Có rất nhiều loại thớt với kiểu dáng, chất liệu khác nhau trên thị trường. Tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể chọn được những loại phù hợp.
MUA THỚT THẾ NÀO CHO HỢP LÍ

Có rất nhiều loại thớt với kiểu dáng, chất liệu khác nhau trên thị trường. Tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể chọn được những loại phù hợp.

Xem thêm :

 

Dưới đây là một vài tiêu chí chọn thớt mà bạn nên cân nhắc:

Kích cỡ

Chiếc thớt của nhà bạn nên phù hợp với không gian bếp cũng như bồn rửa. Không nên chọn loại thớt quá to so với bồn rửa vì nó gây khó khăn khi vệ sinh thớt. Hơn nữa, thớt quá to thường rất nặng và khá chiếm diện tích trong những căn bếp không thật rộng rãi.

Bạn có thể chọn một chiếc thớt kích cỡ vừa phải dùng để băm, chặt đồ sống và một chiếc kích cỡ nhỏ, mỏng hơn để thái đồ chín.

Độ dày

Khi bạn cần làm những việc dùng lực mạnh như băm, chặt thì chiếc thớt dày là cần thiết. Nhưng nó thường rất nặng. Vớii nhu cầu hàng ngày, bạn chỉ nên chọn thớt có độ dày vừa phải và một chiếc mỏng.

MUA THỚT THẾ NÀO CHO HỢP LÍ

Hình dáng

Hình dáng của một chiếc thớt phụ thuộc vào việc bạn sẽ sử dụng nó vào mục đích gì. Một chiếc thớt vuông sẽ có không gian chứa tốt hơn cho nhiều loại nguyên liệu đã được xử lý. Còn một chiếc thớt tròn lại có ích khi bạn phải băm cắt nhiều nguyên vật liệu cùng một lúc… Do đó, bạn nên Lưu ý đến quy trình nấu nướng cụ thể để chọn chiếc thớt cho phù hợp.

Chất liệu

Mỗi một loại chất liệu lại có ưu nhược điểm riêng. Theo afamily, có các loại thớt mà bà nội trợ cần biết:

Thớt gỗ: Thớt gỗ là loại thớt đã được sử dụng trong một thời gian dài và khá thông dụng. Thớt gỗ có màu tự nhiên rất đẹp, lại khá bền. Một chiếc thớt có thể dùng được nhiều năm với việc chăm sóc và bảo quản thích hợp. Cắt trên bề mặt gỗ cũng cảm thấy rất dễ dàng. Màu sắc của nó lại thích hợp với nhiều kiểu nội thất nhà bếp, làm hài lòng cả những gia chủ khó tính nhất.

MUA THỚT THẾ NÀO CHO HỢP LÍ

Tuy nhiên, thớt gỗ có nhược điểm là sau một thời gian dài sử dụng, nó thường có mùn và bị nứt. Nước từ gia cầm hoặc thịt sống có thể thấm theo khe nứt này thấm sâu vào bên trong rất khó làm sạch dẫn đến vi khuẩn bám tụ, sinh sôi, gây bệnh.

Thớt tre: Thớt tre là một sản phẩm của nguồn tài nguyên tái tạo. Nó cũng có nhiều ưu điểm như thớt gỗ: Kiểu dáng phong phú, màu sắc tự nhiên, khá bền và dễ dàng khi sử dụng, lại thích hợp cho băm, xắt nhỏ và xắt mỏng. Tuy nhiên nó kém bền hơn so với thớt gỗ do đặc tính tự nhiên. Đồng thời cũng dễ bị nứt theo các khe rãnh tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn mình, gây bệnh rất nguy hiểm.

Thớt nhựa: Thớt nhựa nhẹ, không thấm nước, dễ thái thực phẩm, lại có nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú đẹp mắt rất hợp với căn bếp hiện đại. Độ dày của nó lại đáp ứng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thớt mỏng thì linh hoạt, giúp nó dễ dàng băm thật nhỏ hoặc thái hạt lựu. Thớt dày khó khăn hơn nhưng rất bền.

Tuy nhiên, thớt nhựa lại khó băm chặt mạnh, khi thái mảnh nhựa có thể bị văng ra và lẫn vào thực phẩm. Các vết trầy, xước có thể là chỗ cư ngụ của các loại vi khuẩn có hại. Với khí hậu nóng ẩm như Việt Nam nó lại dễ bị cong vênh. Do đó cần bảo quản thớt nhựa tốt để tránh bị oxy hóa. Thớt nhựa thích hợp cho đồ ăn chín, rau củ và trái cây.

Thớt thủy tinh: Thớt thủy tinh khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của ba loại thớt trên: Không bị mùn, không nứt, không bị ô xy hóa lại dễ lau rửa thật sạch sẽ. Có thể dùng để cắt đồ ăn chín hay trái cây đều được mà không bị trầy xước…

Loại thớt này còn được thiết kế nhiều màu sắc và hình ảnh rất đẹp mắt cho phép thể hiện cá tính của riêng bạn. Khi không sử dụng, nó trở thành một phụ kiện trang trí rất thu hút cho nhà bếp. Tuy nhiên, thớt thủy tinh có bề mặt cứng nên dao dễ bị cùn. Thớt dễ vỡ nên nó không thể dùng băm chặt những loại thực phẩm cứng.

Thớt đá: Thớt đá đẹp, sang trọng nhưng bề mặt cứng có thể phá hủy lưỡi dao. Do đó nó không được khuyên dùng để cắt hàng ngày, băm hoặc cắt…

Bề mặt láng mịn, mát lạnh rất tốt cho việc làm kẹo hoặc chuẩn bị sẵn bột bánh ngọt. Bề mặt này cũng giúp nó dễ làm sạch bằng nước và xà phòng. Với chất liệu đá cẩm thạch nó cũng là một bổ sung tuyệt đẹp cho bất kỳ không gian nào. Nhược điểm của thớt đá cũng tương tự như thớt thủy tinh.

Tài chính

Mỗi loại thớt đều có các mức giá khác nhau. Sau khi cân nhắc các yếu tố trên, bạn có thể nghĩ tới túi tiền và tìm được loại phù hợp nhất cho gia đình mình.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Kinh nghiệm hay Mẹo vặt

Quán món ăn Việt chú chuối nướng cach luoc nang muc cách nấu chè hạt sen nho khô gói tai heo Xoi hap khoai mỡ nấu chè cÃ Æ chua mẹo làm nước uống chanh leo goi ca phao ngon chè Chè hạt sen táo đỏ bổ dưỡng lảu dạ dày hầm ga kho đông gà ta che hoa canh hầm bổ dưỡng xào bắp với thịt heo Chú bông lan cuộn Banh trang tron hành tây GiÃƒÆ chở Khâu cách làm bánh rán bí đỏ Sữa đau nanh Làm sương sáo MON GA Mẹo hay hấp thực phẩm ngon ngao hap sup tôm canh bò nấm sup yen mam co tet canh he ngon Khoai tây chiên giòn công thức khoai lang nướng nom sua hoa chuoi ngon mon bo cuon la lot banh khoai mo chien gion chân váy ngắn cạch lam pha lau heo gà xiên nướng trứng tráng cach lam nem nuong cách làm củ kiệu chua ngọt sa Triệu nón Chè bánh dứa lam pizza the nao cơm chiều mÃƒÆ Ca banh mi cuon xuc xich ngon cach nau bo kho cua chien gion xương cách làm bún thịt nướng ngông xào mut tao mousse dua hau sua chua|kheo Mon khai vi Kinh nghiệm chọn hải sản tươi bí ngô mo bun mam chay RÃƒÆ Tart chocolate banh mi hap nhan thit thom ngon pancake mặn khoai tây chiên đài loan cầm dao Banh ram chất bố sushi om chè củ năng 4 cách làm bún canh rau đậu hũ Hướng dẫn 4 bước đơn giản tỉa hoa Linh Phạm Miếng Bánh bông lan cuộn hồng xinh xắn thức ăn nguội chỏi Hot e thức Cháo lòng bong tham pudding sữa đậu nành mẹo vặt nhà bếp ben đậu phụ kho trứng mut bi cháo nghêu ngam ruou mousse dua hau sua chua trứng nấu đậu hũ ki lóc 同行龙 mi spaghetti cu cai nhoi thit bo canh bac ha dưa cải thê cach lam cha cÃƒÆ bong lau cháo tim gan Cún Khang Thói