Lau dọn bàn thờ như thế nào cho đúng cách trong tháng "cô hồn" là điều thắc mắc của rất nhiều người.,Tháng "cô hồn", tháng "cô hồn" và những điều đại kỵ...
Tháng "cô hồn" và những điều đại kỵ khi lau dọn bàn thờ

Tuyệt đối kiêng kỵ làm đổ vỡ đồ thờ trong tháng cô hồn

Theo phong tục truyền thống xưa kia, việc cúng lễ là việc của đàn ông – người là chủ gia đình, những người này phải đích thân chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. Bởi trên bàn thờ, tủ thờ thường có các hộp ghi lại gia phả, văn bản cổ quý, di chúc… nên không muốn khi “bao sái”, dọn dẹp nơi thờ cúng con dâu tò mò mở ra, biết hết việc của dòng họ.

me
Thờ phụng ông bà tổ tiên là trách nhiệm, đạo lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. 

Ngày nay, ở các đô thị lớn việc bày biện hay thắp hương trên bàn thờ không còn quá coi trọng việc phân biệt nam hay nữ, hay phải tra cứu xem tử vi. Nhưng ở chốn thôn quê nhiều địa phương vẫn giữ nếp xưa, việc cúng lễ là do đàn ông trong nhà làm. Đặc biệt vào những ngày cúng lễ quan trọng như: ngày Rằm tháng 7, giỗ chạp… thì nhất định phải mời người lớn tuổi nhất họ hoặc cao tuổi nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên.

Thờ phụng ông bà tổ tiên là trách nhiệm, đạo lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. Việc lau dọn bàn thờ ai làm cũng được, không nhất thiết cứ phải chọn lựa, nhất là nhà ở đô thị, việc thờ cúng lau dọn bàn thờ không còn phân biệt rạch ròi như trước. Người bao sái bàn thờ chỉ cần chú ý làm việc cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị…) của tổ tiên để lại.

Không được tùy tiện động tới bát hương

Theo các nhà phong thủy học, bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng, ngày thường chỉ cần lau dọn sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm hay di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương được coi là điều tối kỵ, vì các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu. Trước các dịp lễ, Tết, các gia đình lau dọn bàn thờ gọi là lễ “bao sái”, mục đích chính là nhằm tẩy rửa, lau dọn sạch sẽ tất đồ thờ tự. Thời gian bao sái tốt nhất nên chọn vào dịp cuối tháng.

Thời điểm để bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng 7 âm lịch cần làm là từ cuối tháng 6 âm lịch, còn bây giờ thì thời điểm đó đã qua.

Bây giờ là đầu tháng nên người dân chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt. Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm hãy làm theo lệ cũ phép xưa.

Cần chú ý phải tắm rửa thật sạch sẽ rồi bắt tay vào việc. Đầu tiên bày đĩa hoa quả, thắp nén hương xin gia tiên và thần linh tạm lánh để con cháu bao sái bàn thờ. Chờ sau khi hương tàn hãy bắt đầu công việc. Hãy trải vải đỏ (hoặc giấy đỏ) lên mâm (hoặc bàn) để đưa bài vị, đồ thờ đặt vào đó. Cẩn thận đặt đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên riêng rẽ kẻo lẫn lộn.

Sau đó dùng nước vang ấm (loại nước được đun từ 5 thứ thảo dược thơm) cùng với rượu gừng để lau. Thứ tự bao sái cần làm là lau bài vị Phật, rồi thần linh trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị tổ tiên (không nên làm ngược lại vì bị coi là bất kính). Sau khi lau sạch bát hương, đồ thờ cúng, bài vị sạch sẽ bằng nước thơm, để khô thì đặt lại như cũ.

Xử trí chân hương, đồ thờ cúng bỏ đi ra sao?

Theo ông Hà Thanh, tối kỵ rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung.

me
Nhiều nhà còn đem đồ thờ cúng như bát hương, chén đĩa thờ cũ… vứt lung tung. 

Nhiều nhà còn đem đồ thờ cúng như bát hương, chén đĩa thờ cũ… vứt lung tung. Người xưa không làm như thế, mà quan niệm đem tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng thả ra sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.

Nên chọn thời gian lau dọn bàn thờ tốt nhất vào dịp cuối tháng cô hồn

Dùng nước vang ấm (nước đun từ 5 thứ thảo dược thơm), rượu gừng để lau. Bao sái thuận là lau bài vị Phật, rồi thần linh trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị tổ tiên (không nên làm ngược lại vì bị coi là bất kính). Sau khi lau sạch bát hương, đồ thờ cúng, bài vị sạch sẽ bằng nước thơm, để khô thì đặt lại như cũ. Ông Hà Thanh lưu ý: Thời điểm bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng 7 âm lịch cần làm từ cuối tháng 6 âm lịch, còn bây giờ thì thời điểm đó đã qua. Bây giờ là đầu tháng nên người dân chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt. Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm hãy làm theo lệ cũ phép xưa.

Cách bài trí bàn thờ

- Bàn thờ tùy điều kiện mà đặt lễ cúng dường.

- Bàn thờ truyền thống cần có bình hoa, đèn/nến, hương, hoa quả, chén nhỏ đựng nước cúng.

- Bao sái bàn thờ nên dùng chổi, khăn lau riêng.

- Ngoài đặt các đồ thờ cúng, thì những thứ không liên quan đến thờ cúng không nên bày trên bàn thờ.

- Không nên đặt chậu cây cảnh, hoa giả dâng cúng trên bàn thờ. Chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng. Nước bình hoa nên thay thường xuyên để tránh uế tạp.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Yên su su xao đồ ăn vặt dạ dày hầm pudding sua caphe xốt đậu que xào thịt bò bánh gato vị cacao Triệu DUI ga món Indonesia Cai ga Xi cách bó hoa sườn chiên cupcake dâu tây rau rút nhút xào tôm cua chien gion kem sữa chua cá tầm nấu canh thì là salad bạc hà dưa leo yếm cháo bánh quy phô mai chanh Gà gà tẩm bột chiên giòn xôi đậu uc GÃƒÆ salad cá phở gà trộn Sup cua Cầu cach lam banh mochi kiến bánh cay khoai mì món Nam Thiên Trúc Món ăn vặt nhâm nhi cho bé tăng tôm tẩm bột tá may và Cách làm lạnh bia nước ngọt trong tíchbel" style="background-color: #E0F5C6" href="/index.php?q=bóc">bóc Mon goi bì heo chiên giòn cach lam banh crepe man trứng muối trứng Trâm Phạm Nuong cách muối dưa cải chua Suon xao chua ngọt công thức bún trộn thịt bằm tôm xiên que nướng trai bo ngam cach nuong banh DÃƒÆ u cong thuc lam kem tuoi gợi thức khuya mon mi ngon món canh chua tâm hồn người Việt nước uống soda xoài Du banh trung thu khoai lang tim ca thu nhat Cách nấu cháo gà cách làm bánh crêpes lập gia đình chè hạt sen đậu xanh cach uop thit muối ớt ngon lòng gà cach lam sup ca rot cacao lam banh hanh nhan phá lẩu nấu xôi rồng món ngon từ thịt bò ốc om chuối Kem dâu cá chiên nước tương hướng dẫn cắm hoa đẹp vit quay Lang Son Rắn ngon từ thuở nằm nôi dau phu xao rau cu hấp xíu mại gà xào cach lam o mai tao cach nau dau hu công thức phá lấu mÃƒÆ lai banh bo cot dua ngon cach lam ca ro nuong cach lam com chien xa xiu Cach lam banh trung thu don gian Nguyễn Siêu thạch dứa goi cuon rau ma ngon vãƒæ Sâu thịt heo xay nhồi bí ngòi banh socola dut lo xôi lá dứa Banh Chuoi nuong salad bắp mỹ nướng valentine cà phê cốm ý mại cach lam hu tieu den singapore đồ xôi Bật Bánh Trung Thu thịt heo kho cach kho ca thu nhat bồ câu cach lam lau Lòng heo chao kỳ cach lam pho tron chua cay cach lam thit luoc ngam nuoc mam mon trai