thơm tự nhiên và mềm xốp của thức quả này. Không như những loại hoa quả khác, chuối rất an toàn và vô cùng tiện lợi. Không cần đến dao cũng chẳng phải rửa quả, mẹ chỉ cần dùng tay bóc vỏ lấy thìa nạo là có thể cho bé yêu thưởng thức ngay lập tức.

Khoai lang

Cho con ăn khoai lang thì “lợi đủ đường”. Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu với 582 điểm. n nhiều khoai lang sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi... Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ.

Khoai lang lọt top 1 trong 15 loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất do có củ mọc ngầm dưới đất. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm mua khoai lang cho bé tập ăn dặm.Cách làm rất giản đơn: hấp, luộc hoặc nướng khoai nguyên vỏ, sau đó bẻ đôi lấy thịt khoai, trộn cùng ít sữa công thức cho loãng bớt là con có thể ăn ngon lành.

Gạo lứt

Nếu vẫn muốn cho bé ăn tinh bột đầu tiên trước, sao mẹ không thử gạo lứt. Gạo lứt là loại gạo chưa được xay sát kỹ để bỏ hết lớp vỏ ngoài, do đó, chúng thậm chí còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn cả gạo tẻ trắng thông thường.

Cách nấu bột gáo lứt không khác gạo tẻ: mẹ nấu cùng với nước loãng tỷ lệ 1:10 rồi nghiền nhuyễn, hoặc xay gạo lứt sống lấy bột quấy cho con ăn.

Táo

Người Tây có câu “one apple a day, keep the doctor away” mang nghĩa mỗi ngày một quả táo, bạn sẽ không bao giờ bị ốm đau bệnh tật. Táo là một trong những siêu thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Nếu mẹ mua được đúng táo trồng tại Việt Nam và đảm bảo nguồn gốc, đừng chân chừ mà cho bé “xin một miếng”. Táo khá cứng và giòn, do đó mẹ cần hấp táo qua cho mềm rồi hẵng xay cho con ăn.

Yến mạch

Cơn sốt yến mạch ở các bà mẹ Việt vẫn chưa đến hồi “thuyên giảm”. Yến mạch ngon, dễ ăn, giúp phát triển trí não và rất nhuận tràng. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ cũng chỉ ra rằng trẻ ăn yến mạch vào buổi sáng sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu, do đó sẽ thể hiện tốt ở trường hơn các trẻ khác.

Cách nấu yến mạch khá giản đơn: Mẹ chọn mua loại yến mạch cán dẹt (Rolled oats), ngâm trong nước ấm từ khoảng 15 phút rồi nấu như bình thường. Yến mạch đun lên có thể trộn cùng sữa hoặc ăn không đều hợp cho bé 6 tháng.

Thịt

Nghe có vẻ “ngược đời” nhưng thực ra, gần đây, các nhà khoa học đang rất khuyến khích mẹ cho con ăn thịt ngay từ khi mới tập ăn dặm. Lý do ta cho trẻ ăn dặm, đó là vì khi đạt mốc 6 tháng, lượng sắt có trong sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Mà thịt, lại là thực phẩm “vô địch” trong việc chứa sắt.

Theo Khám phá


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Món ‘không được thiếu’ cho bé tập ăn

ot mon canh hen nau khe mon ngon tu dau hu muc ong cay thom ngon nâu bánh canh cua món ngon mùa lạnh miå³ ä¹ trung mon an thai lan măng kho mắm ruốc nâu am mua dau tam chin mứt mỡ mang ot mi Tron nấu patê bánh trung thu trứng sóc mứt atiso trau muc nhoi cha ca nâ m mướp nấu tôm khô mẹo làm nóng thức ăn mề gà lá chanh món xào Trâm Phạm me gà mi xao kim chi#A52FA6" href="/index.php?q=Món ăn sáng">Món ăn sáng canh rau muong meo tay rua mẹo nhận biết bún hàn the mùa lạnh một món ngon cho bé tre cách làm ốc cà na xào tỏi vit ham sa món tép ngon từ thịt heo mi món miến ngon mi xao bo môi trường món ngon từ sứa hạt dẻ kem treo Xu bông lan huong dan nâu an uop mang thai mi y xao món Tây cach lam banh ran nhan man chù vịt cá rô rán rủ Mường mi udon mang tay thom ngon liệu v mut dua ca phe món ăn kèm món giải khát mề gà nướng Tay style="background-color: #56227B" href="/index.php?q= hoa kim châm xào"> hoa kim châm xào Cách nấu canh ga thoi món chay chả giò trái cây v y ca duoi sot so diep lăn món chiên món ngon Đồng Hới le ham ruou vang ngon v n nấu chao vịt mẹo làm bánh lá mắc mật mà món ngon đãi khách Bún tôm nướng Bún tôm nướng và móc nuoc vối món Thái Hạt sen làm trà tắc gừng mẹt đay món Tết phở phở cuốn tôm tôm tất vitamin săn lam banh ladyfinger cookies má m làm thịt lợn muối Tay lau vit ham sa lam cÃƒÆ x kem dừa ngon bánh nếp Hai làm chả rươi x i lau cua dac biet TRUNG làm banh mi thit nuong chai nhựa kẹp tóc 盻芯 xa Tráng Miệng bùn công thức thịt dê nấu khoai sọ bun bo chay luộc bánh chưng xe banh trung ky