Không phổ biến như các loại bánh truyền thống khác như: bánh trưng, bánh lá…, bánh mật được người Vĩnh Lộc - Thanh hóa làm trong những ngày lễ, tết lớn
Vị quê trong bánh mật xứ Thanh



Không phổ biến như các loại bánh truyền thống khác như: bánh trưng, bánh lá…, bánh mật được người Vĩnh Lộc - Thanh hóa làm trong những ngày lễ, tết lớn hoặc làm quà cho người ở xa về. Bánh có vị ngọt mát của mật, dẻo của gạo nếp, vị thơm của đỗ và đậm đà tình quê.

Muốn làm bánh mật ngon trước tiên phải chọn được loại gạo nếp thơm, (bột gạo quyết định đến 50% hương vị của bánh). Gạo nếp được xay khô cho thật mịn (bột càng mịn thì bánh càng dẻo), sau đó đổ mật vào trộn thật đều với bột, phải Lưu ý bàn tay nhào bột thật khéo, để bột không quá loãng hoặc quá khô, bánh cũng sẽ ngọt, nhạt không đều.



Tiếp đó là chuẩn bị sẵn nhân bánh, đỗ xanh (còn nguyên hạt hay đã tách đôi đều được) ngâm nước đến khí tróc vỏ, rồi mang ra đãi sạch, sau đó cho vào nồi nấu như nấu cơm, thêm ít muối để nhân đậm đà. Nhân chín, đem ra cối tay giã thật nát, cho mật trộn thật đều, để màu nhân cùng giống với màu bánh.

Lá gói bánh thường phải là lá chuối khô, được xé đều, lau chùi sạch sẽ, và xếp lại thành cặp, để khi gói không mất thời gian xắp lá. Để chiếc bánh giữ được thời gian lâu và có mùi thơm đặc trưng thì lá chuối phải để khô tự nhiên, hạn chế dùng lá chuối hơ lửa, vì sẽ làm bánh dễ hỏng, có mùi khói, mất đi hương vị tự nhiên.

Xong phần nguyên liệu, là đến công đoạn gói bánh, nặn bột thành hình tròn (to nhỏ tùy theo chủ ý người làm), sau đó miết lại để có độ lõm ở phần giữa, dùng thìa cho nhân vào giữa vỏ bánh, gấp lại nhẹ nhàng, sao cho vỏ bánh được hàn kín, hạn chế để hở nhân, nếu không bánh dễ bị thiu. Tiếp đó, đặt bánh vào lá chuối, cuộn tròn và lăn lại để bánh có hình dài như quả chuối ngự, dùng dây buộc hai đầu cho kín, để nước không vào được trong bánh.

Bánh gói xong bắc lên bếp, đồ cách thủy, Lưu ý giữ lửa đều hai bên để không bị sống góc.Theo kinh nghiệm đồ bánh dân gian thì, trước khi luộc bánh thắp một nén hương, khi hương cháy hết thì bánh chín.

Bánh mật thường để nguội mới ăn, người ta buộc bánh mật treo lên dây cho ráo nước, đợi bánh nguội hẳn thì bóc ra, cắt từng khoanh như giò. Khi ăn có vị ngọt mát của mật, vị dẻo của gạo nếp, vị thơm của đỗ và đậm đà của hương vị quê hương.

Bài và ảnh Trọng Nguyễn



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Vị quê trong bánh mật xứ Thanh

canh rau bí nấu tôm kem oreo Món Kho ca Dau nanh bun goi da rau mà những món canh ngon bún chân giò cà om thịt ba chỉ cách nấu cháo chất liệu cotton nấu lẫu mắm Tàu hũ mon chien kẹo bạc hà dẻo lam nem chua Mướp đắng kem cà mang xao thom ngon bánh ý Ot chuong là m sushi cach lam nom chay Truffle cách làm bánh kem khoai tây chiên thịt xông khói bếp an chay kết hợp mẹo làm bánh ngũ cốc kem khoai mon vịt quay xao thịt tôm sốt xì dầu nau tom rau qua món nướng mì ý cá hồi mang vit Thit bo xao cá thác lác cua thịt thit xao rau cu ngon bânh xèo nước ép dứa và dưa leo chân gà chiên mặn Bí ngô Mì ga BANH BONG LAN vàng uom canh mướp sushi kho giò bò Banh man Rượu bun tom miẠnước chấm mặn mì ý chiên giòn lẩu riêu qua đu đu rau cu qua su hào xào tim heo ngam man nuoc man ngam xíu mì ý hải sản đồ chơi vân Bang mi mì ý rau củ miền bắc Marshmallow Các món ăn ngon ở Đà Lạt phở bò tái banh pia Hạnh nhân bánh rau củ chiên giòn rau cu qua Giò Thiên đu đủ xào tép đồng bông cải xanh dịch bông cải xanh da Xào mang tay Bánh cacao làm mì ý sốt bí ngòi và tôm gỏi bò cách làm nộm bò mì ý sốt bắp mì ý sốt cà cà bung Tips 3 cách tách hạt lựu nhanh gọn cach lam sua chua trai cay quà valentine mì ý sốt cua hoc nau an bach tuoc luoc la oi xoi vo hat sen mì ý sốt ngao cơm nếp thuc don hang ngay mì ý sốt phô mai phở nau nam huong nau ngu vi mì ý sốt tôm tươi mì ý sốt thịt xông khói lá chanh mì ý sốt xúc xích kẹo mì ý trộn mì ý trộn nước sốt cải xoắn canh chuối tôm tươi cach che bien heo luc lac Đồng ngắm mì ý trộn tôm phô mai MÃÆm mì ý xào hải sản sốt bơ chanh mì ý xào nghêu Cách làm bánh nếp ºc mì ăn liền