Tết Đoan Ngọ còn được gọi là "tết giết sâu bọ". Người Việt tin rằng, nếu trong ngày này, khi ăn một số món như rượu nếp, hoa quả, bánh gio,
4 món ăn không thể bỏ qua trong dịp tết Đoan Ngọ



Tết Đoan Ngọ còn được gọi là "tết giết sâu bọ". Người Việt tin rằng, nếu trong ngày này, khi ăn một số món như rượu nếp, hoa quả, bánh gio, thịt vịt sẽ “diệt” được “sâu bọ” trong người, mang lại may mắn, hạnh phúc.

Tết Đoan Ngọ là ngày 5.5 Âm lịch hàng năm. Cùng điểm danh bốn món ăn cổ truyền trong ngày tết này ở cả ba miền đất nước:

Rượu nếp không thể thiếu của miền Bắc
Trong ngày tết giết sâu bọ ở miền Bắc, thứ không thể thiếu và bán chạy nhất chính là rượu nếp (miền Nam gọi là cơm rượu). Đây là loại đồ ăn có cồn không qua chưng cất, được chế biến từ gạo nếp theo cách dùng gạo đồ chín thành xôi, để nguội và ủ với men rượu.



Trước kia, người ta thường dùng gạo nếp cái hoa vàng để làm rượu. Gạo không xát sạch vỏ mà còn lớp cám bọc bên ngoài gọi là gạo lứt. Ngày nay, bên cạnh rượu nếp trắng còn có rượu nếp cẩm làm từ gạo nếp cẩm có màu tím than, được nhiều người rất chuộng.
Trong ngày tết Đoan Ngọ, người miền Bắc thường mua rất nhiều rượu nếp về để thắp hương và sau đó chia cho cả nhà cùng ăn. Người ta tin rằng, ăn rượu nếp (nhất là lúc bụng còn đang đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người “say” mà chết đi. Tuy nhiên, bạn cũng đừng tham cái vị ngọt lử của nếp mà ăn nhiều kẻo mình lại… say trước sâu!
Bạn cũng có thể “biến tấu” rượu nếp ăn với sữa chua tạo thành sữa chua nếp cẩm hay sữa chua nếp cái hoa vàng rất hợp với xu hướng bây giờ.

Bánh gio truyền thống của miền Trung và miền Nam
Khác với người miền Bắc, từ khu vực Nam trung bộ trở vào, trong ngày tết Đoan Ngọ, trên mâm cúng gia tiên không thể thiếu món bánh gio (hay nhiều nơi gọi là bánh bánh ú tro). Loại bánh này làm rất cầu kỳ và đòi hỏi tay nghề cao.



Đầu tiên là khâu chọn củi để lấy tro. Thông thường những loại củi của các cây như đước, mắm sẽ được đốt lấy tro than vì chúng có vị mặn. Món bánh này muốn tới ngày tết làm thì trước đó khoảng 1 tháng, người ta phải ngâm tro than vào nước, ngâm càng lâu thì màu vàng càng đậm. Sau đó trước khoảng 2-3 ngày gói bánh thì ta ngâm gạo nếp vào.
Ở miền Bắc cũng làm khá nhiều loại bánh này. Tuy nhiên, ta lại thường thấy nó xuất hiện vào mùa thu hay mùa gặt nếp mới. Cách ngâm gạo và gói bánh cũng có nét khác biệt nhất định. Người miền Nam Trung Bộ trở vào thường lấy lá tre to cỡ ba đốt ngón tay để làm vỏ bánh. Bên trong bánh thường là nhân mặn hoặc ngọt. Bánh được gói theo hình “kim tự tháp”.



Còn người miền Bắc thường gói thuôn dài. Bánh gio của người miền Bắc thường không có nhân và được chấm với đường hoặc mật ong, mật mía. Còn bánh ú tro của người miền Nam Trung Bộ trở vào thi có nhân ngọt (thường là đậu đỗ trộn đường nặn tròn hoặc nhân mặn có thêm thịt heo phía trong).
Món bánh ú tro được bán rất nhiều tại các chợ trong ngày mồng 5.5 Âm lịch. Đây là món bánh để cúng ông bà, tổ tiên ngày tết truyền thống này.

Vô vàn các loại hoa quả
Tết Đoan Ngọ trùng vào dịp vào hè. Sau một mùa đông dài, một mùa xuân đâm chồi nẩy lộc, mùa hạ tới mang đến bao thứ hoa quả tới mùa thu hoạch. Tại miền Bắc, đó là vải thiều Thanh Hà, đó là mận Mộc Châu, rồi xoài, chuối, doi,…





Miền Nam thì đúng là thiên đường của hoa quả với đủ thứ như chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, hồng xiêm, dưa hấu, trái bơ…



Trong đó, ở miền Bắc, quả mận được nhiều người ưa chuộng nhất vì nó có vị chua mà theo quan niệm xa xưa có thể “diệt” được “sâu bọ” trong người.

Thịt vịt đắt hàng
Thường thì người ta kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng. Tuy nhiên, tới dịp tết Đoan Ngọ, thịt vịt lại vô cùng đắt hàng. Ngay từ đầu tháng 5 âm lịch, khắp các chợ đã bày bán thịt vịt để chuẩn bị sẵn cho ngày tết này.
Theo kinh nghiệm của ông cha ta, sở dĩ thịt vịt được ưa chuộng là do vào tháng 5 Âm lịch (lập hạ), tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương.



Mùa hè cũng là mùa gặt, nên vịt được ăn no, thịt dày, béo. Trước kia, khi chưa có những nạn dịch cúm thì món tiết canh vịt được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng nay, để đảm bảo vệ sinh và phòng ngừa bệnh tật, các món vịt thường được chế biến kỹ.
Ở miền Bắc, trong mùa hè ngoài các món vịt truyền thống còn có món vịt om sấu cực kỳ ngon và dễ ăn. Sấu cũng là thứ quả đặc trưng chỉ có ở miền Bắc, chỉ cần khéo léo một chút, thêm vài ba lạng sấu vào nồi nấu vịt, ra được món vịt om thanh mát, bổ dưỡng, ăn kèm với bún.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến các món như vịt luộc, vịt hấp, vịt nướng, vịt rang me…. Phần cổ cánh có thể nấu thành nồi cháo vịt ăn cũng rất đã.

Theo Ihay



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi 4 món ăn không thể bỏ qua trong dịp tết Đoan Ngọ

Những Bài Đã TìmCách làm xôi khúc đậm đà hương vị truyền thống Hé lộ trang phục truyền thống của Phạm Hương tại Hoa hậu Hoàn vũ - Bánh truyền thống Cách nấu hoành thánh - món ăn truyền thống Trung Hoa với hương vị độc đáo Học cách mẹ châu Á dạy con về Tết truyền thống - Bánh truyền thống Các loại mứt ngon không thể thiếu của người miền Nam Hướng Dẫn Cách Làm Món Thịt Đông Cổ Truyền Hướng dẫn Cách làm Xôi Gấc món ăn cổ truyền của người Việt Nam Hướng dẫn làm bánh Modak Ấn Độ nhỏ xinh thơm ngon Cách làm canh Miso Nhật Bản truyền thống Làm mochi truyền thống Nhật Bản đúng điệu Hương vị cổ truyền trong bánh trôi và chè lam - MN25669 Hương vị mì 3 miền truyền thống cho gia đình hiện đại Huỷ toàn bộ show "đếm ngược" truyền thống đón năm mới vì sợ thảm họa giẫm đạp - Bánh truyền thống Kem trứng - món tráng miệng truyền thống của mùa Giáng Sinh SALAD TRỘN SỐT MẺ- MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG KẾT HỢP HIỆN ĐẠI Khám phá những cửa hàng rắn truyền thống ở Hồng Kông - Bánh truyền thống Khoe tài đảm đang với món bún thang cổ truyền Khởi động mùa Trung Thu với bánh dẻo tuyết ngon đẹp - Các loại bánh khác Ba món ăn truyền thống vắng bóng trong mâm cỗ Tết hiện đại Lạ miệng món chè khúc bạch tại Hà Nội

sushi sốt mayonnaise ngũ cốc cach chua khoai mà Gà chiên mắm snack khoai lang chiên dưa muối chua sinh to cam sua Đặc sắc thỏ nướng rượu vang canh ca bánh quy nhân cach lam sua bap non sườn sốt bánh gạo chawanmushi Trổ tài làm chả ốc cực ngon ca ri An cach lam ga xao cay trứng cuộn pho mát củ cải nhồi tôm giò que oc lac xao cay mon nong cach nau lau nam Ăn Vặt Hầu rán xổi Thơm ngon chả ốc nướng lá chuối lau nam Ăn bánh xèo nóng giòn Quảng Ngãi giữa Ăn gì để bớt nóng lau nam bo cat heo marshmallow khoai tay lac Ăn gì để giảm cân khi bị đau dạ dày cach lam tep moi làm kem ngon mon lau ngon lau nam hai san thói quen ăn uống của người hàn quốc nam xao sa ot lau nam ngon quán ăn sáng nhà xinh bánh cuốn hải sản Ăn gì cho làn da mượt mà trai cay thom ngon lam cha bong cu sen nhoi com mat ong mè đen ca dia nau chua cheesecake trà xanh Ăn gì hôm nay lau chay Tempura rau cu xôi lạc nam ga cheesecake chanh dau tay xoai ngam mam ot Dùng sÅ a chua lẩu lẩu chay mùa Vu lan nấm củ cải ga xao quả mít nước chanh xoài nuoc chua Lươn goi tom dat coke Sườn ram Coca Cola rau câu cầu vòng Vô vàn món ngon từ cá chạch quÃƒÆ xào nấm thit ba chi tắc cơm cuộn cá hồi trứng tôm sack củ cải trắng chiều hăn heo nấm rừng lá quế thực phẩm cải bó xôi dâu cá cuon thit cách làm đậu phụ trứng bánh cà rốt sốt chua ngọt m Khau tiện thit chó cÃƒÆ nuc cach lam thit bo kho nghêu hấp mì gói xào sa tế bo xien nuong thuc an quả bơ thịt bò ngâm giấm ga nuong tieu xanh cach lam bo nuong kieu nhat bánh bò bông Cải chua Béo như sò méo Lăng Cô cá hap Cà trắng canh cua bánh gạo nhân tôm đậu xóc mè hoa tai súp cá chè đậu ngự nấu Đậu hũ món ăn chay ấp ủ bao ân tình tu lam bo kho chay đường phèn nấu củ năng oc len màu canh ga nuong tuong cac mon bun vịt nấu củ sen nấm suon nAU CHUA NGOT Những mẹo vặt bỏ túi về chế độ giò chả banh cuon thom ngon huong dan lam sua bi do truyền