Thực phẩm chứa độc tố tự nhiên; thực phẩm nhiễm chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe... luôn là mối lo của người nội trợ. Cục An toàn thực phẩm đã có các khuyến cáo giúp người tiêu dùng cách lựa chọn, chế biến an toàn.

	Sử dụng thực phẩm an toàn | Ẩm thực - Sức khỏe

Tránh ngộ độc sắn

Sắn (khoai mì) sử dụng trong chế biến thực phẩm công nghiệp và chế biến thành thức ăn. Tuy nhiên, trong sắn có chứa một lượng a xít cyanhydric (HCN) là chất có thể gây ngộ độc. HCN có nhiều ở vỏ củ, lõi củ. “Đặc biệt ở lá có hàm lượng HCN cao hơn củ 3-5 lần. Hàm lượng HCN trong sắn đắng và sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt”, tiến sĩ (TS) Nguyễn Lâm Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế lưu ý.

Sử dụng thực phẩm an toàn
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dùng nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng - Ảnh: D.Đ.Minh

Theo TS Nguyễn Lâm Hùng, HCN gây độc với liều 20 mg; liều gây chết người là 50 mg cho mỗi 50 kg thể trọng. Hấp thu của HCN vào máu rất nhanh, trong khoảng 1-3 giờ đã có biểu hiện ngộ độc. Bệnh nhân ngộ độc khi ăn sắn và các sản phẩm chế biến từ cây sắn (như lá sắn muối chua) với các biểu hiện: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy; ù tai, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi chân tay, đi không vững. Có thể nặng hơn: co giật, hôn mê; khó thở, suy hô hấp cấp, giảm huyết áp, tăng nhịp tim... và sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cần sơ chế đúng cách để có thể loại bỏ HCN từ khi còn là nguyên liệu. Các nguy cơ ngộ độc do HCN trong sắn là do sử dụng sắn đắng, sắn cao sản (sắn công nghiệp) có hàm lượng HCN cao; việc sơ chế và chế biến không bảo đảm an toàn (chưa bóc hết vỏ sắn trước khi luộc, chưa rửa và ngâm sạch, luộc sắn chưa kỹ...).

Theo TS Nguyễn Lâm Hùng, không sử dụng sắn đắng, sắn cao sản (cả củ và lá) để chế biến thức ăn. Khi nghi ngờ là sắn độc, tuyệt đối không sử dụng để ăn. Thông thường, củ sắn cần gọt, bóc vỏ kỹ, rửa ngâm nước sạch, luộc mở vung và nấu chín kỹ trước khi ăn. Lá sắn cần ngâm nước, rửa thật sạch, muối chua hoặc luộc thật kỹ trước khi ăn. Không nên tiếp tục ăn khi thấy sắn có vị đắng. Các biện pháp sơ chế, chế biến như xay nghiền, lọc bột, ngâm, luộc kỹ, ủ chua có thể loại bỏ phần lớn HCN trong sắn.

Xử trí sơ bộ khi bị ngộ độc sắn bằng: gây nôn, uống nước đường và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị.

Đề phòng bún, bánh canh nhiễm độc

Gần đây, tại TP.HCM và một số địa phương khác, cơ quan quản lý đã phát hiện các mẫu bún, bánh phở, bánh canh tươi nhiễm hóa chất tinopal. Theo TS Nguyễn Lâm Hùng, tinopal là chất làm sáng quang học gây ra hiệu ứng tán xạ trên bề mặt sản phẩm, chúng bám vào làm cho sản phẩm sáng trắng hơn. Tinopal dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, vải sợi, nhựa, sơn, mực in hay mỹ phẩm, dùng làm chất tẩy rửa trong gia dụng; cấm sử dụng trong thực phẩm.

Tuy nhiên, chất này đã bị một số nhà sản xuất lén bỏ vào thực phẩm để tăng độ trắng, bóng đẹp, gây nguy hại cho sức khỏe. “Ảnh hưởng sớm nhất của chất này là tác động đến đường tiêu hóa, niêm mạc ruột gây chậm tiêu, có thể gây viêm loét ruột, dạ dày. Nếu bị nhiễm kéo dài có nguy cơ gây rối loạn quá trình sinh tổng hợp của tế bào ruột, gan, thận và có nguy cơ bị ung thư”, TS Lâm Quốc Hùng cho biết.

Theo Cục An toàn thực phẩm, dấu hiệu để nhận dạng sản phẩm bún, bánh tươi... có ô nhiễm tinopal là sản phẩm có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng. Nên lựa chọn, mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng của cơ sở sản xuất, kinh doanh bún, bánh tươi và đã được cơ quan chức năng chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Nam Sơn


Tổng hợp & BT:

Về Menu

hóa chất, nhiễm độc, thực phẩm, an toàn

rang lạc tom xao trung muoi Khéo tay hay làm salad bap chim cút làm hoa hồng giấy Vị ngọt bún cá thu Đà Nẵng salad mỳ lươn cuộn thịt kho cà snack củ cải đỏ yến mạch ăn sáng các món kem ngon Tranh ẩm thực Ida Skivenes các món thịt ba chỉ cách nấu món chay Gạo cach nau che xanh sen tỉa củ cải thành hoa hồng cach nau pudding ngon màu xanh nhạt chân váy xòe tom nau ca ri Món giò Chả tôm cà ri trẻ em món ngọt béo phì thói quen ăn bánh bông lan chanh cÃƒÆ ch lÃƒÆ m công thức khoai tây nhân phô mai xoi chè trứng 90 tận dụng cải chiên trứng vịt muối hấp vân ngon Cá basa nom xoai chua ngot ngon oc cho pho xao thit bo Món nóng sưởi ấm ngày rét căm mì ý sốt pesto sữa chua trộn mít sinh tố xoài Ngon lạ mực nhồi thịt chiên sô cô la Bánh tây tự chế vòng tay sushi cÃƒÆ qua đao áo sơ mi Quán Tĩnh Gia Dạo Ba món cháo ngon cho ngày Sài Gòn trở gió cách làm kem bà chay món trứng Frittata kiểu Ý thu phạm bún gạo xào ăn chay Canh Hà Món hầm bánh bắp bo tieu hanh ngon dac san sapa canh sườn nấu cà rốt ngô non ca chien nuoc tuong bo nau dop cach lam cánh ga chien gion chẠphu chuc ngon phồng TrÃËe="background-color: #4201EA" href="/index.php?q=banh cuôn">banh cuôn đặc sản địa phương canh rau ngot nau moc cha chien ngon com rang kieu thai lam mut ca rot Thơm lừng bánh xèo nhộng tằm mon ca xien thịt đông nep boc chuoi nuong thì là nấu nghêu cá sa pa cá thu Nhật hải sản món bánh gạo nướng pasta ngon canh măng khô xương lợn chè bí đỏ đỗ đen thit bo cuon nam kim cham canh gムkhéo tay làm sữa chua cua bá ƒ cach lam com nam khoai tây lắc ớt các món nhậu cho chồng xem bóng đá mì spaghetti trộn ngô SÃƒÆ mềm dẻo tôm tươi hấp tỏi thit kho trung nuoc dua Bánh bông lan cuộn hồng xinh xắn bánh cookies súp lơ cách làm bún móng giò bổ dưỡng banh cake chuoi hanh nhan ngon bap nep món ăn tốt cho phụ nữ sau khi sinh khi nâu bánh canh cua mon an vat ngon cuoi tuan me ga luoc vỏ hộp Trà công thức bánh mì chuối nướng cách làm trứng nướng rau củ kem dừa thái luç å Kho thit lon Sâu canh thịt bò banh sau rieng kem thom mat salad xiên que cá diêu hồng gói giấy bạc đút lò chữa bệnh thông thường trà