Chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất đều là những chất cần bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày để duy trì sức khoẻ cơ thể, chống lại bệnh tật. Vai trò dinh dưỡng của các chất trong bữa ăn
Vai trò dinh dưỡng của các chất trong bữa ăn

Nếu như chất béo (lipid) và chất bột đường (glucid) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể thì chất xơ (cellulose), vitamin và chất khoáng cùng các nguyên tố vi lượng đóng vai trò đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển toàn diện cho cơ thể. Hiểu rõ vai trò các chất dinh dưỡng sẽ giúp bữa ăn của bạn đầy đủ và khoa học hơn. 

Glucid - nguồn năng lượng chính của cơ thể

Glucid là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng chính cho mọi hoạt động của cơ thể, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khẩu phần ăn, có vai trò chuyển hoá quan trọng. Glucid còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên các tế bào mô, cơ, phần dư được dự trữ dưới dạng lipid còn được gọi là mỡ. Ngoài công dụng chính là đảm bảo nguồn năng lượng, glucid còn tham gia vào việc cấu tạo nên vật chất quan trọng của cơ thể như mô tế bào, tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh, phòng tránh nguy cơ bị xơ vữa động mạch, duy trì hoạt động chức năng thần kinh trung ương. 


Thành phần chính của glucid là đường, do đó tốt nhất nên dùng glucid phức hợp có chỉ số đường huyết thấp. Đặc biệt đối với người mắc bệnh đái tháo đường, việc sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, từ đó làm giảm nguy cơ phát bệnh. 

Phân loại chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết cao: >=70%

Chỉ số đường huyết trung bình: 56-69%

Chỉ số đường huyết thấp: 40-55%

Chỉ số đường huyết rất thấp: <40%

Chỉ số đường huyết của thực phẩm không thể tính trước được do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thành phần chất xơ, quá trình chế biến, thành phần chất béo và đạm trong thực phẩm. Thực phẩm có nhiều chất xơ, đặc biệt là xơ hoà tan có chỉ số đường huyết thấp. Do đó, trong chế độ ăn uống cần phối hợp hài hoà các loại thức ăn khác nhau để đảm bảo nguồn năng lượng và dinh dưỡng cần thiết mà không bị thừa đường. 

Chất xơ - Phương thuốc phòng bệnh hiệu quả

Có thể hiểu chất xơ trong thức ăn là những phần ăn được của thực vật hoặc chất tương tự carbohydrate, không tiêu hoá và hấp thụ được trong ruột non người, nhưng bị lên men một phần hoặc hoàn toàn trong ruột già. 

Tuy chất xơ không sinh năng lượng như các chất bột, đường, đạm và béo nhưng nó có vai trò rất quan trọng. Chất xơ có khả năng thẩm thấu nước, kích thích nhu động ruột non, ruột già, kích thích tiêu hoá nên chống táo bón hiệu quả. Chất xơ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngừa những bệnh về tim mạch và tiểu đường, vì nó giúp loại bỏ cholesterol khỏi máu, giúp cơ thể giảm hấp thụ mỡ và cholesterol từ thức ăn, chống xơ vữa động mạch. 

Lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thể làm tăng cảm giác no, giúp lưu giữ thức ăn ở dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu hoá tác dụng với thức ăn dẫn đến làm chậm tốc độ tiêu hoá, giúp giải phóng glucose vào máu đều đặn và từ từ, nhờ đó có thể kiểm soát glucose máu, đồng thời có tác dụng giảm hấp thu chất béo, rất tốt cho những ai muốn béo hoặc muốn kiểm soát cân nặng. 

Cũng bởi những tác dụng trên mà chất xơ được khuyến cáo sử dụng nhiều trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Ngoài ra, chất xơ còn có khả năng ngừa ung thư, viêm ruột thừa, loét tá tràng, viêm túi mật...

Vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng và chất chống oxy hoá

Vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng và chất chống oxy hoá chỉ chiếm một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Nếu bị thiếu hụt một trong các chất trên sẽ khiến cơ thể giảm khả năng miễn dịch hoặc dẫn tới việc bị mắc một số bệnh. 

Có rất nhiều loại vitamin khác nhau trong cơ thể, vitamin A, B, B1, B6, C, D, E... mỗi loại có vai trò khác nhau. Chẳng hạn, vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, chống lão hoá, phòng ngừa ung thư. Thiếu vitamin A, da và niêm mạc sẽ bị khô dẫn đến dễ nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắt khô, gây nhũn giác mạc, rồi gây mù. Vitamin C cần thiết cho sự phát triển bình thường của các mô liên kết như sụn, xương, răng, cho sự bền vững của mao mạch và của da. 

Các chất khoáng và vi khoáng là một nhóm các chất cần thiết không sinh năng lượng nhưng có vai trò dinh dưỡng rất đa dạng và phong phú. Chất khoáng đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo hình của các tổ chức xương và tổ chức mềm. Các muối photphat và cacbonat của canxi, magiê là thành phần cấu tạo xương, răng. Khi thiếu canxi, xương trở nên xốp, mô liên kết biến đổi, gây còi xương ở trẻ em. 

Các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của các chất chống oxy hoá đến quá trình xơ vữa động mạch là có thể giảm từ 20-40% nguy cơ bệnh mạch vành. Chất chống oxy hoá có nhiều loại, trong đó, những chất chống oxy hoá hàng đầu bao gồm vitamin E, vitamin C, B6, B12, Folat, Beta- caroten...

Chế độ ăn như thế nào?

Mức độ glucid lý tưởng trong bữa ăn là khoảng 55% năng lượng. Nguồn glucid chủ yếu có trong thực vật như ngũ cốc và hạt họ đậu, ở động vật chủ yếu có trong gan, sữa; song tỉ lệ không nhiều. Nên ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột, đảm bảo duy trì sự ổn định của đường huyết. Hạn chế các thức ăn đường đơn, vì có thể sinh bệnh béo phì, bệnh tim mạch.

Nên đảm bảo 20-35 gram chất xơ/ngày hoặc 10 gram chất xơ/1000kcal. Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng: lượng cellulose trong rau chiếm khoảng 0,3-3,5%. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên tiêu thụ tối thiểu 300 gram rau/người/ngày và bổ sung thêm khoảng 100 gram quả chín. Ngoài ra, ăn nhiều rau quả còn đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

    Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lam Món ngon
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

mứt ăn bánh mì cà tim xao salad với rau dớn bo xao cai chua cach lam ga kho cay Tây Nam Bộ cach lam banh deo trung thu cách làm cá rô phi sốt cà chua công thức canh măng chua chả cá cá kho dưa cải gà cháo gà gà Hằng MT tần cách nấu hu tiếu nam vang lam keo dau phung súp cu trà hồng trà trà đen trà xanh tiểu Đất sét trà i Chawanmushi bánh mì kẹp hành Rau câu sô cô la cho bé Thái Chả tôm dâu chuố xayi hat canh giá cá cơm tưới pudding tàu hũ Sửa chua cac mon an viêt cách ướp sườn nướng banh xe dap chè mít Chè mít sương sa hạt lựu lạ Khó dễ làm khoai tây rán trứng cách làm bún ốc ngon mỳ gà bánh beo go i lươ i heo chua ngo t tự may váy cach lam bi heo đỗ trắng khoai chiên phồng Làm muối tây ninh cách làm sushi sườn om dứa chua ngọt canh cua nấu mướp hương món ngon Tuyết Nguyễn Chè củ sen nhãn nhục chè khoai tây Bánh nep quất ngâm muối Quất ngâm muối giải Nem chay Đổi vị với nem chay thơm mùi cơm nắm đa sắc trọng Cong Thuc Lam Banh Cong cach lam sen hap thap cam thùng ca cÃ Æ banh la dua nhan dua cá ngừ cà tím ngư hương Cà tím ngư hương cach lam com rang thit xong khoi Cún Khang Thơm ngon bánh bò men cơm Là m bà nh nấu chè hạt sen đậu ván muc xao chua cay tự làm bánh cuốn nộm mực xoài xanh Hướng dẫn cách bày hoa quả sinh động sinh tố thạch dừa xoài chè rau củ đậu phộng công thức bánh trứng chè khoai đậu xanh chả gà đậu phụ vị táo sandwich op la ngon banh cupcake dua già ng mắm kho miếng cach lam banh da ke hoành thánh nhân tôm cach lam banh mi hanh món chè Chè ngô ngon ngọt dễ làm há cảo nhân thịt làm bánh giò như thế nào Làm bánh giò quả vải Nhat sua chua dam chè bí đậu xanh tự làm sốt mayonnaise bánh nhúng cach lam banh mi khoai lang sức com dua ngon dè mực món kho Tôm kho trứng cút lão hóa nha đam lô hội làm đẹp sức cá rô nướng cay trò mè đen công thức bánh tart trứng cá mú thit kho tau chay Bun thit nuong bò xào giá BÍ QUYẾT LÀM TƯƠNG CÀ CỰC NGON hen xuc banh trang bột trà mồng bánh trứng thịt lợn goi sua Coca am thuc han quoc mì gói bọc khoai tây chiên mi xao thit basa canh măng cách làm sữa chua spaghetti rau cu ngon cupcake nhân trái tim cá nục hấp cá nục kho