Viêm mũi mạn tính là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo Đông y bệnh chủ yếu do cơ thể suy nhược, nội tạng bị tổn thương, phế khí suy nhược, chức năng chuyển hoá khí không được ổn định, khoẻ mạnh, dễ bị hàn tà tập kích, làm cho lỗ mũi bị nghẹt, thậm chí khó thở; niêm mạc mũi bị sưng. Nếu phổi đã bị phục nhiệt mà lại gặp hàn tà lâu ngày, có thể gây nên khí trệ huyết ứ.
MÓN ĂN TỐT CHO NGƯỜI BỊ VIÊM MŨI

Viêm mũi mạn tính là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo Đông y bệnh chủ yếu do cơ thể suy nhược, nội tạng bị tổn thương, phế khí suy nhược, chức năng chuyển hoá khí không được ổn định, khoẻ mạnh, dễ bị hàn tà tập kích, làm cho lỗ mũi bị nghẹt, thậm chí khó thở; niêm mạc mũi bị sưng. Nếu phổi đã bị phục nhiệt mà lại gặp hàn tà lâu ngày, có thể gây nên khí trệ huyết ứ.

Xem thêm :

 

Căn cứ vào triệu chứng, y học cổ truyền chia viêm mũi mạn tính thành 3 thể và có những món ăn phù hợp để chữa trị:

MÓN ĂN TỐT CHO NGƯỜI BỊ VIÊM MŨI

Thể phế nhiệt nghẽn:

Nghẹt mũi có lúc nặng nhẹ, gặp nóng thì nặng lên, gặp mát thì nhẹ đi; ưa trời mát mẻ, kỵ trời nóng nực. Niêm mạc mũi sung huyết rõ rệt, đỏ lên khá đậm. Nước mũi không nhiều, nhưng màu vàng và đặc. Hốc mũi bị khô, cảm thấy thở nóng rát, đầu căng và nhức, miệng khô, khát nước, đi ngoài bón kết khó khăn, tiểu màu vàng và ít, chất  lưỡi  đỏ hoặc mốc vàng ít bọt, mạch nhanh, dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Diếp cá nấu dạ dày lợn: Rau diếp cá nhặt rửa thật sạch, xắt nhỏ, bỏ vào trong dạ dày; bỏ vào nồi, nước vừa đủ, hầm 2- 3 giờ. Ăn cái uống nước.

Bài 2: Phổi lợn hầm lá dâu, hoa cúc: Lá dâu 15g; hoa cúc 15g; Phổi lợn 250g. Ăn cái uống nước.

Phổi lợn rửa thật sạch, dùng tay vắt ra hết nước bẩn, thái miếng nhỏ; lá dâu, hoa cúc rửa thật sạch, nấu kỹ, gạn lấy nước cho Phổi vào nước đó hầm 1- 2giờ.

Bài 3: Trà nhị hoa: hoa Cúc, Chi tử mỗi thứ 10g; Bạc hà 3g; Hành trắng 3g.

Các vị trên rửa thật sạch, đổ vừa đủ nước sôi để hãm một lúc cho thấm rồi rót ra chén cho chút mật ong, quậy đều uống thay trà. Nên uống thường xuyên.

Thể phế khí hư hàn:

Mũi nghẹt  nhẹ hoặc nặng. Gặp lạnh thì nặng, gặp nóng thì nhẹ. Ưa nóng mà kỵ lạnh. Niêm mạc mũi sung huyết nhẹ, mầu nhạt hoặc mầu hồng xám, hoặc hơi phù. Nước mũi loãng trong, chân tay hơi ấm hoặc hơi bị ho. Đến mùa đông thì đi ngoài hơi bị sống phân, tiểu trong, lưỡi chất nhạt, mốc và ướt mạch trầm nhỏ yếu.

Bài 1: Phổi lợn hầm hoàng kỳ, hạt sen: Hoàng kỳ, hạt sen mỗi thứ 50g, Phổi lợn 250g. Hoàng kỳ, hạt sen rửa thật sạch; phổi lợn rửa nhiều lần, vắt hết nước bẩn ra. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, hầm 2- 3 giờ cho nhừ, muối và gia vị vừa ăn.

Bài 2: Canh nhân sâm, liên nhục: Nhâm sâm trắng 10g; Hạt sen 15g; Đường phèn 30g.

Nhân sâm, hạt sen bỏ tâm cho vào tô, đổ vừa nước hãm, cho đường, hấp cách thủy khoảng 1 giờ rồi uống.

Canh phổi lợn, trùng thảo: Phổi lợn 250g; Đông trùng thảo 5g; muối, Bột gọt (mì chính).

Phổi lợn vắt sạch máu và chất bẩn, rửa thật sạch, xắt nhỏ, cho vào nồi cùng với đông trùng thảo, cho vừa nước, hầm nhừ, cho gia vị vừa ăn.

Thể khí huyết ứ đọng:

Mũi sưng to do nghẹt mũi nặng và kéo dài phần nhiều kèm theo đau đầu, váng đầu, miệng khô họng khan, mũi chảy nước nhiều, viêm nhiều, hoặc bị ho, tai ù, thính lực giảm, lưỡi nhạt thâm mốc dày vàng; mạch trầm trì.

Bài 1: Tam thất hấp gà: Thịt gà 250g; bột tam thất 10g, Đường phèn vừa ngọt.

Thịt gà rửa thật sạch, chặt miếng nhỏ, ướp đường phèn giã nhỏ, cho vào tô hoặc liễn, nước vừa đủ, hâm cách thuỷ 1 giờ.

Bài 2: Nước nhân sâm, điền nhất: Nhân sâm 10g, bột điền thất 3g. Nhân sâm thái lát mỏng, cho vào tô, vừa đổ nước, hầm cách thuỷ 1 giờ. Gạn nước sâm, cho bột điền thất vào, quậy đều, cho chút đường cho dễ uống. Uống thay nước trà.

Lời khuyên của thầy thuốc

Viêm mũi mạn tính do nghề nghiệp hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng, thì phải hết sức tránh tiếp xúc với các chất đó, tránh những chất khí có hại như: dầu, khói, khí kích thích. Ngoài ra, nếu người bệnh là người lớn tuổi, thường là sức khoẻ yếu, thì cần rèn luyện thân thể và nghỉ ngơi hợp lý. Thông thường, khi sức khoẻ khôi phục, bệnh viêm mũi cũng sẽ giảm đi.

Người bị viêm mũi mạn tính do phế nhiệt nghẽn, nên ăn thứ có tác dụng thanh nhiệt như: mướp đắng, giá đậu xanh, mướp, cá, thị, lê, chuối tiêu, ô liu… Nếu là thuộc loại bệnh do phế tì khí hư, nên ăn các thứ có tác dụng bổ ích phế tì như: Táo tầu, ý dĩ nhân, hoài sơn, trứng vịt, thịt vịt, phổi lợn… Người bị bệnh này nên kiêng dầu mỡ, ngậy nhiều, đắng, cay, chất kích thích. Tuyệt đối không uống rượu.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Sức khỏe

cá thịt cách làm cơm chiên cá hồi làm bánh pía com chien duong chau chần chao cu sen bò xào thơm xay thanh long với sữa tươi cơm chên cach lam banh my pho mai Ấn Độ Nét Sự nam dui ga xao ca hoi nuong tieu den cach lam luoi vit chien gion Socola đậu phụ sốt cay Dua chua Những món ăn đêm độc đáo ở Đà Lạt bẠbụn Rủ cà ri lam banh paparoti bánh giò ngon sườn rim mặn ngọt Bữa Tiệc Giản mặt thon gọn Phở chấm đơn giản mà ngon miệng vitamin C mẹo làm cua nhanh xao chua ngot=Gian">Gian củ sen hầm hành tây Nuong cu hanh cach lam mut dau sÃƒÆ p bánh trôi nhân mèớc lèo vẠchao hai san bánh dứa cà quẠcá hồi cuốn luộc mực nấu canh heo thit ngam sau ngon Thạch hoa quả Cá đồng kho lá gừng non canh cá hồi bún riêu cua xương heo Báo món ăn Việt Nam Tôm càng kho tàu thơm ngon ngày Tết Cach nau bun sốt cá t ga tikka ngon Đau bụng chao ngheu quả vải huong dan nau ca banh tam bi mục cha dau thit Mẹ cach lam hu tieu xao chÃ Æ cơm đẹp mắt Tráng miệng ốc mở Trứng cá hồi sen hầm đậu lam muc xao trung muoi ngon trứng vịt hầm ngải cứu phồng Mực chien gion ca vien chien Kiểm canh đậu đàng Các dụng cụ cắt gọt tiện lợi cho bong lan cuon ngày lạnh bo tai samousa bÃ Æ cach lam mon ngheu hap thai Bánh bông lan cuộn hồng xinh xắn canh chua cÃƒÆ basa banh ran ngot thom che bien ga bún dau Gan gà Những món khoái khẩu trên bàn nhậu của thit heo rang ngot Canh cá nhiễu nấu măng tươi muối chua error cÃƒÆ kho co mứt me cánh chua Mon xao ngon bánh đúc nước thịt món Bắc Hằng MT cua chien gion cua đồng chiên giòn ca phao dưa món chua ngọt các món chiên ngon cach lam banh mi nương Cá trê banh mi bo sua dâu phu thit lon chien mô hình