Cùng tìm hiểu những điều thú vị quanh trà - thức uống vô cùng phổ biến nhưng không kém phần tinh tế trên khắp thế giới.
Vòng quanh thế giới xem 1001 cách uống trà độc đáo (p.1)

Trong câu chuyện kể ở Trung Quốc, vào một ngày kia, trong khi vua Ngũ Cốc Tiên Đế đang đun nước uống thì có cơn gió bất ngờ thổi mạnh qua. Cơn gió này mang theo cả những chiếc lá trà, và chúng vô tình rơi vào ly nước nóng của vua. Ngài uống thử, bất ngờ trước hương vị mà lá trà tạo ra, từ đó sinh ra tập tục uống trà.
Đây chỉ là một trong số muôn vàn giai thoại về sự ra đời của trà, và đến nay, người ta vẫn chưa thể biết chính xác được trà được phát hiện ra như thế nào. Trải qua một thời gian dài cho đến hiện tại, tục uống trà đã trở thành một phần văn hoá ở rất nhiều nước. Hãy cùng tìm hiểu những cách uống trà độc đáo trên khắp thế giới nhé!
1. Nhật Bản:

Hẳn bạn đã không xa lạ gì với loại trà xanh matcha của Nhật Bản rồi nhỉ. Nghi lễ uống trà của Nhật lấy việc chuẩn bị sẵn làm trọng yếu, như trong các thao tác chuẩn bị sẵn, mời trà và uống trà.

tra-1-c0d03

Hãy cùng xem người Nhật chuẩn bị sẵn nghi lễ uống trà như thế nào nhé!



2. Ấn Độ:

Đối với người Ấn, trà không chỉ là một thức uống mà còn được xem là một loại thuốc chữa bệnh. Một trong các loại thức uống phổ biến của Ấn Độ là trà "masala chai", pha từ trà đen đậm của Ấn và được ướp nhiều loại gia vị như quế, nhục đậu khấu hoặc gừng.

tra-2-c0d03

3. Vương quốc Anh:

Ở Anh, việc uống trà đã trở thành một thói quen vô cùng phổ biến. Người Anh thường uống trà với sữa, hoặc uống trà đen với chanh. Thông thường, người Anh uống trà trong những chiếc cốc to có tay cầm cho tiện lợi, nhưng trong các dịp đặc biệt hơn, người ta lại quay về sử dụng tách ấm truyền thống.

tra-3-c0d03

4. Thổ Nhĩ Kỳ:
Với người Thổ, trà là một thức uống gây nghiện. Trà Thổ có tên là "çay", là loại trà đen, được phục vụ ở khắp nơi và trong hầu như tất cả các bữa ăn. Món trà nóng thường được dọn ra với 2 viên đường nhỏ và một chiếc thìa con để khuấy. Trà được đổ vào ly thuỷ tinh có hình hoa tulip và lót bằng một chiếc khay nhỏ.
tra-4-c0d03

5. Tây Tạng:
Trà bơ "po cha" là thức uống đặc trưng cho Tây Tạng. Thức uống này được làm từ một loại trà đặc trưng được pha trong thùng gỗ, kết hợp với muối và bơ. Đúng như tên gọi, trà bơ là loại thức uống chứa rất nhiều năng lượng nên thường được tiêu thụ bởi những người du mục. Trung bình, các du mục phải uống khoảng 40 cốc trà một ngày.

Theo tục người Tây Tạng, khách phải uống trà theo từng hớp, cứ sau mỗi hớp thì người mời trà lại đổ đầy trà vào cốc. Do đó nếu không muốn uống, khách nên để nguyên cốc trà cho đến khi về, sau đó uống cạn cốc.

tra-5-c0d03Xem cách pha trà bơ của Tây Tạng

6. Ma rốc:

Ở Ma rốc, trà bạc hà được xem là thức uống quốc gia, và luôn có mặt trong những buổi gặp gỡ. Món trà bạc hà Ma rốc độc đáo đến mức nhiều khách du lịch đã đến quốc gia này chỉ với mục đích uống trà. Ở Ma rốc, quá trình chuẩn bị sẵn trà được gọi là atai, và người mời trà thường chuẩn bị sẵn luôn thức uống ngay trước mặt khách.

tra-6-c0d03

7. Hồng Kông:

Người ta hay gọi đùa món trà sữa Hồng Kông là "trà sữa tất chân", do món trà này thường được đun trong những chiếc túi lọc có màu giống... tất chân. Trà sữa Hồng Kông thường rất mịn và bông như kem do được pha với sữa đặc có đường.

tra-7-c0d03

8. Đài Loan:

Trà Ô Long là loại trà được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất ở Đài Loan. Với tên gọi vui là "món rượu sâm panh của các loại trà", Ô Long là một trong những loại trà được đánh giá cao bởi những người sành uống trà.

tra-8-c0d03

9. Cô-oét:

Không cầu kỳ như Nhật Bản hay độc đáo như Tây Tạng, trà ở Cô-oét chỉ là món trà nóng, người ta thường hay pha kèm với bạc hà hay nghệ tây để tăng thêm hương vị.

tra-9-c0d03
10. Nga:

Việc uống trà ở Nga đã được bắt nguồn từ rất lâu. Do đặc điểm thời tiết lạnh, người Nga đã xem việc uống trà như một truyền thống của quốc gia, và món trà Nga cũng trở thành một phần văn hoá nước này. Trà Nga thường được nấu trong những chiếc ấm samovar kim loại, được thiết kế cầu kỳ và đẹp mắt.

tra-10-c0d03
11. Pakistan:

Nếu may mắn được đi một phiên chợ ở Pakistan, bạn sẽ được thấy cảnh những người bán hàng uống trà ngay từ vòi. Trà ở Pakistan có tên gọi là chai, đất nước này cũng là một trong số mười quốc gia nhập khẩu trà lớn nhất thế giới. Nói thế cũng đã đủ để bạn tưởng tượng được tầm quan trọng của thức uống này trong đời sống người Pakistan rồi nhỉ?

tra-11-c0d03
Tổng hợp & BT:

Về Menu

trà văn hóa ẩm thực pha trà Kitchen

rau cu nam linh chi dau phu sua ngon nui đút lò khóm Nấu súp bánh mì bọc kem chiên cach lam ga vien nuong xot chua ngot xe ẩm thực Đà nẵng siro trái mận cách may váy cach lam xoi hat de canh rau ngót bánh khoai tây rán canh giò nấu xà lách hành muối tốt cho tiêu hóa bánh nho Mu ắng bánh mì kẹp Banh quy mat ong ngon gỏi xoài tôm khô cach làm xoi gac vムkhoai tây viên chiên giòn Nộm băp chuối Thịt xá xíu phục tai nghe Nhớ banh dui ga lẫu hải sản cà chim banh troi ngu sac hau chien trung cà trê món ăn lạ ram Cơm tấm bắp cải trộn bắp chuối chiên khoai nghiền Cach nau Banh canh MÓN pa tê gan bò cuốn phô mai cach lam ruoc kho bò viên luộc khoai gà kho coca cola quyến Diệu Kim Đùi gà nướng ngũ vị hương cua chien gion dạ dày hầm cách làm ếch om khoai tây cha dau thit Trứng cá hồi phồng Ca ri bun gao tom hap dau hao ngon Nấu cơm cach lam ca ri bun gao Cach lam cua salad cà măm mì xào thịt bò khổ qua xào 200 náu lảu mướp xào xưởng úc banh phu the gia vá Cach nau xoi vo ga cach lam dua kieu hai phong">cach nau banh da hai phong cach cuon cha gio rong bien banh tao que ngon cach nau banh canh ghẹ tart mướp xào cupcake phô mai cánh gà rang sả canh mang nau suon mon mien bac cach lam snack rong bien sườn non rim banh bao sua dua mẹo mở đồ vật Chúng mình cùng học cách trang trí bánh cach nau chao bap bo cach lam nem nuong tai nha ca ngu kho tối nay nhà mình ăn gì Bánh trung thu deo che bap ngon óc len xào dừa và chanh cach lam che bong cau sốt cam 同行龙 chè khoai sọ bột báng thịt cuốn cá rô phi kho phở ga đề lăng nhồi thịt nuoc ngoai Cách làm giá b² sandwich cheese làm cocktail mojito khoai nghiền chiên nhà xinh GiÒ Những món ngon halloween siro tắc chưng đường cach lam sa ke ran vung