Giảm tiểu cầu (thrombocyte) là bệnh chứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi, ở nữ nhiều hơn nam.

	Thực phẩm cho bệnh nhân giảm tiểu cầu | Ẩm thực - Sức khỏe

Tiểu cầu là những tế bào nhỏ lưu hành trong máu, có chức năng tham gia vào quá trình đông máu, giữ vai trò rất quan trọng trong cầm máu và chống chảy máu. Tiểu cầu lưu thông bình thường trong máu với số lượng từ 150 đến 400 triệu/ml máu. Dấu hiệu gợi ý là hội chứng chảy máu, hay gặp nhất ở da và niêm mạc. Bệnh có thể được phát hiện tình cờ khi xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy số lượng tiểu cầu giảm…

Thực phẩm cho bệnh nhân giảm tiểu cầu
Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là rau sạch, giúp cơ thể tăng tiểu cầu - Ảnh Hồng Thúy

Ngoài việc trị liệu theo tây y như dùng thuốc, truyền máu hay truyền tiểu cầu, có thể phối hợp điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, đồng thời sử dụng những món ăn thuốc dưới đây - cũng có công hiệu hỗ trợ trị bệnh.

Nên và không nên

Nên ăn các đồ ăn càng tươi càng tốt (ví dụ như rau vừa hái ở vườn...) vì giá trị dinh dưỡng của các loại rau quả sẽ bị giảm dần theo thời gian nếu để bị héo. Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh.

Nên ăn các đồ ăn chưa qua chế biến kỹ (như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức và lúa mì). Giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế vì các thực phẩm qua tinh chế sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên ở vỏ ngoài của nó.

Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Ăn thức ăn lành mạnh có thể giúp có nhiều năng lượng khiến chữa trị lành bệnh nhanh hơn.

Đàn ông 19 tuổi trở lên nên uống khoảng 3 lít nước/ngày. Phụ nữ 19 tuổi trở lên nên uống khoảng 2,2 lít nước/ngày. Đối với hầu hết mọi người, thức uống tốt là nước, nước trái cây và sữa. Hãy cố gắng uống đủ nước mỗi ngày và không chỉ uống khi cảm thấy khát nước.

Hạn chế ăn thịt, các loại đồ uống có cồn vì có thể gây hại cho tủy xương. Cần tránh tất cả thực phẩm chế biến tinh - đường, chất béo bão hòa và đồ uống có gaz nhằm tránh làm giảm số lượng tiểu cầu, kể cả các thực phẩm gây dị ứng. Cần ăn các loại thực phẩm tươi và hữu cơ giúp kích thích cơ chế nội mô và làm lượng tiểu cầu được tăng lên.

Chọn lựa các loại thực phẩm có màu đỏ, hồng như cà chua, gấc, mận, dưa hấu, anh đào để có nhiều vitamin và khoáng chất có tính chất chống ôxy hóa mạnh, giúp nâng cao số lượng tiểu cầu.

Dùng các món ăn thuốc

- Chữa tiểu cầu giảm, máu chậm đông: Đậu phộng rang để cả vỏ lụa 150 g chia làm 4 lần, nhai ăn trong ngày. Đây là món ăn thuốc có tác dụng bổ tì, ích vị, dưỡng huyết và cầm máu.

-  Chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Lấy lá hồng rụng mùa thu rửa thật sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 3 g, liên tục trong 1 tháng.

- Làm tăng tiểu cầu bằng hoa kim châm (còn có tên là hoa hiên, huyên thảo, rau huyên, hoàng hoa, kim trâm thái...): Hoa kim châm 30 g, sắc với 300 ml nước uống trong ngày, uống liên tục trong 1 tháng.

- Thịt mèo 250 g, tỏi tím 50 g, nấu cùng, ăn hằng ngày.

- Tim heo 1 quả, hạnh đào nhân 100 g, nấu cùng để ăn.

- Da cừu 100 g. Lấy da cừu tươi làm sạch lông xắt miếng nhỏ, cho nước vừa đủ, hầm nhỏ lửa đến nhừ thì cho đường vào. Ngày ăn 2 lần vào sáng sớm và tối lúc đói. Ăn trong 1 tuần là 1 liệu trình.

- Bì heo 50 g, đậu phộng 30 g. Xắt bì heo thành miếng nhỏ, đậu phộng để cả vỏ lụa, cho cùng vào nồi sắt sắc nhỏ lửa đến khi nước đặc, càng đặc thì hiệu quả chữa trị càng tốt. Chia 2 lần, ăn nóng trong ngày. Ăn liền 1 tuần là 1 liệu trình.

- Chân giò 100 g, hồng táo 50 g. Chân giò, hồng táo rửa thật sạch, cho xì dầu, giấm, hành, gừng, tỏi vào tô, một ít bột và bia rồi khuấy đều để sẵn. Lấy nồi đất, dưới đáy nồi lót mấy cục xương heo. Dùng 1 lít nước, cho thịt chân giò vào nấu sôi, vớt bỏ bọt, sau đổ nước hồng táo đã sắc đặc. Bắt đầu hầm nhỏ lửa âm ỉ đến nhừ, nước hầm đặc quánh là được.

- Món trứng gà, hồng táo: Cẩu kỷ tử 10-15 g, hồng táo 10 quả, đẳng sâm 15 g, trứng gà 2 quả chín, bóc vỏ. Cho tất cả vào nồi nấu cùng. Ăn trứng gà, uống nước canh. Ăn hằng ngày hoặc cách 1 ngày ăn 1 lần. Cần ăn liền trong 6-7 tháng.

Có thể kết hợp sử dụng các món ăn bổ huyết chống chảy máu:

- Bổ khí dưỡng huyết: Canh gân bò, đỗ, đậu phộng. Gân chân bò 100 g, đậu phộng cả vỏ lụa 100- 150 g. Hầm cho nhừ nhuyễn đậu phộng là ăn được.

 - Bổ huyết, sinh huyết: Xương sống heo hầm cùng đậu phộng. Hầm nhừ, ăn cái uống nước, ngày 1 lần.

Theo Bác sĩ Hoàng Long/Người Lao Động


Tổng hợp & BT:

Về Menu

giảm tiểu cầu, bệnh nhân, thực phẩm, rau xanh, sữa ít béo

cach lam nem nuong cách làm củ kiệu chua ngọt sa Triệu nón Chè bánh dứa lam pizza the nao cơm chiều mÃƒÆ Ca banh mi cuon xuc xich ngon cach nau bo kho cua chien gion xương cách làm bún thịt nướng ngông xào mut tao mousse dua hau sua chua|kheo Mon khai vi Kinh nghiệm chọn hải sản tươi bí ngô mo bun mam chay RÃƒÆ Tart chocolate banh mi hap nhan thit thom ngon pancake mặn khoai tây chiên đài loan cầm dao Banh ram chất bố sushi om chè củ năng 4 cách làm bún canh rau đậu hũ Hướng dẫn 4 bước đơn giản tỉa hoa Linh Phạm Miếng Bánh bông lan cuộn hồng xinh xắn thức ăn nguội chỏi Hot e thức Cháo lòng bong tham pudding sữa đậu nành mẹo vặt nhà bếp ben đậu phụ kho trứng mut bi cháo nghêu ngam ruou mousse dua hau sua chua trứng nấu đậu hũ ki lóc 同行龙 mi spaghetti cu cai nhoi thit bo canh bac ha dưa cải thê cach lam cha cÃƒÆ bong lau cháo tim gan Cún Khang Thói vẠmuống Cách làm món cá món ăn kèm Canh nấm banh tieu duong Khổ qua hầm công thức mì trứng xào thịt gà Tết cổ truyền CA KHO đậu đũa xào thịt bằm cách làm bánh rán cach nau chao tom trà xanh Thích mê những chiếc bánh Donut hình con Thịt hấp gà tiềm sâm Cach lam rau cau bống lam snack cu sen nấu canh đu đủ thịt gà cach nau nuong Rau mồng tơi oc huong rang muoi đêm Món gà bò sốt dầu hào muc nhoi ngon xuong hoàn cơm rang Cách goi bánh tét mi ech thực đơn ngon chua cay cach lam cua sot chua ngot cách nấu xôi cá xào Yến sào Dẻo Gan gà dừa xiêm hấp nấm tuyết mắt công thức trứng cuộn cà rốt gà nướng mè muc bua an hang ngay