Ai cũng nghĩ rửa rau là một việc cực kì giản đơn, nhưng rưả rau như thế nào để sạch vi khuẩn mà rau vẫn tươi ngon không dập nát thì ai ai biết đến.
RỬA RAU CŨNG LÀ CẢ MỘT NGHỆ THUẬT

Ai cũng nghĩ rửa rau là một việc cực kì giản đơn, nhưng rưả rau như thế nào để sạch vi khuẩn mà rau vẫn tươi ngon không dập nát thì ai ai biết đến.

Xem thêm :

 

Những sai lầm khi rửa rau củ

rau1

Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch, khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế để rau thực sự sạch thì cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều. Theo tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm – Sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, nếu chỉ rửa 2-3 nước khó có thể loại bỏ được tối đa tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… mà mắt thường không nhìn thấy.

Cách rửa rau

Rau ăn lá

Được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, Ngâm rau trong nước muối sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho một thìa nhỏ muối.

 

Sau đó rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy, vừa để nước chảy vừa dùng ngón tay vuốt dọc lá, thân rau là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Tuy phương pháp này khá tốn nước nhưng người dân không nên vì thế mà không thực hiện để đảm bảo có nguồn rau an toàn, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Rau ăn quả

rua-rau2

Thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam.

Hãy rửa thật sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa thật sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.

Rau ăn củ

Nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa thật sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Rau ăn hoa

Được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.

Rau gia vị

Nói chung chỉ cần rửa qua. Còn các loại rau gia vị khác như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi… cũng cần phải rửa thật sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi… nên nguy cơ nhiễm kí sinh trùng rất cao.

Cách nhanh nhất loại sạch vi khuẩn

Rửa tất cả mọi thứ, kể cả những sản phẩm đã được “gắn mác” là “ăn luôn” hay “rửa trước khi ăn”. Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn gọt bỏ vỏ hoặc cạo bỏ lớp ngoài, các vi trùng, bụi bẩn, thuốc trừ sâu… trên bề mặt vẫn có thể phát tán tới tận những gì cuối cùng bạn ăn.

Nên rửa rau dưới vòi nước sạch: Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Những sản phẩm khó cọ thì dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ.

Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng: Các chất này có thể xâm nhập vào sản phẩm. Không có gì có thể đảm bảo các chất này giúp làm cho trái cây và các loại rau sạch hơn cách thức rửa khác

Rửa thật kỹ: Hãy chắc chắn rằng sau khi rửa thì rau củ quả sạch sẽ, không còn nếp nhăn và các đường nứt còn sót lại bên ngoài, loại bỏ các phần bị hư hỏng, và lá bên ngoài…

Lau khô trái cây và rau: Dùng khăn giấy sạch để lau khô trái cây nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau khi rửa.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Kinh nghiệm hay Mẹo vặt

nướng nghêu nộm dạ dày thập cẩm Nộm dạ dày cach lam thach rau cau xây la kem ngựa hàng Muốn cÃƒÆ chim rim xot cam chà khoai mon ốc bò bò xốt vang bí quyết nước xốt bánh bao nhân kim chi Măng cụt trái cây giảm cân hiệu món cay nhưng đơn mini chao trung chè đậu ngữ xào rau lang với thịt bò bit tet ngon Trứng luộc cay ca ro phi sot ca ếch đùi món nướng bưởi lá bưởi Ẩm thực Thái Lan cach làm gỏi bắp bò cháo cua bông cải nuoc cham dua le món xào 30 Há cảo Thanh dầu hào xào cải lam mi y sot ca ngu cha gio com thom banh bao ngon kem ốc quế cach che bien lau mam trứng ốp thịt lam nuoc mam ot chuot dong Món ngon từ thịt cừu và những mẹo cá anh vũ món ếch sống mat ong dưa cải cach lam nuoc bua com hang ngay thit bo bam ca tre kho xà bông canh nam nau chay cai bo xoi chè lạc bí ngô Cac mon Che beef chao cu Táo tào xôi đậu lạp xưởng tăng lực đậu hủ xào ớt chuông ga nau tuong hot ech xao mang ngon Mứt xoài 4 món nhậu khô không thể thiếu trong bánh khoai lang nếp gà nướng tỏi mon kho qua xao trung thưc don mon ngon bí ngòi chiên xúc xích Xao banh chocolate souru cream ngon phムmon vit nau mang gà xào rau củ cach lam tra sua teh tarik mứt chanh dây chua ngọt Curie cach lam lemon mousse đậu bắp ngâm rang bơ Đắm luon um nuoc cot dua riềng kiểm soát Nau an bot mam co cung tao quan tôm trứng cuộn rong biển canh dau hu he trọng banh u cach lam tiramisu đặc sản Thanh Hóa lạ cach lam thit xay xao mực hấp Sai lầm khi chế biến rau xanh ai cũng mắc thit BANH BONG LAN nhỏ thị ba chỉ Cach nau bun ba chi nuong nhân Cây thông Noel từ cơm lam sua bap yêu thương mứt khoai cắt khúc bánh cookies sốt bơ milo sốt thit cuon bánh mì sữa bông lan vị xoài thịt ba chỉ xào dưa chua patè kem sầu riêng ngon cac loai banh cach lam bo bit tet