I+G hay chất điều vị disodium 5’- Ribonucleotides, thực chất có phải là chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như tin đồn hay không? Thực chất I+G trong bột nêm có gây hại không?
Thực chất I+G trong bột nêm có gây hại không?

I+G hay chất điều vị disodium 5’- Ribonucleotides, mã số quốc tế là 635 (thường thấy trên vỏ bao bì của một số sản phẩm gia vị thông dụng trên thị trường) thực chất có phải là chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như tin đồn hay không? Thời gian gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng có đề cập thông tin về việc thành phần của bột nêm có 2 chất I + G gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Điều này đã gây nên sự hoang mang, lo lắng cho các bà nội trợ vì bột nêm hiện đang được sử dụng phổ biến trong bếp ăn mỗi gia đình. Nhiều người nội trợ đã do dự sử dụng bột nêm trước những thông tin trên.

Chị Mỹ Hà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết chị hay sử dụng bột nêm trong nấu ăn gia đình, vì nó là một gia vị ngon, tiện dụng và được sản xuất bởi các công ty thực phẩm có tiếng. Nhưng có thông tin là ăn bột nêm có chứa I + G có hại nên hơi ái ngại, nhưng cũng nghi ngờ không biết có chính xác hay không?

Đem những thắc mắc trên của chị Hà, trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, PGS.TS Lâm cho biết: Thực chất I + G có tên khoa học là Disodium 5` - Inosinate (I) và Disodium 5` - Guanylate (G). Bản thân Inosinate tồn tại tự nhiên nhiều trong cá, thịt bò, thịt heo,… còn Guanylate thì được tìm thấy nhiều trong nấm khô. Khi 2 chất này kết hợp với nhau sẽ trở thành chất Disodium 5` - Ribonucleotides có tác dụng điều vị với mã số quốc tế là 635 theo danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex .

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết thêm, các tài liệu khoa học cập nhật mới nhất về I + G của các tổ chức y tế uy tín hàng đầu trên thế giới như Báo cáo của Hội đồng Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu năm 1991; Báo cáo của Hội đồng Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông (FAO) của Liên hợp quốc  năm 1993; Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA),… nghiên cứu và đưa ra kết luận: bản thân từng chất I, G cũng như khi kết hợp lại với nhau thành hỗn hợp Disodium 5` - Ribonucleotides là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Một số thông tin không chính xác về I + G có thể bắt nguồn từ việc giả thiết trong quá trình nghiên cứu, nhưng tất cả các kết luận cuối cùng đều khẳng định I + G là an toàn cho sức khỏe người sử dụng.


I+G được bổ sung trong các loại gia vị phổ biến như nước mắm, bột nêm...

Không riêng gì bột nêm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy I + G (thường được viết tắt trên bao bì sản phẩm với mã số là 627 và 631) được các công ty sản xuất thực phẩm sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới một cách an toàn trong chế biến hầu hết các loại gia vị, thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày như nước tương, nước mắm, bột canh, tương ớt, tương cà chua, mì ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn,… Thông thường, I + G được bổ sung vào hạt nêm chỉ với một hàm lượng rất nhỏ nhằm cân bằng và mang đến vị đậm đà cho thực phẩm.

Về việc I + G có trong hầu hết các loại gia vị nhưng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm của Việt Nam, ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết: theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm” tại Điều 3, Khoản 2, Điểm 2.4, Tiết a, nêu rõ: Phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng của Việt Nam nhưng được phép sử dụng ở nước sản xuất hoặc có trong danh mục của Codex, Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) sẽ xem xét trong trường hợp cụ thể để cho phép công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc chỉ được nhập khẩu chuyến…

Hai chất I + G có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex nên được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu cho doanh nghiệp đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng các điều kiện theo quy định, là đúng với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Như vậy, người tiêu dùng cần biết rằng bột nêm chỉ có vai trò là một loại gia vị, được làm từ nhiều nguyên liệu cân đối nhằm tăng sự tiện lợi cho người nội trợ và mang đến sự ngon miệng. Người nội trợ không nên hiểu nhầm bột nêm là chất dinh dưỡng nhằm thay thế cho thịt, cá, trứng,… để cân bằng dinh dưỡng cho gia đình mình. 


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Sức khỏe

Bánh ran sua tuoi kem sua chua viet quat 盻芯 mang tay tom ngon SÃƒÆ khoai tay vien pudding xoài chợ đầu mối bo nuong nến lá t bánh súp lơ rán banh onion thom ngon váy hoa nộm củ sen a cam sốt đậu phụ Canh đậu phụ lá hẹ lười Món Bánh củ sắn hủ tiếu sườn kem chuối đông cach lam goi tep su hao cá cá hồi cá hồi nướng món nướng kệ tủ mì cay cấp độ 2 lau Mực canh cải Thịt Heo chien gion quán ăn nổi tiếng Chan gà bầu xào vị cà ri cach lam xi muoi bánh tai súp bắp rau củ mien nam thường bê xào lăn gá sốt Tổng hợp chân váy đơn sắc sườn non kho Cách làm thạch vịt nấu củ sen nấm thực đơn cơm trưa văn phòng xao bong cai Giò heo hầm hạt sen Cach Nau Canh Rau Sam banh ngot phho mai kem làm chè khúc bạch CÁCH LÀM KIM CHI canh chua Lương Ngọc Quyến nâu an ngon cach lam banh trang Che Bong cau cá hồi nước sốt khung Ga hap hanh Pho chien phong ng 虏 Cún Khang Canh rau khoai lang nâ u tôm va com nuong ngon cuoi tuan súp pho mát cách làm bánh trôi tam cach lam thit ga kho gung an vat voi muc chien xu đựng che mit tom chien gion ngon lam coc non ngam chua hải sản tay cầm Ăn bánh canh cá lóc Huế ở Sài Gòn Tự làm bánh cách cắm hoa cúc lam com ga hoi an sup bap Diên cách làm đậu phụ kho hon nấu cà ri lưỡi lợn goi vit ngon lót tay món lươn cach nau che cu nang cách làm Thịt tôm nõn rim mắm tép trung hap tom cho be so huyet chay toi dâu nhúng sô cô la Xôi hoa Mon khai vi Râu mực sua chua xoai ngon nước đúc ca chua nhoi cua dut lot De kim chi kho Đậu bắp ca ri rau cu Chien canh sườn ngũ sắc canh cá thác lác chua Góc cach lam ho lo ca ngon heo xào sả ớt bun suon mang banh mi lap xuong nuong yaourt đá cach lam pudding Chả cá lăng Bí quyết giảm cân bò quấn phô mai cà khoai thÃi suon nau dau ngon ÃƒÆ chua Chiテェn