Để bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng bạn phải bổ sung các dưỡng chất và dưỡng chất nào, hàm lượng bao nhiêu, từ các nguồn thực phẩm gì là điều quan trọng bạn nên biết. Thực phẩm bổ sung dưỡng chất toàn diện
Thực phẩm bổ sung dưỡng chất toàn diện

1. Beta Caroten

Lợi ích: Đối với cơ thể, beta caroten là dưỡng chất có thể thay thế cho vitamin A, giúp phục hồi thị lực, giúp cơ thể miễn dịch và phát triển các tế bào. Nó cũng có chức năng hoạt động như một chất chống ôxy hóa có khả năng trung hòa các gốc tự do.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: Để bổ sung beta caroten, hàng tuần bạn nên sử dụng các loại rau xanh và trái cây như đu đủ, xoài.

2. B12

Lợi ích: Vitamin B12 được dùng để tạo ra các gen di truyền, giúp cho hệ thần kinh luôn ổn định và khỏe mạnh, sản sinh ra các tế bào mới.

Số lượng cần dùng: Đối với người 14 tuổi, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 2,4 microgram và khoảng 6 microgam cho những người lớn tuổi hơn.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: Các loại thực phẩm tập trung nhiều B12 như thịt, cá, trứng và các sản phẩm chế biến từ bơ sữa như sữa chua, sữa tươi.

3. Crom

Lợi ích: Crom có khả năng giúp cơ thể chuyển hóa lượng thức ăn thu nạp vào sang dạng năng lượng, giúp biến đổi insulin thành đường glucozơ.

Số lượng cần dùng: Một người trưởng thành trung bình cần thu nạp từ 50 đến 200 microgam lượng crom.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: Chúng có thể tìm thấy crom trong các loại ngũ cốc, thịt, các loại hạt như quả hạnh nhân, mận khô, nho khô.

4. Vitamin K

Lợi ích: Vitamin K tham gia vào quá trình sản sinh ra các loại protein khác nhau trong cơ thể. Một trong số các loại protein đó được sử dụng vào việc tạo sự đông máu khi cơ thể chúng ta bị chảy máu và làm liền các vết thương một cách nhanh chóng.

Số lượng cần dùng: Theo các chuyên gia, hàng ngày chúng ta cần bổ sung 90 microgam đối với phụ nữ và 120 microgam đối với nam giới.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: Vitamin K thường tập trung chủ yếu trong các loại rau lá sẫm như rau bina, rau cải, súp lơ, dầu đậu nành, dầu oliu, cà chua.

5. Kali

Lợi ích: Kali là một dưỡng chất rất cần thiết cho mọi cơ thể: duy trì huyết áp ở mức ổn định, hỗ trợ hoạt động chức năng cho tim và thận, sự co bóp của cơ bắp, khả năng tiêu hóa.

Số lượng cần dùng: Một người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 4.700 miligam kali.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: Để cung cấp đủ lượng kali cần thiết cho cơ thể bạn có thể ăn bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại bơ sữa ít chất béo, ngũ cốc, cá và thịt nạc.

6. Magiê

Lợi ích: Magiê là dưỡng chất giúp cân bằng cơ thể, tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể con người.

Số lượng cần dùng: Đối với nữ, số lượng magie thích hợp là khoảng 300 miligam/ngày và nam giới, khoảng 350 miligam/ngày.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: Magiê có nhiều trong các loại hạt, trái bơ, kiwi.

7. Vitamin C

Lợi ích: Các nghiên cứu cho thấy vitamin C là thành phần cần thiết trong việc xây dựng các collagen, cấu trúc xương, da, mạch máu và các tế bào khác.

Số lượng cần dùng: mỗi ngày bạn nên bổ sung khoảng 90 miligam vitamin C đối với nam giới và khoảng 75 miligam đối với nữ giới.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: Bạn có thể dễ dàng cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn bổ sung các loại thực phẩm như cam, ớt xanh, dâu, cây bông cải xanh, dưa đỏ, cà chua, củ cải, khoai lang, mướp.

8. Vitamin D

Lợi ích: Vitamin D tham gia vào quá trình hình thành xương, giúp xương luôn chắc khỏe.

Số lượng cần dùng: Mỗi ngày bạn nên nạp khoảng 200 IU đối với trẻ em và 600 IU đối với người lớn.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: Các loại thực phẩm chứa vitamin D như sữa, ngũ cốc, một vài loại cá như cá trích, cá hồi.

9. Axit Folic

Lợi ích: Axit folic rất cần thiết cho quá trình sản sinh ra tế bào mới, đặc biệt là tế bào máu. Việc thiếu axit folic đối với phụ nữ đang mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Số lượng cần dùng: Theo các chuyên gia, lượng axit folic cơ thể bạn cần là 400 microgam mỗi ngày.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: Axit folic có nhiều trong gan, đậu khô, đậu hà lan, rau bina, măng tây, ngũ cốc.

10. Kẽm

Lợi ích: Kẽm cần thiết cho sự hình thành của hầu hết mọi tế bào trong cơ thể, từ việc giúp cho hệ thống miễn dịch luôn tốt đến điều chỉnh kích tố sinh dục.

Số lượng cần dùng: Lượng kẽm cần thiết đối với nam giới là vào khoảng 11 microgam mỗi ngày và nữ giới là 8 microgam.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: Các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm như hàu, thịt bò thăn, gà, bí ngô, sữa chua ít béo.

11. Vitamin E

Lợi ích: Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin E không chỉ đảm nhiệm vai trò miễn dịch đối với cơ thể, phục hồi ADN, hình thành các tế bào máu, là chất xúc tác để hấp thu vitamin K.

Số lượng cần dùng: Lượng vitamin E cần thiết đối với cả nam và nữ là 15 miligam.

Nguồn cung cấp dưỡng chất: vitamin E có trong các loại dầu, hạt hướng dương, rau bina, hạt hạnh nhân.

    Theo Phụ nữ/MSN
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

nấu súp củ cải thập cẩm bánh canh chú siro dâu tây vị giấm Món xao ca tim om dau Cách nấu cà ri chay Lẩu chua sữa milo đá viên cach lam goi muc nộm đu đủ Vương vấn cơm chay xứ Huế caramel kem thai Mắm đu đủ mà Điều chỉnh hướng nhà xấu bằng cơm chiên tự làm pizza Món ăn Cà rốt canh mực nấu bánh canh cua trứng ngon rau câu sương sáo hạt é cach lam banh beo ngot 2 thú bông Bí quyết thêm rượu mùi cho các món Tây Y bánh phô mai nhân kem lá mì nấu canh dưa leo ngâm cay Màu nhuộm trong văn hóa ẩm thực Việt cách nấu bún riêu chay che Thai tự làm váng sữa cho bé nau chao ca chep bức tranh kem vị trái lê Xuna Nguyen Thực đơn đầu hè mát lành canh chua ca ro dong thịt dê xào sả dưa lưới cách làm ổi lắc Lưỡi cách làm mứt dâu tằm cá thu ca sĩ thủy tiên sushi gac ngon khử Đến Ninh Bình đừng quên ăn cơm cháy Gợi ý mâm cơm chay cúng Rằm tháng 7 thai doc Thit bò ngay le vu lan thịt gà chiên Làm bánh mì Cơm cháy mỡ hành giòn rụm thơm ngon món lau ba Ca chép cach lam bi dong ngheu hap Bánh mận bánh lưỡi mèo đậu phụ hấp Đậu đỏ lam banh zongzi bánh tráng thịt che dau den nuoc cot dua cách làm khoai tây chiên Đẹp mắt Trứng cá Ä áº¹p dấm đỏ Làm kim chi suon sot me cách làm bánh bà lai Bánh Trai cay hướng dẫn làm mỳ ý giải cach lam mien long ga bo ham ngu vi Bà nh cam hat cuoi nui xao thit 四方粽子 cách đỗ rau câu mề gà nướng Bà bầu ăn gì để thai nhi khỏe mạnh sẠy chà là Màu mon ngon voi muc nướng bánh mì cơm rán chay các kiểu cơm rang cách món cơm chiên bánh mì nguyên sinh sài gòn ăn gì Những món ngon với bánh tráng nướng Đường kiên mon kho lam cha ca thac lac Điêu ot ngot nhoi thit làm bánh mì món nhâm nhi Đậu phộng rang tỏi sôcôla trứng cá mì Ý món Tây nấm dùi gà bánh phô mai oreo banh bi do tom thit ốc bươu kho gừng cong thuc nau ăn cha tom khoai mon nêm súp lơ san hô chè hạt vừng