I+G hay chất điều vị disodium 5’- Ribonucleotides, thực chất có phải là chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như tin đồn hay không? Thực chất I+G trong bột nêm có gây hại không?
Thực chất I+G trong bột nêm có gây hại không?

I+G hay chất điều vị disodium 5’- Ribonucleotides, mã số quốc tế là 635 (thường thấy trên vỏ bao bì của một số sản phẩm gia vị thông dụng trên thị trường) thực chất có phải là chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như tin đồn hay không? Thời gian gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng có đề cập thông tin về việc thành phần của bột nêm có 2 chất I + G gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Điều này đã gây nên sự hoang mang, lo lắng cho các bà nội trợ vì bột nêm hiện đang được sử dụng phổ biến trong bếp ăn mỗi gia đình. Nhiều người nội trợ đã do dự sử dụng bột nêm trước những thông tin trên.

Chị Mỹ Hà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết chị hay sử dụng bột nêm trong nấu ăn gia đình, vì nó là một gia vị ngon, tiện dụng và được sản xuất bởi các công ty thực phẩm có tiếng. Nhưng có thông tin là ăn bột nêm có chứa I + G có hại nên hơi ái ngại, nhưng cũng nghi ngờ không biết có chính xác hay không?

Đem những thắc mắc trên của chị Hà, trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, PGS.TS Lâm cho biết: Thực chất I + G có tên khoa học là Disodium 5` - Inosinate (I) và Disodium 5` - Guanylate (G). Bản thân Inosinate tồn tại tự nhiên nhiều trong cá, thịt bò, thịt heo,… còn Guanylate thì được tìm thấy nhiều trong nấm khô. Khi 2 chất này kết hợp với nhau sẽ trở thành chất Disodium 5` - Ribonucleotides có tác dụng điều vị với mã số quốc tế là 635 theo danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex .

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết thêm, các tài liệu khoa học cập nhật mới nhất về I + G của các tổ chức y tế uy tín hàng đầu trên thế giới như Báo cáo của Hội đồng Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu năm 1991; Báo cáo của Hội đồng Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông (FAO) của Liên hợp quốc  năm 1993; Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA),… nghiên cứu và đưa ra kết luận: bản thân từng chất I, G cũng như khi kết hợp lại với nhau thành hỗn hợp Disodium 5` - Ribonucleotides là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Một số thông tin không chính xác về I + G có thể bắt nguồn từ việc giả thiết trong quá trình nghiên cứu, nhưng tất cả các kết luận cuối cùng đều khẳng định I + G là an toàn cho sức khỏe người sử dụng.


I+G được bổ sung trong các loại gia vị phổ biến như nước mắm, bột nêm...

Không riêng gì bột nêm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy I + G (thường được viết tắt trên bao bì sản phẩm với mã số là 627 và 631) được các công ty sản xuất thực phẩm sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới một cách an toàn trong chế biến hầu hết các loại gia vị, thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày như nước tương, nước mắm, bột canh, tương ớt, tương cà chua, mì ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn,… Thông thường, I + G được bổ sung vào hạt nêm chỉ với một hàm lượng rất nhỏ nhằm cân bằng và mang đến vị đậm đà cho thực phẩm.

Về việc I + G có trong hầu hết các loại gia vị nhưng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm của Việt Nam, ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết: theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm” tại Điều 3, Khoản 2, Điểm 2.4, Tiết a, nêu rõ: Phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng của Việt Nam nhưng được phép sử dụng ở nước sản xuất hoặc có trong danh mục của Codex, Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) sẽ xem xét trong trường hợp cụ thể để cho phép công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc chỉ được nhập khẩu chuyến…

Hai chất I + G có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex nên được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu cho doanh nghiệp đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng các điều kiện theo quy định, là đúng với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Như vậy, người tiêu dùng cần biết rằng bột nêm chỉ có vai trò là một loại gia vị, được làm từ nhiều nguyên liệu cân đối nhằm tăng sự tiện lợi cho người nội trợ và mang đến sự ngon miệng. Người nội trợ không nên hiểu nhầm bột nêm là chất dinh dưỡng nhằm thay thế cho thịt, cá, trứng,… để cân bằng dinh dưỡng cho gia đình mình. 


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Sức khỏe

canh sườn sa kê PhẠcàch làm chà bông đô uô ng ẬU bá ng cá kho dưa chua ca kho Bún ga cách làm cá hồi áp chảo sốt chanh dây thở Bánh Bong lan lưu Bánh Kem hương vị phi lê nhà bếp 6 mẹo làm sạch nhanh hộp nhựa đựng xao thịt lợn băm Cải chua mon gỏi cuón huong dan lam banh tieu mut kiwi chua ngot Nga nui tron rau cu cạo món hàn hầm cách làm bánh tai yến ngon cach làm mứt đu đủ Che Thập sot chanh An cach lam pha lau bo nau an tỏi gà Rớt nước miếng với những món ngon từ thịt nấu thịt gà sốt Dấm sushi nai cuốn ba rọi hoa vÃ Æ n sốt chua ngọt muc nhoi kem sữa dâu cách nấu baba lam banh khong can lo nuong Thit bo nuong nam cach lam bo vien khoai làm bánh dứa cach xao bun ngon cach lam tai heo ngam sa ot cÃƒÆ chua bi banh trang ngot đậu hũ sốt xì dầu hệ tiêu hóa thịt ba rọi kho dưa cải gà kho cay cách làm kem ốc quế ngon ³n hoa hồng sốt mayonnaise homemade cach lam ba NAU Sam Bo Luong 10 bí quyết tẩm ướp thực phẩm 1 tút Nướng gà cach nau Pho Cháo tau hu ky thịt ba chỉ nướng hoa quả lam pho trổ thit chien thom ngon cài nước chấm công thức bánh mì sandwich cuộn chuối bò Úc nướng mận cơm nau xoi vi tốc chất lượng an bot chien ô mai trái xoài Trà sữa nẠu cach nau xoi cà ro cắt món ăn từ thịt heo bánh dưa hấu trứng trà ngon xoài dinh dưỡng chất xơ người dân khu vực Giả cầy chả trứng cách nấu lẩu cá món mặn Christine Đinh Banh ngo chien cuu Khoai tay xao làm bánh dày thế nào Tỉa rau củ thành hoa lá ngày xuân cách nấu món ăn nhuộm màu trứng luộc Banh mi bo toi thịt thăn heo tẩm mè nướng kem sữa nước sốt dâu ăn kèm bánh Thành khoai tay chien cháo ngon huong dan nau an mon canh