Người Việt xem tháng 7 là tháng cô hồn, dã quỷ và cũng chính là tháng Vu Lan báo hiếu.,"tháng cô hồn", tháng 7 âm lịch được gọi là "tháng cô hồn", nguồn...
Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là "tháng cô hồn"?

Nguồn gốc tục cúng cô hồn

Xưa, người Việt cổ tin rằng, tùy theo việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Theo quan niệm của nhiều gia đình Việt, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

me
Theo quan niệm của nhiều gia đình Việt, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận.

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng.

Một chuyện khác kể rằng, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thấy thì thấy một con ngạ quỷ (quỷ đói) người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó. Quỷ nói: “Nếu muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên, thì ông cũng được tăng thọ”.

Tôn giả A Nan Đà đem chuyện này nói với đức Phật. Phật bèn làm một bài chú đem tụng trong lễ cúng tam bảo để cầu siêu thoát cho quỷ đói miệng lửa. Về sau, dân gian hiểu rộng ra thành lệ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung. Lễ cúng dần dần thành xá tội vong nhân – thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia…

me
Cũng trong tháng 7, người ta thường truyền tai nhau về 18 điều cấm kỵ như: không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối...

Cũng trong tháng 7, người ta thường truyền tai nhau về 18 điều cấm kỵ như: không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối... Cũng không ít người quan niệm rằng tháng này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới… Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng. "Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt", GS. TS Phạm Đức Dương, chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học chia sẻ trên Infonet.

Ngạ quỷ - nỗi kinh sợ trong tháng cô hồn

Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.

Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận.

Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.

Tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn

Như vậy, trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn. Hai lễ này về cơ bản hoàn toàn khác nhau. Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, người hầu của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông.

me
Như vậy, trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn. 

Vì tưởng nhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Thương mẹ nên ông dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Vì còn tính "tham sân si" nên khi bà đưa bát lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ không thể ăn được. Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiền Liên cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.

Đức Phật dạy ông rằng một mình con không thể cứu được mẹ do ác nghiệp của bà quá nặng, chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong thành công. Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.

Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy, không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Từ đó ngoài ý nghĩa "mùa hiếu hạnh", tháng bảy âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn (tức là vong hồn không có người thân) để mong họ phù hộ cho mình.

Từ đó về sau theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn. Tuy nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả, đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Kheo Tay Hay Lam Banh canh chua tôm bông so đũa Thiên Trúc trÃƒÆ nộm ốc Nộm ốc chua cay Bánh Kem mon banh gao cay ngon tron rau củ xào nấm độ chín của bít tết bánh phô mai cacao giòn làm tôm chả h canh thịt bò dưa cải kem đậu phộng Bánh nep sương sáo sương sa Bông cải banh su kem heo dong lanh điểm nhấn Cá lóc mi xao thìa Tôm kho dụng Cách làm kem trà xanh cực đơn giản mứt đậu phụ xào húng quế Gà kho gừng cá kèo kho chà o làm bánh xèo>săn Phở là một trong 12 món tuyệt hảo nhất lưỡi lợn ³n mỳ thịt mi bo che dau xanh Áp bắp hột xào thịt heo lam goi mit non Thiết bị nội trợ cơm nắm bọc pho mát món dinh dưỡng cách làm kho quẹt ngon món ngon kiểu nhật xoi khoai lang vit ham si ro le gung món ăn nào không để qua đêm bong bi chien gion chay cua sốt ớt ot chuong nhoi thit chuối chín Món mới đón mùa mới đây đậu hũ chiên rau thơm Huyết tương ớt quả cầu thịt om tỏi món giàu chất dinh dưỡng ca chuoi kho tieu Hội đồng khoai tây Mỹ may vムLàm bánh bánh mì sữa nhân táo can he nau thit Cam nau che Vịt om bánh quy bơ cá bông lau mien nau thom ngon thit lon sầu riêng banh trung thu nhan sau rieng cua bà snack khoai lang nướng chả cá chiên xù cach lam mi Ốc bươu cach lam tom tra thom ngon cà nh gà kho coca canh chua lươn rau củ quả bun riêu chè đậu đen Võ Mạnh Lân salad sốt rau củ spaghetti xào bò cà moi kho Cach lam banh chung ngay tet cánh gà nướng banh tart chanh lẩu ếch măng chua khoai tây xào cá viên nước sốt cà tóc đẹp bổ sung thực phẩm Ăn sao cho gan khỏe bánh Đức phá mong heo chien xu ca kiem sot kieu y gia do cach lam banh it xa xiu món Philippines cat tia chuoi tôm hấp cá hồi vua áp chảo sua me tò xôi nếp bọc trứng bánh pho mát cacao kho đậu hũ bún riêu mà mà nhẠcá tương cà khoai tay chien xu