Rượu men lá hay còn gọi là rượu Kiên Thành, tuy không được nhiều người biết tới như rượu làng Vân (Việt Yên), rượu Kim Sơn (Ninh Bình)... nhưng ai đã một
Thưởng thức rượu men lá của người Nùng



Rượu men lá hay còn gọi là rượu Kiên Thành, tuy không được nhiều người biết tới như rượu làng Vân (Việt Yên), rượu Kim Sơn (Ninh Bình)... nhưng ai đã một lần được uống đều không bao giờ quên.

Ở Lục Ngạn (Bắc Giang), nghề nấu rượu không biết đã có từ bao giờ, nhưng trải qua bao năm tháng người Nùng nơi đây vẫn giữ được bí quyết tạo nên hương vị của thứ rượu men lá đậm đà hương vị núi rừng.

Men để nấu rượu Kiên Thành được chế từ 3 loại lá rừng và bột gạo. Loại lá quan trọng nhất, có thể riêng nó ngào trộn với bột gạo cũng cho men nấu được rượu; tiếng Nùng gọi là giá pèng.Lá này hình bầu bầu như lá mít nhưng nhỏ hơn, bằng khoảng ba ngón tay, có một lớp lông dày như kiểu lông trên cánh con nắc nẻ, màu vàng sẫm gần với màu vàng cháy hay nâu nhạt, có ánh kim rất đặc trưng.

Người ta phải đi vào tận rừng sâu mới hái được lá giá pèng. Lá giá pèng hái về phơi khô có mùi thơm nức, giã thành bột mịn rồi đem ngào trộn với nước và bột gạo, nặn viên, đem ủ thành men, làm khô, cất đi để nấu rượu dần. Đây là rượu bình thường; muốn rượu có hương thơm đặc biệt và uống vào dịu mát thì phải thêm vào men hai thứ lá nữa.

Cây thêm vào làm men cho rượu có hương thơm tiếng Nùng gọi là nhàn đăm, gần giống cây cải dại, lá cũng to chừng ba đầu ngón tay, có ngồng, ra hoa màu vàng. Đặc biệt là cây nhàn đăm ra rất nhiều rễ màu trắng, mọc thành chùm có tới hàng trăm, vì vậy mà nó còn mang tên là cây trăm rễ.

Loại lá thêm vào men cho rượu uống vào dịu mát tiếng Nùng là lá cây ẹt nắm. Cây này thường mọc trên những hòn đá ở dưới suối, có lá dài như lá cỏ tranh. Cả hai loại lá này cũng đem về phơi khô, giã bột rồi trộn vào cùng với bột lá giá pèng và bột gạo để làm men rượu.



Rượu men lá của người Nùng.

Khi đã làm được men thì mới tới công đoạn chọn gạo nấu cơm rượu và ủ men rượu. Loại gạo được chọn nấu rượu phải là loại gạo bao thai hồng không được xay trắng làm mất lớp gạo nức bên ngoài mà chỉ xay cho hết vỏ trấu được nấu thành cơm.

Nấu cơm rượu là một nghệ thuật. Cơm phải được nấu bằng củi chứ không nấu bằng than hay bếp gas và cơm nấu phải vừa chín tới không được cứng cũng không được quá nát. Cơm nấu xong để nguội rồi mới trộn với men đã được xay nhỏ. Sau đó hỗn hợp trên sẽ được đem vào các chum vại sành, sứ ủ khoảng ba, bốn ngày cho đến khi ngấu men thì mới đổ nước vào thời gian ngâm nước khoảng hai, ba ngày rồi mới đem ra chưng cất thành rượu.

Nấu rượu cũng là một nghệ thuật không phải nấu sao cũng được. Người Nùng ở Kiên Thành vẫn duy trì kiểu nấu rượu truyền thống của mình đó là kiểu nấu “ba ba”.

Vật dụng để nấu rượu cũng giản đơn, đó là một nồi bằng đồng hoặc nhôm, một chõ nấu rượu là một chiếc chảo bằng gang hoặc nhôm đều được, một mảnh gỗ đục hình con ba ba, một ống nứa và một chiếc chum hoặc can để đựng lấy rượu chảy ra.

Sau khi cái rượu ngâm nước đã ngấu kỹ, người nấu rượu cho vào nồi rồi đặt chiếc chõ trong đó đã có sẵn mảnh gỗ đục hình con ba ba vào. Họ đặt lên đó chiếc chảo, dùng hỗn hợp cám hoặc do bếp đắp vào các khe hở sao cho hơi nước không thoát ra ngoài được. Đổ nước lạnh vào chảo trên cùng, đun nhỏ lửa cho tới khi nồi cái rượu sôi bốc hơi lên gặp chảo nước lạnh sẽ ngưng tụ thành giọt nuớc và rơi vào mảnh gỗ đục hình ba ba, chảy ra ngoài theo đường ống.

Mỗi khi thấy nước trên chảo nóng phải thay nước đó bằng nước khác. Cứ như vậy cho tới khi nào người nấu rượu lấy đủ số lượng rượu tương ứng với số gạo thì thôi. Thông thường thì 1 kg gạo tương ứng với 1 lít rượu.

Rượu Kiên Thành khi uống có hương vị rất hấp dẫn, ngọt mát, đượm đà, dù cho nồng độ khá cao, nhưng lại rất dịu dàng, êm ái hơn bất kỳ loại rượu nào khác, kể cả rượu Tây chính hiệu. Rượu dù uống say đến đâu thì vẫn cứ sảng khoái, nhẹ nhõm chứ không hề nhức đầu như nhiều loại rượu khác.

Có người thấy rượu Kiên Thành thơm, dịu, nghĩ là rượu nhẹ, cứ theo đà khoái khẩu mà “chơi” cả lít, say, ngủ miên man; đến khi trở dậy vẫn thấy thanh thản, sảng khoái như thường. Đó là một đặc điểm rất quý của rượu Kiên Thành.

Thu Hường



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Thưởng thức rượu men lá của người Nùng

nhà giáo việt nam che hat dac xu xoa nhi rau muong công thức bánh macaron Nâu ăn ngon quẠBiến thịt kho dứa vo salad bắp củ cải tím cÃri ca chim sot xi dau thom MON LAU sữa đậu nành canh bí đao nấu với sường non Ngọt các món bánh gừng kho thịt bò nước nga banh bong lan những cach nau tempura udon cach lam banh canh suon banh troi la cam ngon đi học cach lam nom ga xe phay banh men ngon mi udon bánh mì cũ banh xếp cơm nắm kiểu nhật Top thực phẩm cho trái tim khỏe mạnh Cơm rang bánh chiên lá hẹ Cá tuyết dau dam đậu bắp Đậu bắp kem trái kiwi cà khoai gà om nước tương heo khia BAnh Tai yen Cất đồ cach nấu che khoai mon Ca nuong ngô chiên canh cá nấu ngót Cánh gà chiên món ăn tăng cường sinh lực rượu rum nấu kem chocolate công thức đậu chiên trứng muối lam sach mì xào hải sản Tra bong mẹo bảo quản thực phẩm Bất tom xao cach lam xoi boc tom nầu bí đỏ hấp gà ca kho nau ca tim ngon kim chi muối cải cuộn chả cá hấp Quảng tôm tươi xào mướp lam banh bot ngan lop lam banh muffin socola ngon Nuoc tuong Cách nấu canh chua ca loc chiên đậu hũ ẩu cá rô rán lam banh macaroon nuoc hoa qua Nấu mì bánh mì nướng cay bánh xu xê nhân đậu xanh cách làm trứng hấp đậu hũ tẩm mè rán mì xào nghêu Dễ mắc lừa với bốn món ăn dừa xay thạch sữa chua vị oải hương ga hap nam huong kem trà xanh cách làm món Nhật Hà Ly bánh chiffon cocktail sữa trứng gà giò gà trộn Ăn sao cho đẹp tóc CÃƒÆ mai SÃƒÆ u bánh mỳ chuối Thịt heo chiên xả mì trứng chè đỗ xanh bí ngô tom kho tieu ngon sức khỏe muc ong sot ngon gà xà o Chung bí đao bò hầm củ sen Cà tím hầm Văn hóa ẩm thực X么i Mon tron canh nam thom ngon Chiên Lẩu mẹt cua đồng dân dã gần ga Hà phở mồng tơi Vừa bánh quy cookies mè đen món ngọt Trâm canh chua dau ca hoi lam mut dau trang Ổi xoài lắc ruoc hinh bánh kem