Có những thói quen bất thành văn mà hầu hết các bà nội trợ lâu nay đều cho là đúng và đang thực hiện trong căn bếp của mình. Và rồi "sự thật" dần được phơi bày khiến không ít người phải "giật mình".
Sai lầm tai hại trong nhà bếp khiến các bà nội trợ 'giật mình thon thót'

Dưới đây là những lầm tưởng của các bà nội trợ.

Ngâm rau quả vào nước muối để làm sạch

Nhiều người có thói quen ngâm rau sống trong nước muối vì nghĩ đây là cách tốt nhất để loại chất độc hại ra khỏi rau. Tuy nhiên, đây là thói quen sai lầm gây phản tác dụng cần bỏ ngay.

Nước muối không có tác dụng khi ngâm rau, quả

Bởi theo PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà, người có 20 năm nghiên cứu về vi sinh vật, tư vấn của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt: “Ngâm rau, quả vào nước muối không những không làm mất đi những chất có hại cho sức khỏe mà còn giữ lại áp suất thẩm thấu”. Nước muối gần như “vô tác dụng” trong việc loại trừ thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trong thực phẩm.

Rửa rau, quả đúng cách


Và cách tốt nhất để làm sạch rau quả được khuyên dùng rửa dưới vòi nước đang chảy để rửa trôi. Sau đó ngâm rau, quả trong nước (không pha muối) khoảng 10 phút, rồi rửa lại thêm lần nữa và vảy cho khô ráo nước. Chúng ta không ngâm dưới nước quá lâu vì điều này sẽ làm mất vitamin của rau quả.

Nghĩ hành, tỏi mọc mầm cũng độc hại như khoai tây

Thời tiết nồm ẩm kéo dài khiến cho hành, tỏi khô mọc mầm rất nhiều. Vì thế, không ít người đã vứt bỏ đi không thương tiếc vì sợ độc hại như khoai tây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, hành khô… khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố.

Ăn khoai tây mọc mầm có thể gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy...

Chẳng hạn, cũng giống như cách phytochemicals ngăn hoạt động của các chất gây ung thư, tỏi mọc mầm cũng đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám – tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn tim, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim. Chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm cao hơn rất nhiều so với tỏi thông thường giúp ngăn ngừa các loại bệnh do vi rút và nấm gây ra. Tỏi mọc mầm cung cấp lượng phong phú chất Anjoene – chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông...

Tỏi mọc mầm không hề độc hại như vẫn tưởng

Tuy nhiên, tỏi mọc mầm sẽ không thơm ngon bằng tỏi bình thường trong việc sử dụng làm gia vị hàng này. Hàm lượng chất chống oxy hóa sinh ra khi tiêu thụ kiểu này cũng không đáng kể, tốt nhất là không nên cố tình để hành, tỏi mọc mầm mới ăn. Nếu thực sự muốn phát huy tác dụng của này của chúng trong phòng/chống bệnh thì chúng ta cần có một kế hoạch và lộ trình bài bản khác.

Luộc trứng quá lâu hoặc ăn trứng lòng đào cho bổ

Trứng luộc là một trong những món dễ làm, dễ ăn nhất, tuy nhiên không phải ai cũng biết luộc trứng đúng cách để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Thậm chí, một số bà nội trợ mắc sai lầm không đáng có, cẩn thận quá xong lại phản tác dụng.

Luộc trứng quá lâu....

Điển hình như việc lo ngại trứng chưa chín kỹ, trứng sống, không ít người tăng thời lượng luộc trứng khá lâu để ăn chắc. Hậu quả sẽ khiến chất sắt bên trong lòng đỏ tích tụ lại tạo nên các đường màu xám xanh, có mùi lưu huỳnh hoặc màu trắng như cao su. Chất sắt này không chỉ làm mất đi hương vị tươi ngon vốn có của trứng mà còn làm bạn bị khó tiêu, dẫn đến đầy bụng, trướng bụng.

Ngược lại một số người lại thích luộc trứng kiểu lòng đào/trứng chưa chín kỹ bởi quan niệm rằng khi đó trứng gà sẽ bổ nhất, phát huy tác dụng dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên, trên thực tế thì trứng gà lòng đào sẽ có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn, vi trùng chưa chết gây bệnh tiêu chảy. Đồng thời chất đạm đang ở dạng “nửa vời” này cũng sẽ gây khó hấp thụ vào cơ thể.

Ăn trứng lòng đào có thể bị nhiễm khuẩn

Chúng ta cũng không nên để trứng luộc qua đêm vì chúng sẽ có thời gian dài tiếp xúc với không khí, dễ bị oxy hóa nguồn dinh dưỡng, làm biến đổi chất trong trứng, giảm giá trị dinh dưỡng đi rất nhiều.

Cho cả khoai lang, khoai tây, hành tây vào tủ lạnh

Việc lưu trữ và bảo quản thương thực, thực phẩm trong tủ lạnh là thói quen của mọi gia đình, tuy nhiên theo của các chuyên gia, bạn tuyệt đối không nên bỏ 3 loại củ nói trên vào trong tủ lạnh.

Cụ thể, đối với khoai tây, cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) khuyến cáo: Khi được bảo quản trong tủ lạnh, tinh bột khoai tây sẽ được chuyển hóa thành đường. Vậy nên lúc chúng ta chế biến, các loại đường sẽ kết hợp với axit amin asparagin tạo thành hợp chất hóa học Acrylamide, một trong những nguyên nhân gây ra ung thư.

Tuyệt đối không nên bảo quản khoai tây, khoai lang và hành tây trong tủ lạnh

Hợp chất acrylamide là một hợp chất hóa học được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, nhựa và thuốc nhuộm. Tuy nhiên, hợp chất này cũng thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, đặc biệt xuất hiện nhiều trong khoai tây chiên và khoai tây đông lạnh sau khi chế biến.

Không nên để hành tây cạnh khoai tây khi bảo quản

Không nghiêm trọng như khoai tây nhưng nếu để trong tủ lạnh, khoai lang và hành tây do thiếu sự lưu thông khí sẽ bị giảm chất lượng, nhanh hỏng, nhanh thối hơn. Để bảo quản lâu hơn 2 loại củ này, bạn hãy để chúng ở nơi thoáng mát, khô ráo và không bọc kín trong túi nilon. Lưu ý cũng không nên để hành tây cạnh khoai tây vì hơi ẩm và các khí do khoai tây tạo ra thúc đẩy nhanh hơn sự phân rã...

Nước rửa bát đa năng

Các bà nội trợ, đặc biệt là vùng nông thôn thường có thói quen lạm dụng nước rửa bát trong rất nhiều tình huống khác như rửa tay, rửa thớt, đánh rửa bếp ga, tủ lạnh... Điều đó rất không tốt, thậm chí nguy hại cho sức khỏe người dùng. Tốt nhất nước rửa bát chỉ nên để rửa bát, xoong nồi, còn những đồ vật khác cần sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng hơn để có hiệu quả cao và tránh ra những hư hỏng không đáng có.

Không nên lạm dụng và sử dụng quá nhiều nước rửa bát

Bênh cạnh đó, chị em phụ nữ lưu ý nên đeo găng tay khi rửa bát bởi các hóa chất độc hại có trong nước rửa bát sẽ trực tiếp làm hỏng da tay khiến đôi tay trở nên nhăn nheo, thô ráp, thậm chí bị nứt nẻ. Nguy hại hơn nữa, các hóa chất có thể thẩm thấu dễ dàng qua da, xâm nhập vào cơ thể.

Các bà nội trợ cũng không nên lấy quá nhiều nước rửa bát cho một lần sử dụng theo tâm lí càng nhiều càng sạch. Điều đó chỉ khiến cho việc rửa thật sạch hóa chất trên bát đĩa tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Hãy sử dụng lượng nước rửa bát vừa đủ, để vừa tiết kiệm vừa đảm bảo an toàn sức khỏe.

T/H


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bánh chuối hùm Làm Kem Ăn Vặt trong muc tam bot chien xúc xích chiên cha dau thit dạ dày hầm ruoc ca hoi nhat sà ng Trứng cá hồi xay củ sen đậu đen Hà Lan Thịt heo kho mang ngòi bí đao hấp thịt vết thương sẹo nghệ nha đam mẹo dứa xào sườn heo cach tia hoa ca rot tom su hap ngon banh chocolate sacher Ướp thịt nướng chả cá viên xào hành nấm mon ca loc mut quat deobo cuon nam ngonlam kem dau den thit heo luoc Bột sắn Pet Chi礙n canh cà chua chè thạch rau câu món ăn từ tôm cơm thịt gà nấm trứng giải khát bánh khoai dừa nạo thực đơn cơm chiều VÃƒÆ chuyên làm sốt với dâu tây salad khoai tay bánh ú đoan ngọ quà handmade tôm nướng dừa khô món nướng hương để lạc rang ớt cach nau mi xào cá rán báo trung hap thit cay emdep sinh tố dâu Cach lam thach dua bánh oreo nuoi xao Thái cach lam cheesecake hoa qua ngon cua chien gion Tré bà Đệ dui ga nuong la chanh ngon chè hạt sen long nhãn cuối tuần món giải nhiệt giá rẻ thịt gà om nước tương xuong coc dam muoi ot cai mam tron thit bo banh bot nep tom chay Mẻ cach lam goi ga chua ngot cach lam dau sot trung muoi banh bao chien gion Miếng thực phẩm sạch Công dụng tuyệt vời của quả óc chó lá xách panna cotta trai cay ngon Cơm tấm Sườn nướng Mon xao ngon cách làm bò khô thèm cach tia hoa rau xào thịt bằm gà ta quay hầm xíu snack khoai tây Nấm rơm Vân xiu mai tom thịt heo kho xá xíu mon nem nuong thom ngon ca chua bi mì quảng tôm thịt canh ca nau khe chua lam banh uot chạo gà Đầu năm ăn mắm tiến vua nước mắm dưa leo giấm sua trung ga dưa hâ u Món Luộc Mon khai vi Canh nấm nuoc mam toi ot tỉa con công từ cà rốt tam uop LAU cách làm mứt du du công thức mứt dừa ngon Cach lam chuoi xao bữa cơm hàu tinh binh thực phẩm sức khỏe sa ngày lạnh lau cua banh hap ngon banh sau rieng