Viêm mũi dị ứng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, uống thuốc thường xuyên không phải là một cách tốt nếu có thể ngăn ngừa được từ thực phẩm thì sẽ rất tuyệt vời và không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.
MÓN ĂN CHỐNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG CỰC TỐT

Viêm mũi dị ứng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, uống thuốc thường xuyên không phải là một cách tốt nếu có thể ngăn ngừa được từ thực phẩm thì sẽ rất tuyệt vời và không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm :

 

Sau đây là một số món dược thiện chữa viêm mũi dị ứng:

Tỏi chữa viêm mũi dị ứng cực tốt

Tỏi chữa viêm mũi dị ứng cực tốt

Bài 1: Thịt bò 90 g, tỏi tươi 60 g, rau thơm tươi 15 g, gạo tẻ 60 g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa thật sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ, đập giập, rau thơm xắt nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào nấu sôi một lát, thêm rau thơm và gia vị, ăn nóng trong ngày.

Công dụng: Khu phong, trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể hàn thấp (chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện hoặc tăng lên khi gặp lạnh).

Trong món ăn này, tỏi giữ vị trí quan trọng nhất vì có vị cay ngọt, tính ấm, giúp khu phong, trừ hàn rất mạnh (rau thơm cũng có công dụng tương tự nhưng yếu hơn). Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, tỏi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus khá mạnh, cải thiện năng lực miễn dịch của cơ thể. Thịt bò và gạo tẻ bổ tỳ, ích vị, giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng chống lạnh.

Bài 2: Đầu cá 2 cái (chừng 150 g), tân di 12 g, tế tân 3 g, bạch chỉ 12 g, gừng tươi 15 g. Đầu cá bỏ mang, làm sạch, tân di gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa thật sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị; ăn đầu cá, uống nước canh trong ngày.

Công dụng: Khu phong, tán hàn, làm thông mũi. Dùng cho những người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể phong hàn (đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều, bệnh phát về mùa lạnh và gặp lạnh thì các chứng trạng nặng lên).

Trong bài thuốc trên, tân di vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tán hàn, giải quyết bệnh lý vùng đầu mặt và làm thông các lỗ tự nhiên, đặc biệt là mũi. Tế tân và bạch chỉ cũng có tác dụng tương tự. Đầu cá bổ trung, ích khí; gừng tươi trừ phong, tán hàn. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tân di và tế tân đều có khả năng chống dị ứng khá mạnh.

Bài 3: Tây dương sâm 15 g, ếch 2 con (chừng 150 g), bách bộ 30 g, ma hoàng 3 g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa thật sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Dưỡng phế âm, thông mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư (mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ).

Trong món ăn trên, tây dương sâm vị ngọt hơi đắng, tính mát, có công dụng dưỡng phế âm, tăng cường thể chất. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, việc dùng riêng tây dương sâm cho người có thể tạng âm hư bị viêm mũi dị ứng do phong nhiệt cũng có hiệu quả. Theo y học hiện đại, vị thuốc này giúp nâng cao năng lực thích ứng và khả năng miễn dịch. Bách bộ vị ngọt, tính hơi lạnh, giúp thanh nhuận phế âm, an thần; ma hoàng có khả năng chống dị ứng. Ếch vị ngọt, tính mát, có công dụng bổ tỳ, dưỡng phế, nâng cao thể chất.

Bài 4: Chim bồ câu 1 con (chừng 90 g), hoàng kỳ 60 g, tân di 9 g, bạch truật 9 g, đại táo 12 g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị còn lại rửa thật sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày.

Công dụng: Bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà xâm nhập (tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi).

Trong bài thuốc trên, hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung, ích khí, tăng cường thể chất. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoàng kỳ giúp nâng cao năng lực miễn dịch của tế bào. Tân di, gừng tươi phối hợp với hoàng kỳ có tác dụng chống dị ứng khá tốt. Bạch truật, đại táo và thịt chim bồ câu có công dụng bổ tỳ, ích khí, nâng cao thể chất.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Sức khỏe

nấu chè bột báng đậu xanh nấu chè cũ mã thầy nấu chè củ năng bap cha cơm âm phủ Làm Bánh mỳ nấu chè hạt sen đậu ván Đuôi heo hầm đậu đen quà nấu chè lạc nấu chè măng cụt Latte nấu chè thập cẩm lam mut dua soi nấu chè xoài nấu gà với trái vải Thơm mềm thịt lợn đen nướng Nghệ An nấu hải sản riềng vịt cách nấu lẩu bò bánh giầy đậu xanh ngon nấu lẩu gà xôi thịt viên xếp hình cây thông môi Cách làm sườn heo op nấu lẩu gà ta nấm dò nấu mì kim chi clip nấu mì trứng thịt xá xíu nấu phở gỏi xoài xanh thịt bò XГґi Lưu ý các mẹ nhé Không nên cho trẻ latte nấu rau câu nấu rau muống với riêu cua nấu súp cà rốt đậu hũ souffle Tràng nấu súp măng tây Nghêu hấp sả thạch sô cô la nấu sốt chua ngọt mai goi tom bap cai tim nau lau ga ngon chân giò hấp nấu sốt teriyaka nem cuốn kim chi nấu sữa đậu phộng xào su su với trứng nấu thịt vịt với sấu heo quay 花生汤 nấu xôi cốm hạt sen xúc An nấu xôi gà đậu phộng cac mon thit ga nấu xôi gà hạt sen nấu xôi hạt dẻ tôm lột nướng xiên bap xao mo hanh nấu xôi khoai mì nếp cẩm nấu xôi xiêm nếp cẩm nước cốt dừa mắm tép chưng thịt nếp cẩm nấu sữa chua nồi hấp soda siro cach lam tra xanh latte ngon nem cá hồi nội trợ nem cá hồi Thức cãƒæ giá hẹ xào nộm đu đủ nộm đu đủ khô bò cach lam ca kho chuoi xanh ga chien sot chua ngot mẹo làm bánh bông lan Chà cá lang nộm ổi cha gio tom thit ngon nộm bí đao cà rốt nộm bí đao chua ngọt nộm bạc hà đậu phụ nộm bắp cải tím nấm kim châm lam sinh to du du ngon nộm bắp chuối nộm bắp chuối tai heo bánh pateso thịt heo nộm cá chiên giòn dua leo ep nuoc món ăn Hàn Quốc nộm củ sen bữa cơm gia đình ếch cháy tỏi tôm tươi tái chanh cach lam mut cu cai công thức canh trứng cút nộm chân gà món ăn Hàn Quốc một đôi Luong nộm chân gà ngó sen luộc nộm chân gà ngó sen Nộm chân gà ngó sen mưt nộm chân gà rút xương Chiên nộm chay nộm chua ngọt