Người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc sắp xếp, lên thực đơn vào những ngày lễ cho hợp lý, rồi bảo quản chế biến thực phẩm vừa ngon, vừa bổ dưỡng lại vừa an toàn. Sắp xếp tủ lạnh ngày Tết
Sắp xếp tủ lạnh ngày Tết

Nhiều nghiên cứu cho thấy 50% các bệnh là do thực phẩm chế biến tại gia đình gây ra. Tất cả, từ niềm vui, sự ngon miệng, an toàn... đều là từ đôi tay của các bà nội trợ.

Những loại thực phẩm gì nên giữ trong tủ lạnh ngày Tết?

Bảo quản thức ăn một cách khoa học trong những ngày tết đến

Trước hết là nhóm thịt, cá tươi sống: Nên chọn loại tươi mới mổ, nếu gia đình bạn có 4-5 người thì tổng số các loại thịt cá chỉ nên mua khoảng 3-4 kilogram là đủ, ví dụ như gà 1 con (1-1,5 kilogram ), thịt lợn xay 0,5 kilogram hoặc viên mọc đã làm đông lạnh sẵn, nạc thăn 0,5 kilogram , thịt bò ngon 0,6-0,8 kilogram , cá diêu hồng, hoặc cá trắm vài khúc, tôm ngon một ít.

Hãy chia nhỏ thịt cá thành những phần nhỏ theo bữa mà gia đình bạn cần dùng, gói từng phần, từng loại riêng vào túi PE cẩn thận sao cho dịch không bị chảy ra ngoài, để vào hộp có nắp để tránh lây nhiễm vi khuẩn và lẫn mùi vị rồi cho vào ngăn đá.

Nên nhớ, theo khuyến cáo về bảo quản thực phẩm, các loại thịt cá tươi sống muốn đảm bảo an toàn trong thời gian dài cần để đông lạnh ngay, càng sớm càng tốt ở nhiệt độ dưới 0 độ F (tương đương âm 17-18 độ C).

Đối với những ai hay có khách đột xuất có thể chuẩn bị sẵn thêm một ít món nguội như giò, xúc xích... Tuy nhiên, không nên mua nhiều vì những món này nếu để ngăn đá chất lượng sẽ mất ngon và khi cần không sử dụng ngay được, còn để ngăn thường với nhiệt độ từ 32-40 độ F (từ 0-6 độ C) chỉ đảm bảo chất lượng trong vài ba ngày. Đừng quá tin vào hạn sử dụng mà các nhà sản xuất ghi trên bao bì rất dài.

Nhóm rau quả: Hầu hết các loại rau quả tươi đều bảo quản trong ngăn lạnh, nhiệt độ khuyến cáo từ 32-40 độ F (0-6 độ C). Tuy nhiên, đối với từng loại rau quả thì nhiệt độ thích hợp sẽ khác nhau. Ví dụ như rau bắp cải, súp lơ, cà rốt, cần tây, hành có thể chịu lạnh hơn các loại rau lá mỏng như xà lách, cải mơ, cải cúc...

Khi để rau vào tủ lạnh cũng nên rửa qua cho sạch, để thật ráo, rồi cho từng loại vào túi giấy (hoặc túi thấm khí dùng bọc rau) riêng, để ở hộc dưới cùng của ngăn lạnh (ngăn rau). Nên nhớ nhẹ tay, vì rau bị giập nát, nhiều nước sẽ sinh ra lượng Ethylen gấp nhiều lần rau khô ráo, nguyên vẹn.

Nhiều thực phẩm khác trong tủ lạnh rất nhạy cảm với loại khí này, thậm chí với một lượng rất ít. Cho dù khí Ethylen không đến nỗi gây độc với người nhưng nếu chúng ta để quá nhiều rau trong một khoảng không quá chật hẹp, chiếc tủ lạnh sẽ như một cái bẫy, phát sinh những vấn đề khác, lượng Ethylen nhiều sẽ làm rau "già" nhanh và quá trình thối rữa cũng tăng nhanh.

Các nhóm rau cải, không nên để quá hai ngày trong tủ lạnh, vì lượng nitrit trong rau bảo quản cũng tăng gấp rất nhiều lần so với rau tươi, không hề có lợi cho sức khỏe.

Các nhóm rau cải, không nên để quá hai ngày trong tủ lạnh

Nên chăng, chỉ để một ít rau gia vị để tiện sử dụng, làm tăng hương vị các món ăn ngày Tết. Riêng thìa là có thể bảo quản lâu bằng cách rửa thật sạch, để ráo nước cho vào hộp nhựa kín đưa vào ngăn đá. Khi ăn món canh cá bỏ ra thả vào lúc nước sôi, hương vị vẫn giữ nguyên.

Một điều nữa, các loại quả như chuối, hồng xiêm, cà chua thì phải để chín hoàn toàn hãy cho vào tủ lạnh, vì những quả này khi bị lạnh không thể tiếp tục chín được nữa. Và rõ ràng nếu ăn quả xanh thì không thể có chất lượng dinh dưỡng tốt được, cà chua xanh còn có thể gây ngộ độc.

Thêm gợi ý nhỏ, hãy chuẩn bị sẵn một ít sữa chua trong tủ lạnh ngày Tết. Nghiên cứu gần đây cho thấy sữa chua giúp duy trì cân nặng rất tốt: Canxi đóng vai trò khá lớn ở phản ứng đốt cháy chất béo trong cơ thể và các vi khuẩn thân thiện của sữa chua cũng sẽ giúp chúng ta tiêu hóa tốt hơn.

Sữa chua và các sản phẩm sữa như sữa thanh trùng, phomát... chỉ nên để ngăn lạnh (0-6 độ C). Một số người vẫn để sữa chua, phomát ngăn đá, tuy vẫn giữ được hương vị đặc trưng nhưng chất lượng sử dụng bị kém đi, phomát sau khi rã đông có thể bị nát vụn, không cắt thành miếng được, sữa bị phân li ăn kém ngon.

Vệ sinh, quản lý thức ăn trong tủ lạnh

Thường do xử lý cẩu thả vi khuẩn có cơ hội phát triển trong thực phẩm, do đó cần luôn giữ vệ sinh tay, tủ lạnh (cả ngăn đá lẫn ngăn lạnh), cũng như các khay, bát đĩa, túi đựng thực phẩm sạch sẽ.

Cần đảm bảo quy tắc "Đưa vào trước, dùng trước, có nghĩa là chúng ta sử dụng những thực phẩm cũ trước, mới sau. Cần theo dõi nhiệt độ của ngăn lạnh và ngăn đông.

Ngăn đông:

- Giữ nhiệt độ đông từ 0 độ F trở xuống (-17-18 độ C). Kem có thể thành khối đông đặc.

- Sử dụng màng bọc để giữ ẩm.

- Thực phẩm bảo quản phụ thuộc vào thời gian an toàn cho thực phẩm đó, gồm cả chất lượng ăn như mùi vị, độ dẻo dai... và cả giá trị dinh dưỡng nữa.

- Phải nhớ số lượng và thời gian bảo quản các loại thực phẩm trong tủ để sử dụng tuần tự.

Ngăn lạnh:

- Luôn đảm bảo nhiệt độ từ 34-40 độ F (1-6 độ C), tránh mở tủ thường xuyên đặc biệt là khi trời ấm.

- Cần để trong hộp kín hoặc bọc kín để tránh mất mùi hoặc nhiễm mùi (mùi của món này sang món khác).

- Các loại thực phẩm sống cần bọc cẩn thận, hoặc để trong hộp để không bị chảy nước nhiễm bẩn sang thực phẩm khác. Nếu lỡ để chảy nước ra tủ cần được lau sạch bằng nước xà phòng ấm hoặc nước khử trùng.

- Các loại thịt chín và thực phẩm thừa cần đậy kín hoặc bọc kĩ để tránh bị khô, toát mùi ra đồ ăn khác.

- Tránh để nhiễm khuẩn chéo từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

- Không nên để tôm còn sống trong tủ lạnh, vì nó sẽ chết và gây nhiễm cho các thực phẩm khác.

Ngày Tết dường như thật khác, vì quá nhiều thứ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng vẫn phải duy trì thói quen ăn uống lành mạnh mà ta đã có công rèn luyện. Bạn nên cố gắng tiếp tục thời gian biểu bình thường của mình. Chính cái tủ lạnh sẽ giúp bạn chủ động hơn, có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tận hưởng không khí Tết thoái mái hơn.     Theo Người đẹp
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

tháng chạp cach lam keo gom cach lam suon heo chien gion Chan gio lùn GIà bap cai cuon nam thit bánh phồng Cún Khang Chả tôm bọc sả nướng de tiem thuoc bac Chè đậu 3 màu banh socola thom ngon Lam gio tạt banh bong lan chuoi gỏi cá xào rau cần gỏi heo quay miền Tây gừng ngâm goi tai heo công thức kem sữa chanh dây lẩu cá chép dưa chua đậu hủ chiên Banh khoai tay chien lẩu cháo cá suon rang man mon an nhat Trứng Đồ nguội pudding sữa đậu nành công thức bún xào đậu xanh nấu cháo gan heo phô mai Ngon miệng với tu hài hấp chua cay thịt xào kim chi Mẹo làm món vịt luộc ngon mềm không Cach lam kem sau rieng canh cải nấu chả cá nấu canh sườn đu đủ pizza khoai tây xúc xích thạch đậu đỏ ống che bi ngo banh quy bo khâu di tra dao nêm tôm thịt bằm tự làm muối tôm Cocktail Đặc Sản sinh tố chuối sữa thit quay món ăn từ đậu phụ Nêm bột ngọt khi nào là phù hợp Cách làm bánh flan ngon cá cơm kho Canh gà bánh khoai mì trứng nướng Thiên Trúc Dau Đua cach nau che bà ba bẠxào tỏi mon ngon vung tau Miền Bắc ngoi banh ladyfinger Ngon tem bún xào singapore cảo chỉ chiên ngao xào ketchup Chao hao Đông trùng pancake bí đỏ chiên giòn canh chua ca khoai mon xoi che thom ngon Nui tron ngộ bánh phồng tôm nhân ngô chiên giòn nuoc chanh cach lam che ba ba hai san cua nau sup lo cá nục hấp cháy bơ tỏi cach lam ca ri hai san khoai Giảm nhiệt mùa nóng với pudding xoài trai cay say ngon sấu cuộn thịt ba rọi lam mut tu cui dua hau Chocolate Crinkles bánh quy món ngọt Trâm sức khỏe mùa đông Thịt sốt ca chua chè nha đam nhãn nhục chè trứng hoàng quốc việt banh pandan chiffon ngon tự làm quẩy tại nhà cach uop ca dien Miền Nam cach nau canh hến luon nau canh mon banh quy hat de cuoi Tart chocolate Nước Ngoài thit bo nau sot vang Nha dam xoi sau rieng nuoc cot dua cach pha nuoc cham banh cuon Đậu hà lan xào lẩu bò tái các món xôi ngọt thức ăn nhanh hen suyễn bệnh hô hấp dua chua ca rot thì làm mứt trung ga dưa muối BAN NAM