Hầu hết các món xào, rán đều cần đến dầu chiên. Tuy nhiên, sử dụng dầu chiên như thế nào mới đúng cách và không gây hại sức khỏe là điều ít người biết.,Mách mẹ...
Sử dụng dầu chiên đúng cách: Các mẹ đã biết chưa?

Cách sử dụng dầu chiên an toàn

Khi chiên (rán), hãy chọn loại dầu (mỡ) nhiều acid béo no, ít acid béo thiết yếu. Vì khi chiên bất kể loại thực phẩm nào, trước tiên phải đun cho dầu (hoặc mỡ) nóng trên 100 độ C. Sau đó, cho thực phẩm vào chiên cho đến khi có màu vàng.

Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà, Trung tâm Khám & Tư vấn Dinh dưỡng - Khu vực Miền Trung cho biết: “Chị em không nên dùng dầu chiên chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao quá 180 độ C. dầu chiên sẽ bị cháy và biến chất, các vitamin trong dầu sẽ bị phá hủy làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu. Vì vậy, khi chiên (rán) thực phẩm các chị em nội trợ nên để nhiệt độ vừa phải, thực phẩm ăn được chín mà không bị cháy”.

Ngoài ra, các chị em nên chọn và sử dụng các loại dầu chiên đảm bảo chất lượng từ các thương hiệu uy tí, không sử dụng lại dầu đã qua chế biến. “Dầu thừa sau khi chiên (rán) nên bỏ đi, không sử dụng lại vì có nhiều chất độc như aldehyt, acidoxide, fatty… sẽ phá hủy các men tiêu hóa gây khó tiêu, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy và gây độc cho cơ thể. Mặc khác, khi chiên (rán) các thực phẩm bị cháy sẽ còn lại trong dầu là những chất không tốt cho sức khỏe”, bác sĩ Hà khuyến cáo.

me
Khi chiên (rán), hãy chọn loại dầu (mỡ) nhiều acid béo no, ít acid béo thiết yếu.

Nguyên tắc sử dụng dầu chiên

Nói không với dầu chiên đi chiên lại nhiều lần

Để tiết kiệm, nhiều bà nội trợ thường có thói quen sử dụng dầu chiên chiên đi chiên lại nhiều lần. Tuy nhiên, hành động này lại cực kỳ nguy hại bởi lúc này dầu chiên dễ bị oxy hoá, dẫn đến sự thay đổi bất lợi về mùi vị và màu sắc của món ăn. Các vitamin và một số chất dinh dưỡng trong dầu cũng sẽ bị phá hủy và hình thành một số chất gây hại cho sức khỏe.

Hơn nữa, những cặn thực phẩm còn sót lại trong quá trình đun nấu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Không vứt đi dầu bị đông lạnh

Nhiệt độ của những ngày đông lạnh giá thường khiến nhưng chai dầu chiên bị đông lại. Nhiều người tưởng rằng đó là hiện tượng dầu bị kết tủa nên nhanh chóng vứt đi, tuy nhiên đây chỉ là một hiện tượng vật lý bình thường chứ không phải một biến đổi hóa học nào gây hại đến sức khỏe người sử dụng cả.

Lúc này, hãy ngâm chai dầu vào nước ấm, dầu sẽ quay lại trạng thái lỏng và có thể sử dụng bình thường.

Bảo quản dầu chiên

Cách tốt nhất để bảo quản dầu chiên là để chúng ở nơi thoáng mát, cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng; không để nước bên ngoài, vi khuẩn hay không khí thâm nhập vào dầu.

Chị em cũng không nên bảo quản dầu chiên trong lọ bằng kim loại vì chúng thường làm cho dầu chiên bị hỏng.

Chọn dầu chiên có nhiệt độ sôi cao để phòng chống ung thư

Thạc sĩ – Bác sĩ Lại Phú Thái Sơn (Khoa Chống đau, Bệnh viện K Hà Nội) cho biết: “Nhiệt độ cao không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide và các chất gây hại cho sức khỏe. Do vậy, nên chọn dầu chiên có nhiệt độ sôi cao như dầu hướng dương (227 độ C) để tránh bị biến chất. Loại dầu chiên này cũng sẽ phù hợp cho việc nấu nướng và phòng chống ung thư hơn cả.”

Lưu ý khi sử dụng dầu chiên 

- Khi rán thịt, cá…bạn nên sử dụng dầu chiên hỗn hợp được chiết xuất từ các loại hạt. Loại dầu này làm cho món rán có màu vàng, đẹp. Mùi thơm của dầu cũng khiến món ăn thêm ngon và hấp dẫn hơn. 

– Dầu tinh luyện: được chiết xuất duy nhất từ một loại hạt như vừng, lạc, đậu tương…Mỗi loại có một mùi thơm đặc trưng riêng. Dầu tinh luyện thích hợp để khuấy bột hay nấu cháo cho trẻ. Vì cơ quan tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa thể hấp thu nhiều chất cùng một lúc. 

– Khi nấu các loại thịt, cá: Bạn nên sử dụng dầu lạc. Hương thơm của loại dầu này có thể khử được mùi tanh của cá và vị ngái của thịt. Khi hấp cá, nên rưới một chút dầu lạc, cá vừa bóng lại vừa thơm, ngon hơn.

– Để chế biến các món mì sợi và thức ăn hằng ngày: Bạn nên sử dụng dầu lạc và dầu đậu tương. Hai loại dầu nàu thích hợp để chế biến nhiều món ăn, nhất là các món chay. Dầu vừng chỉ thích hợp cho các món mặn và đặc biệt là phù hợp với các món xào, trộn (gỏi, rau…).

Nên cho dầu vừng vào khi thức ăn đã gần chín và chỉ dùng một lượng vừa phải. Nếu dùng nhiều, hương vị của món ăn sẽ giảm.

- Đối với các món tẩm hoặc ướp: Nên cho chút dầu chiên vào sau khi đã ướp gia vị. nếu cho dầu chiên vào trước, gia vị sẽ không thấm đều thức ăn.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Cà Kho nghe Hu Tieu ca cach luoc nang CƠM CHIÊN HOA THIÊN LÝ cà ran Thà lam tom chien xu Sắp xếp thư làm mắm ruốc chưng thịt mẹo vặt chọn và xử lý các loại hoa banh su ket thom ngon thit ga nau canh súp kem tươi lá dứa banh su cơm gà nướng noel gÃƒÆ goi học nấu ăn trong 60 giây Cháo cá lóc mon bau duc cach nau chạo nem chua ran cu sen chien nam kahlua Làm Bánh bao đậu phụ có chứa thạch cao Chè đậu đỏ Phạm Liên Thịt kho củ cải và đậu ga nau hat de May vÃƒÆ mán món salad súp lơ cách làm tôm bọc bánh tráng chiên ca sot toi cách tỉa dưa chuột Canh ghẹ nấu rau muống coca cola quÃƒÆ cách đồ xôi ngon bap cai tron bacon ngon thach trung ca nước ép kiwi rau câu dạ dày xào dứa làm chả tôm hấp mon sinh to chuoi ngon cach lam banh cookies dua Goi chua ngot sườn sốt dưa chua làm chả giò chao khoai lang Cha gio thit banh crepe ngon canh kho qua nhoi ca gỏi sứa nộm sứa hải sản Trần Làm giá Ếch xào trồng cây bánh món ăn dân dã hào ốc cà na chấy tỏi bo cuon voi kim cham de do chua canh thịt bò nấu lá lốt Hai thịt hấp Mẹo chọn mua và làm sạch bùn cát ở chan ga luoc miền trộn rau củ Các Món nướng Ức gà chiên giòn lam vang sua cho be bep gia dinh bắp xào tép dầu gió sinh to xoai Đồ cháo cua nấu rau củ cach lam xoi SOUP cach lam sinh to canh cá chuối xanh banh mi chanh leo Chú rau củ xào mực cà ri gà kiểu thái nau an ngon Để hu tieu de Thịt chó Món ăn nào chống rét banh bao cho be lam banh cay chien cách làm tôm chiên kem cá Lý bún chay Bún bì chay tôm chiên cốm nẠu am yến Gỏi xoài banh donut cà muối xỏi CAC MON GOI bun măm gà nhồi xôi nướng cach lam sa ke ran vung heo quay giòn bì hương dẫn nâu ăn cà ba sa công thức thịt dê bóp thấu bít cá rán mam kho