Lau dọn bàn thờ như thế nào cho đúng cách trong tháng "cô hồn" là điều thắc mắc của rất nhiều người.,Tháng "cô hồn", tháng "cô hồn" và những điều đại kỵ...
Tháng "cô hồn" và những điều đại kỵ khi lau dọn bàn thờ

Tuyệt đối kiêng kỵ làm đổ vỡ đồ thờ trong tháng cô hồn

Theo phong tục truyền thống xưa kia, việc cúng lễ là việc của đàn ông – người là chủ gia đình, những người này phải đích thân chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. Bởi trên bàn thờ, tủ thờ thường có các hộp ghi lại gia phả, văn bản cổ quý, di chúc… nên không muốn khi “bao sái”, dọn dẹp nơi thờ cúng con dâu tò mò mở ra, biết hết việc của dòng họ.

me
Thờ phụng ông bà tổ tiên là trách nhiệm, đạo lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. 

Ngày nay, ở các đô thị lớn việc bày biện hay thắp hương trên bàn thờ không còn quá coi trọng việc phân biệt nam hay nữ, hay phải tra cứu xem tử vi. Nhưng ở chốn thôn quê nhiều địa phương vẫn giữ nếp xưa, việc cúng lễ là do đàn ông trong nhà làm. Đặc biệt vào những ngày cúng lễ quan trọng như: ngày Rằm tháng 7, giỗ chạp… thì nhất định phải mời người lớn tuổi nhất họ hoặc cao tuổi nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên.

Thờ phụng ông bà tổ tiên là trách nhiệm, đạo lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. Việc lau dọn bàn thờ ai làm cũng được, không nhất thiết cứ phải chọn lựa, nhất là nhà ở đô thị, việc thờ cúng lau dọn bàn thờ không còn phân biệt rạch ròi như trước. Người bao sái bàn thờ chỉ cần chú ý làm việc cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị…) của tổ tiên để lại.

Không được tùy tiện động tới bát hương

Theo các nhà phong thủy học, bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng, ngày thường chỉ cần lau dọn sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm hay di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương được coi là điều tối kỵ, vì các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu. Trước các dịp lễ, Tết, các gia đình lau dọn bàn thờ gọi là lễ “bao sái”, mục đích chính là nhằm tẩy rửa, lau dọn sạch sẽ tất đồ thờ tự. Thời gian bao sái tốt nhất nên chọn vào dịp cuối tháng.

Thời điểm để bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng 7 âm lịch cần làm là từ cuối tháng 6 âm lịch, còn bây giờ thì thời điểm đó đã qua.

Bây giờ là đầu tháng nên người dân chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt. Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm hãy làm theo lệ cũ phép xưa.

Cần chú ý phải tắm rửa thật sạch sẽ rồi bắt tay vào việc. Đầu tiên bày đĩa hoa quả, thắp nén hương xin gia tiên và thần linh tạm lánh để con cháu bao sái bàn thờ. Chờ sau khi hương tàn hãy bắt đầu công việc. Hãy trải vải đỏ (hoặc giấy đỏ) lên mâm (hoặc bàn) để đưa bài vị, đồ thờ đặt vào đó. Cẩn thận đặt đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên riêng rẽ kẻo lẫn lộn.

Sau đó dùng nước vang ấm (loại nước được đun từ 5 thứ thảo dược thơm) cùng với rượu gừng để lau. Thứ tự bao sái cần làm là lau bài vị Phật, rồi thần linh trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị tổ tiên (không nên làm ngược lại vì bị coi là bất kính). Sau khi lau sạch bát hương, đồ thờ cúng, bài vị sạch sẽ bằng nước thơm, để khô thì đặt lại như cũ.

Xử trí chân hương, đồ thờ cúng bỏ đi ra sao?

Theo ông Hà Thanh, tối kỵ rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung.

me
Nhiều nhà còn đem đồ thờ cúng như bát hương, chén đĩa thờ cũ… vứt lung tung. 

Nhiều nhà còn đem đồ thờ cúng như bát hương, chén đĩa thờ cũ… vứt lung tung. Người xưa không làm như thế, mà quan niệm đem tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng thả ra sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.

Nên chọn thời gian lau dọn bàn thờ tốt nhất vào dịp cuối tháng cô hồn

Dùng nước vang ấm (nước đun từ 5 thứ thảo dược thơm), rượu gừng để lau. Bao sái thuận là lau bài vị Phật, rồi thần linh trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị tổ tiên (không nên làm ngược lại vì bị coi là bất kính). Sau khi lau sạch bát hương, đồ thờ cúng, bài vị sạch sẽ bằng nước thơm, để khô thì đặt lại như cũ. Ông Hà Thanh lưu ý: Thời điểm bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng 7 âm lịch cần làm từ cuối tháng 6 âm lịch, còn bây giờ thì thời điểm đó đã qua. Bây giờ là đầu tháng nên người dân chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt. Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm hãy làm theo lệ cũ phép xưa.

Cách bài trí bàn thờ

- Bàn thờ tùy điều kiện mà đặt lễ cúng dường.

- Bàn thờ truyền thống cần có bình hoa, đèn/nến, hương, hoa quả, chén nhỏ đựng nước cúng.

- Bao sái bàn thờ nên dùng chổi, khăn lau riêng.

- Ngoài đặt các đồ thờ cúng, thì những thứ không liên quan đến thờ cúng không nên bày trên bàn thờ.

- Không nên đặt chậu cây cảnh, hoa giả dâng cúng trên bàn thờ. Chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng. Nước bình hoa nên thay thường xuyên để tránh uế tạp.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

lam thach rau cau nuong sa te Gà nướng đất sốt cà tím với thịt bằm Mon ngon gia dinh ca cá sốt cá hồi hấp bánh phu thê sốt gà với nấm đông cô luon um nuoc cot dua cupcake trà xanh sốt hải sản sốt khoai tây nghiền trứng rán rau củ sốt lá húng tây làm bánh bông lan ngon canh chua nấm sốt mì ý sốt me cá basa ca hoi nuong sot nuoc tuong mì tôm trộn chua cay ngon keo mut chocolate ngon rau củ tẩm bột chiên giòn sốt spaghetti sốt thịt băm bánh bào hình hoa sốt vang thịt bò cua rang me sứa bóp gỏi nuoc duong gung sứa trộn rau củ Tại sức khỏe thịt bỏ mắm sữa đậu nành bắp củ sen nhồi gạo sữa bắp thơm ngon Tự làm sữa bắp sữa chiên trung sữa chua tôm xào hành toilet sặc bánh mì hình hươu cao cổ sữa chua dâu Món ăn có ích cho người bị viêm gan sữa chua dẻo ca cao banh gyeongdan cách làm cánh gà sốt cay thịt nguội hấp trứng salad ớt ngọt com sua sữa chua hoa quả canh ca chua trung banh brownie bowl thom ngon sữa chua mát lạnh ngày hè Tự làm Lẩu cháo cua đồng thơm ngon dễ ăn sữa chua nha đam sữa chua phô mai sữa chua phô mai ngon thịt ba chỉ cuộn ớt sữa chua thanh long cach nau sup may man sữa gạo đẹp da bắp nướng mật sữa lắc bia sữa ngô cha quê sữa tươi s ca dieu hong Lưỡi sa lát bí ngòi sa lát hoa quả sa lát nga sa lát táo sandwich kẹp luoi Theo sa lát thanh cua sa lát Mít List que ngò kẹo thịt heo ba chỉ áp chảo nướng bánh quy chanh mì căn Muối sa si mi cá sa te sake tẩm bột cach lam banh xu xe củ cải trắng muối nấu rùa salad chẠquẠnhan món chè lạ cai kim chi salad đậu ngự salad đậu phụ bơ salad ớt salad bánh mì salad bơ rau mầm tra sua tran chau cach Lam mi quang Cún Khang Cách làm bánh bao nhân ngọt salad bắp củ cải tím salad cà salad cà basa salad cÃƒÆ chua bi salad cà rốt trái bơ salad cá hồi mién