Những thói quen giặt giũ tưởng chừng như vô hại lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại rất lớn đến tuổi thọ của máy giặt.,Sai lầm phá hỏng máy giặt của bạn nhà nào...
Sai lầm phá hỏng máy giặt của bạn nhà nào cũng mắc

1. Dây khóa kéo

Bên cạnh những chiếc móc/nút quần áo, dây khóa kéo có thể bị mắc vào các lỗ trống bên trong lồng giặt. Chúng còn gây ra vết xước nghiêm trọng trên cánh cửa của loại máy giặt cửa trước. Những vết xước này không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn có khả năng xảy ra vụ nổ kính trong quá trình sử dụng.

– Cách khắc phục: Trước khi khởi động máy giặt, chắc chắn tất cả các dây khóa kéo trên quần áo đều được kéo lên hoàn chỉnh.

2. Móc khóa đồ lót

Đồ lót phụ nữ, đặc biệt là áo ngực được thiết kế rất tỉ mỉ, tinh tế nhưng chúng vẫn có những chi tiết thô cứng khiến máy giặt phải “ngán ngẩm”. Bởi vì, móc khóa và gọng áo có thể phá hỏng lồng giặt.

– Cách khắc phục: Giặt tay hoặc sử dụng túi giặt là 2 cách giản đơn để bảo vệ cả đồ lót lẫn máy giặt. Bạn có thể tận dụng vỏ gối cũ thay thế túi giặt để tiết kiệm chi phí.

3. Tiền xu

Một vật kim loại quen thuộc khác có hại cho máy giặt của bạn chính là tiền xu. Tiền xu bị bỏ quên trong túi quần, túi áo chắc chắn sẽ gây ra sự va đập lớn với lồng giặt và cánh cửa máy giặt với một lực mạnh hơn gấp nhiều lần so với dây khóa kéo và móc khóa.

– Cách khắc phục: Kiểm tra toàn bộ các túi trên quần áo trước khi bỏ chúng vào máy giặt.

4. Nước lạnh

me
Máy giặt của bạn sẽ hoạt động tốt hơn và có mùi dễ chịu hơn nếu thường xuyên thực hiện chu kỳ bảo dưỡng với nước nóng.

Mặc dù giặt quần áo với nước lạnh giúp tiết kiệm năng lượng và giảm sự co rút, phai màu quần áo, nhất là quần áo làm bằng chất liệu sợi tự nhiên. Tuy nhiên, máy giặt của bạn sẽ hoạt động tốt hơn và có mùi dễ chịu hơn nếu thường xuyên thực hiện chu kỳ bảo dưỡng với nước nóng.

– Cách khắc phục: Làm trống máy giặt, thiết lập chế độ nước nóng nhất (hoặc đổ nước nóng bên ngoài vào nếu máy giặt không có sẵn chế độ nước nóng), thêm một cốc giấm ăn và khởi động máy chạy đủ một chu kỳ giặt để loại bỏ hoàn toàn cặn bột giặt, cặn vôi tích tụ lâu ngày. Thực hiện chu kỳ bảo dưỡng ít nhất 1 lần/tháng.

5. Quần áo ướt

Để quên quần áo ướt trong máy giặt một thời gian dài sau khi giặt xong dẫn đến mùi hôi khó chịu, tạo môi trường thuận lợi để nấm mốc xuất hiện và sinh sôi trên quần áo và cả trong máy giặt.

– Cách khắc phục: Cố gắng lấy quần áo đã giặt xong ra khỏi máy giặt ngay lập tức. Vì một số lý do nên bạn không thể phơi quần áo luôn, thả chúng vào trong những chiếc giỏ nhựa, để ở khu vực thông thoáng nhằm giảm nguy cơ sinh ra mùi hôi và nấm mốc. Nếu bạn thậm chí không thể lấy quần áo ra thì ít nhất phải mở cửa máy giặt.

6. Quá nhiều chất giặt tẩy

Nhiều người cho rằng sử dụng càng nhiều chất giặt tẩy thì quần áo càng được giặt sạch hơn. Trên thực tế, điều này có xu hướng để lại một lượng cặn xà phòng rất lớn trên quần áo và các phần khác nhau của máy giặt. Bảng điều khiến chính là bộ phần dễ bị hư hại nhất do cặn xà phòng.

– Cách khắc phục: Đọc kỹ hướng dẫn của từng loại chất giặt tẩy để điều chỉnh liều lượng phù hợp với số quần áo cần giặt.

7. Cắm điện quá lâu

Dòng điện tăng giảm đột ngột sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến các mạch điện và làm tan chảy các thành phần nhựa của bất kỳ thiết bị nào có chứa bộ vi xử lý, chẳng hạn như tủ lạnh, máy tính và máy giặt.

– Cách khắc phục: Bảo vệ tất cả các thiết bị đắt tiền bằng cách thiết lập hệ thống điện ổn định. Nên rút phích cắm điện hoặc ngắt nguồn điện của máy giặt khi không sử dụng.

8. Quá nhiều quần áo

Máy giặt sẵn sàng thực hiện công việc giặt giũ hỗ trợ bạn hàng ngày, miễn sao chúng không bị nhồi nhét đến mức “nghẹt thở”! Giặt quá nhiều quần áo trong 1 lần, vượt quá quy định có xu hướng làm hao mòn hệ thống dây cu-roa và vòng bi của máy.

– Cách khắc phục: Kiểm tra thật kỹ số cân nặng cho phép trong mỗi lần giặt từ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Mẹo sử dụng máy giặt tiết kiệm điện và nước nhất

Chọn mực nước phù hợp

Đa số các loại máy giặt hiện nay có 3 mực nước tương ứng với từng chu trình giặt. Cần chọn mực nước phù hợp với lượng quần áo cần giặt. Nếu quần áo ít thì chỉ nên chọn mức nước thấp. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn giúp giặt nhanh hơn, kéo theo việc tiết kiệm điện hơn.

Chọn loại bột giặt phù hợp

Nên chọn loại bột giặt dành cho máy giặt. Loại bột giặt này không chỉ mang lại hiệu quả giặt tẩy cao hơn những loại bột giặt thông thường khác, mà còn giúp bảo vệ máy. Bột giặt này tạo ít bọt nên sẽ không để lại nhiều cặn bột giặt trên quần áo.

Nên sử dụng bột giặt với lượng vừa đủ, tương ứng với lượng quần áo cần giặt. Việc sử dụng lượng bột giặt vừa phải sẽ giúp tăng hiệu quả giặt, tiết kiệm điện và nước. Với những chiếc quần áo quá bẩn, bạn nên vò trước rồi mới cho vào máy giặt, đừng nên giải quyết bằng việc cho quá nhiều bột giặt vì sẽ không có tác dụng.

Nếu có sử dụng nước xả vải, bạn cũng nên sử dụng hợp lý để tiết kiệm hiệu quả hơn. Bạn nên cho nước xả vào chu trình cuối, có thể dừng máy trong 10 phút để quần áo được thấm nước xả tốt hơn.

Tuyệt đối không được giặt quá tải

me
Giặt quần áo quá tải không chỉ không sạch, mà còn làm cho máy giặt nhanh bị hỏng. 

Nên sắp xếp các lần giặt hợp lý để tránh có khi lại giặt quá nhiều, có khi lại giặt chỉ có 1-2 chiếc quần áo. Giặt quần áo quá tải không chỉ không sạch, mà còn làm cho máy giặt nhanh bị hỏng. Với mỗi loại máy giặt đều có ghi rõ khối lượng giặt tối đa, bạn không nên giặt vượt quá mức này.

Tự chọn chu trình giặt phù hợp

Bình thường, máy giặt sẽ tự động ước lượng quần áo để chọn chu trình giặt thích hợp. Mặc dù vậy, chu trình tự động này vẫn gây tốn nhiều nước và thời gian hơn. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên tự chọn chu trình giặt để tiết kiệm hơn.

Chẳng hạn, với lượng quần áo ít bạn nên chọn chu trình giặt nhẹ, mực nước thấp. Và cứ thế tùy vào lượng quần áo cần giặt mà chọn các thông số hợp lý.

Lựa chọn chế độ vắt thích hợp

Ở máy giặt, chế độ vắt thường đi kèm với chương trình giặt đã được cài đặt. Nhưng nếu muốn quần áo khô nhanh hơn, bạn nên chọn chế độ vắt hợp lý. Đối với những chiếc quần áo dày, hoặc chăn ga gối nệm, bạn nên chọn chế độ vắt cực khô để tiết kiệm thời gian hơn.

Còn đối với những quần áo mỏng, nhẹ thì nên chọn chế độ vắt thấp hơn nhưng vẫn giúp quần áo khô nhanh.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

banh kep tan ong Cách làm xôi Thit nướng kem que trà xanh Thịt hấp gà chiên xù phỏ vịt quay cà khoai cách làm canh khổ qua muc kho xao thom ngon Mon tron Lớp Tuong ngọt bữa cơm cuối tuần trung ngon la mieng Cơm nếp nau che dau do 7 món ốc cu kẹo nhúng socola bữa cơm giá rẻ đảo cách ăn cua ghẹ món ăn khai vị cach lam mien tron han quoc kẹo mè lạc làm cháo sườn trang trí món ăn cách làm thiệp món cho trẻ em cà lóc ga chien ngu vi huong Quy thit heo nau dau ngon cach lam bap rang cach lam mut nghe Bánh canh ghẹ đặc biệt ở Sài Gòn mon banh mi cau vong răng ê buốt ê buốt Sensodyne khung List Chao cách rửa rau sống Chúng mình cùng học cách trang trí bánh thit bo tai thit heo gia cay kem nho khô cách làm bánh dứa mì trộn kiểu hàn bắp nước chấm xì dầu Cach lam banh duc cách làm mì ý Bolognese cho mẹ banh pia sau rieng đám lam nam dui ga xao toi món ăn dân dã Tuyết Nguyễn Thịt heo cuộn rau củ rim ba chỉ kho bếp Hướng dẫn một số mẹo hay với lò vi Lợi làm bánh bo luc lac ngon Banh it rau câu hương cà phê ba rọi cuộn thịt gà Xôi bap cac mon ngon cho tet duong lich Tom kho Nét be xao lan cach nau com tron Món ăn sáng lau dau ca hoi ngon tom su lam banh chanh ngon cach lam banh donut xop cơm cháy Nhâm nhi cù kỳ sốt me sau những ngày mưa món ăn nhiều đạm Banh khoai tay cách làm sữa ngô nấu cháo lòng ngon Mi xào zombie sơi phơ CHẢ bánh chưng nem chien thom ngon chả cá viên 4 món ngon từ ốc giác bán ở Sài Gòn Chan vit ti CÃÆu Chim tẩy da chết phà cà mut tao cupcake dâu tây dưa củ cải muối dịp tết cai ngong xao Tuyết Nguyễn Thạch cam thơm mát cach làm ốc xào xả ớt món lưỡi lợn luộc bánh ít trần Nam Bộ Trâm Phạm BÁNH KHỌT thịt gà kho hạt dẻ măng tre thóp cach lam mon muc chien xu muối tỏi cách làm lạc rang muối sườn rang thit kho trung dau hu xôi ngọt cach làm xôi khúc cach lam tortilla ga sanwich cach lam tom cuon thit bacon