Mâm ngũ quả thể hiện đạo lý thiêng liêng uống nước nhớ nguồn. Mỗi miền có một cách bài trí và bày biện khác nhau. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ
Ý nghĩa và cách bài trí mâm ngũ quả lộc lá cả năm



Mâm ngũ quả thể hiện đạo lý thiêng liêng uống nước nhớ nguồn. Mỗi miền có một cách bài trí và bày biện khác nhau.

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.

Tuy nhiên, trên thực tế, ở mỗi một vùng miền, người ta lại có những cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau.



Mâm ngũ quả gồm 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc. Ảnh: Internet.

Mâm ngũ quả đặc trưng của ba miền

Miền Bắc

Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.

Miền Trung

Ở miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

Nhìn chung mâm ngũ quả bày trên ban thờ không cần nhiều về số lượng. Tất cả chỉ cần gọn gàng và sạch sẽ, vậy là đủ.

Miền Nam

Nếu như người miền Bắc, nải chuối xanh thường ít thiếu vắng trên mâm ngũ quả thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi" thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…

Mâm ngũ quả người miền Nam thường  mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên "cầu vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ sung".

Lưu ý khi bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở người Bắc vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Ngược lại, miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).

Ý nghĩa từng loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết



Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau. Ảnh: Internet.

- Bưởi: phúc lộc, viên mãn

- Thanh long: rồng mây hội tụ

- Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực

- Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng

- Mãng cầu: cầu Mong mọi điều như ý

- Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc

- Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt

- Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống

- Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người

- Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở

- Dừa: viên mãn

- Xoài: tiêu xài không thiếu thốn

- Quất: sung túc, lộc lá

- Đào: sự thăng tiến, danh lợi.

Tuy mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, song việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu Mong cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Cho dù sinh sống ở phương trời nào, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.

Trần Quỳnh tổng hợp


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Ý nghĩa và cách bài trí mâm ngũ quả lộc lá cả năm

Nui chiên trứng sôcôla gà nấu với tỏi com chien cha ca ngon Cá chiên việt ngán biển nướng mỡ hành chè đậu xanh nấu nước cốt dừa Thơm mãi vị chả cá Lã Vọng cach cá linh nấu bông điên điển bánh quy gừng cách làm mứt bí đao mỡ sởi cổ truyền rau má diếp cá ca cừu trám bò xào dưa leo mực bạch tuộc nướng bánh việt xôi dừa sầu riêng đậu xanh Thiên công thức sữa chua dẻo nướng cánh gà với lò vi ba đồ cho mẹ bỏ đi Món ăn có ích cho người bị viêm gan bò xào nấm linh chi Hầm Giảm mà t nui xao ca hoi thom ngon Nhấm nháp món ăn nhẹ ở quầy bar mocktail Bình Luộc nấu phở bò lúng cach lam ca bong thit heo Trai chiên cay Lẩu cháo cua đồng thơm ngon dễ ăn chủ nhật Tía tô giấy tổ 4 món đặc sản nổi tiếng quê nhà khoai củ luộc Chạch Mien GIà nhiệt lagu bánh mì bánh mì chảo xúc xích Hằng MT lẩu chó ca kho thom ngon thị những món xào ngon Mực xào rau củ ngao Miến gà cách làm trà sữa trân châu sushi thit nuong xa xiu ngon Xuà công thức cơm chiên kim chi cải thảo salad mắm nêm soi làm thịt bò khô từ thịt lợn cach lam rau cu xao tieu mi Nhat Ban dÃƒÆ n banh oc que khoai lang luoc nấu canh dưa hồng với chả cá nem bì heo tối nay ăn gì bình hoa mut mo tẠDoi sùp che hoa qua miến xào trứng và rau củ Coc nam mỹ đoàn Chư Lam banh mi xôi huong dan nau che dau xanh Giải Nhiệt 7 món canh tráng dương mùa hè ưa pha nước cách làm trứng muối khô cai nau đãi xa món ăn kiểu ấn lÃÆo Tàu hủ náu lảu cơm tôm ot chuong nem chay rán tôm hấp sả cach lam xoi mit diên Kiệt tác bánh ngọc nhật Wagashi tự làm hạt hướng dương tẩm gia vị ổi chon Hấp dẫn bữa ăn sáng giảm cân với súp món ngon dễ làm Chả trứng vịt muối thịt viên bí đỏ sốt cà chua cách muối cà pháo bánh xèo nhân kim chi nấu chè khúc bạch khô mực Thịt Heo chien sa Pasta tôm hấp mướp Mẹo dùng các loại lá gia vị tom thit bam Đậu Hủ Canh đậu phụ nấu trứng