Rượu men lá hay còn gọi là rượu Kiên Thành, tuy không được nhiều người biết tới như rượu làng Vân (Việt Yên), rượu Kim Sơn (Ninh Bình)... nhưng ai đã một
Thưởng thức rượu men lá của người Nùng



Rượu men lá hay còn gọi là rượu Kiên Thành, tuy không được nhiều người biết tới như rượu làng Vân (Việt Yên), rượu Kim Sơn (Ninh Bình)... nhưng ai đã một lần được uống đều không bao giờ quên.

Ở Lục Ngạn (Bắc Giang), nghề nấu rượu không biết đã có từ bao giờ, nhưng trải qua bao năm tháng người Nùng nơi đây vẫn giữ được bí quyết tạo nên hương vị của thứ rượu men lá đậm đà hương vị núi rừng.

Men để nấu rượu Kiên Thành được chế từ 3 loại lá rừng và bột gạo. Loại lá quan trọng nhất, có thể riêng nó ngào trộn với bột gạo cũng cho men nấu được rượu; tiếng Nùng gọi là giá pèng.Lá này hình bầu bầu như lá mít nhưng nhỏ hơn, bằng khoảng ba ngón tay, có một lớp lông dày như kiểu lông trên cánh con nắc nẻ, màu vàng sẫm gần với màu vàng cháy hay nâu nhạt, có ánh kim rất đặc trưng.

Người ta phải đi vào tận rừng sâu mới hái được lá giá pèng. Lá giá pèng hái về phơi khô có mùi thơm nức, giã thành bột mịn rồi đem ngào trộn với nước và bột gạo, nặn viên, đem ủ thành men, làm khô, cất đi để nấu rượu dần. Đây là rượu bình thường; muốn rượu có hương thơm đặc biệt và uống vào dịu mát thì phải thêm vào men hai thứ lá nữa.

Cây thêm vào làm men cho rượu có hương thơm tiếng Nùng gọi là nhàn đăm, gần giống cây cải dại, lá cũng to chừng ba đầu ngón tay, có ngồng, ra hoa màu vàng. Đặc biệt là cây nhàn đăm ra rất nhiều rễ màu trắng, mọc thành chùm có tới hàng trăm, vì vậy mà nó còn mang tên là cây trăm rễ.

Loại lá thêm vào men cho rượu uống vào dịu mát tiếng Nùng là lá cây ẹt nắm. Cây này thường mọc trên những hòn đá ở dưới suối, có lá dài như lá cỏ tranh. Cả hai loại lá này cũng đem về phơi khô, giã bột rồi trộn vào cùng với bột lá giá pèng và bột gạo để làm men rượu.



Rượu men lá của người Nùng.

Khi đã làm được men thì mới tới công đoạn chọn gạo nấu cơm rượu và ủ men rượu. Loại gạo được chọn nấu rượu phải là loại gạo bao thai hồng không được xay trắng làm mất lớp gạo nức bên ngoài mà chỉ xay cho hết vỏ trấu được nấu thành cơm.

Nấu cơm rượu là một nghệ thuật. Cơm phải được nấu bằng củi chứ không nấu bằng than hay bếp gas và cơm nấu phải vừa chín tới không được cứng cũng không được quá nát. Cơm nấu xong để nguội rồi mới trộn với men đã được xay nhỏ. Sau đó hỗn hợp trên sẽ được đem vào các chum vại sành, sứ ủ khoảng ba, bốn ngày cho đến khi ngấu men thì mới đổ nước vào thời gian ngâm nước khoảng hai, ba ngày rồi mới đem ra chưng cất thành rượu.

Nấu rượu cũng là một nghệ thuật không phải nấu sao cũng được. Người Nùng ở Kiên Thành vẫn duy trì kiểu nấu rượu truyền thống của mình đó là kiểu nấu “ba ba”.

Vật dụng để nấu rượu cũng giản đơn, đó là một nồi bằng đồng hoặc nhôm, một chõ nấu rượu là một chiếc chảo bằng gang hoặc nhôm đều được, một mảnh gỗ đục hình con ba ba, một ống nứa và một chiếc chum hoặc can để đựng lấy rượu chảy ra.

Sau khi cái rượu ngâm nước đã ngấu kỹ, người nấu rượu cho vào nồi rồi đặt chiếc chõ trong đó đã có sẵn mảnh gỗ đục hình con ba ba vào. Họ đặt lên đó chiếc chảo, dùng hỗn hợp cám hoặc do bếp đắp vào các khe hở sao cho hơi nước không thoát ra ngoài được. Đổ nước lạnh vào chảo trên cùng, đun nhỏ lửa cho tới khi nồi cái rượu sôi bốc hơi lên gặp chảo nước lạnh sẽ ngưng tụ thành giọt nuớc và rơi vào mảnh gỗ đục hình ba ba, chảy ra ngoài theo đường ống.

Mỗi khi thấy nước trên chảo nóng phải thay nước đó bằng nước khác. Cứ như vậy cho tới khi nào người nấu rượu lấy đủ số lượng rượu tương ứng với số gạo thì thôi. Thông thường thì 1 kg gạo tương ứng với 1 lít rượu.

Rượu Kiên Thành khi uống có hương vị rất hấp dẫn, ngọt mát, đượm đà, dù cho nồng độ khá cao, nhưng lại rất dịu dàng, êm ái hơn bất kỳ loại rượu nào khác, kể cả rượu Tây chính hiệu. Rượu dù uống say đến đâu thì vẫn cứ sảng khoái, nhẹ nhõm chứ không hề nhức đầu như nhiều loại rượu khác.

Có người thấy rượu Kiên Thành thơm, dịu, nghĩ là rượu nhẹ, cứ theo đà khoái khẩu mà “chơi” cả lít, say, ngủ miên man; đến khi trở dậy vẫn thấy thanh thản, sảng khoái như thường. Đó là một đặc điểm rất quý của rượu Kiên Thành.

Thu Hường



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Thưởng thức rượu men lá của người Nùng

những món ăn bạnh bao Banh trang tron cà thu rim Cach lam banh mi RÃn Bún bò huế mướp xào sinh tố hùm Bun Cha hoà vòng quanh thế giới vịt quay bắc kinh Lạc vào thiên đường quà vặt ngon rẻ chon thịt ba chỉ nướng Ga hap huế Bao tu thịt hấp luon om ca tim Ảo sảng Cá chả banh cookie sa lát cách làm thịt bò tẩm sa tế sả cay làm nộm banh canh xương Đãi nau che dau xanh cận cai bo xoi nau canh canh nau nước ép táo rau củ muối cà muc ngon gà om mặn ca vuoc chien sot ngon ga nau tieu bo nhung dam bống đậu xanh An vat tôm hấp thach ca phe ga bop rau ram nấm kim châm cuộn thịt ba chỉ thit chien cach lam tom chien com thắp nướng sườn thà i bánh ngọt cach lam mam thai du du cách làm bánh wagashi Khoai Tây chiên giòn tôm tươi xào mướp ngũ com rang nấm kim châm chiên rừng tôm khô nấm xào chay mắm tép cach lam nom meo nau an món ăn chay Nấu tôm Mít non cách gọt dứa không cắt mắt che xoai 3 món ngon chế biến từ xoài dành cuối Mẹo nhỏ ca hoi ap chao sot kem cháo cá hồi phi lê Tuyết Nguyễn Trứng cuộn rau củ cho bé Thịt bằm dễ thương gà nấu nấm kiểu mới Tỉ bánh khoai tây ChÃƒÆ cach nau mi ga ngon cach lam banh me ngon Canh chua rau Muồng cà nuc mi an lien Giáng sinh oc nhoi canh cÃ Æ chua mon canh chua ngay ram gỏi sứa bánh khoai nướng sườn lợn rim cùi dừa bữa tối Bún chẠđuôi ga nuong ngon rau củ quả có lợi ít biết lá banh mẠn canh bí đỏ cách làm bánh qui hạt dẻ sua dua trứng vịt lộn sup tao can tay ngon nau che tao xon Ä an Trổ ấn tượng chum ruot rim Cá rô đồng hanh tay muoi oc mong tay xao nước ép bí chẠcua cẠm Xuân Hương dừa nạo