Dưới đây là những sai lầm hết sức phổ biến khi dùng dầu chiên nhưng có thể bạn chưa biết đó là "sát thủ" gây bệnh cho cả nhà.,Sai lầm "chết người" khi dùng...
Sai lầm "chết người" khi dùng dầu chiên ai cũng phải tránh

Dùng dầu ở nhiệt độ cao

Một sai lầm "chết người" mà rất nhiều người mắc phải là cho dầu vào nồi rồi chờ tới khi dầu chiên sôi và bốc khói mới cho thức ăn vào chế biến. Nhiệt độ cao không những làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu chiên và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư.

me
Nhiệt độ cao không những làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu chiên và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư.

Các nhà khoa học cho rằng, dầu chiên khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại. Cụ thể, khi bị ra nhiệt quá cao (đun nấu ở nhiệt độ cao), các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen. Chúng có thể tạo ra các amin sinh vật dẫn đến nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ làm giảm miễn dịch của cơ thể do làm dư thừa lipid...

Để an toàn, bạn có thể dùng chảo hay nồi để trên bếp cho tới khi nóng già rồi mới đổ dầu vào và chế biến. Nhận biết nhiệt độ dầu qua cảm quan bằng cách dầu càng sôi lâu thì nhiệt độ càng tăng.

dầu chiên chiên đi chiên lại

Rất nhiều người có thói quen khi chiên, rán thức ăn thường dùng nhiều dầu mỡ. Sau khi rán xong, thay vì đổ đồ mỡ thừa đi thường giữ lại chiên đi chiên lại hoặc rán, xào các món ăn cho bữa ăn sau. Tuy nhiên, đây là cách không tốt cho sức khỏe chút nào.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (ĐHBK Hà Nội), dầu chiên sau khi dùng để chiên, rán tốt nhất nên bỏ đi không nên sử dụng lại vì sau khi rán, mùi mỡ đã có mùi thức ăn cũ, khét khi dung chế biến tiếp sẽ làm thực phẩm mất hương vị thơm ngon. Sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu chiên rất dễ sản sinh ra transfat – một chất có hại cho sức khỏe, aldehyde, fatty acid oxide... Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, các bệnh lý tim mạch, ung thư…

dầu chiên chiên đi chiên lại cũng làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong dầu. Đồng thời những cặn thực phẩm bị cháy trong quá trình chiên rán còn đọng lại trong dầu đã qua sử dụng mà mắt thường không nhìn thấy cũng là một tác nhân gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Vì vậy, khi nấu ăn, các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu mỡ phù hợp tránh lãng phí và không dùng lại dầu, mỡ thừa.

Ăn duy nhất một loại dầu chiên

Hiện nay, hầu như các gia đình thường chỉ dùng duy nhất một loại dầu chiên. Thật ra nên dùng nhiều loại dầu chiên để thay thế cho nhau hoặc là mỗi loại nên dùng trong một thời gian. Hết quãng thời gian đó thì chuyển sang loại dầu chiên khác vì không phải loại dầu chiên nào cũng đáp ứng đầy đủ những chất mà cơ thể cần. Việc thay đổi các loại dầu chiên khác nhau sẽ có lợi cho cơ thể.

Nhiều người lại có tâm lý ngại dầu chiên vì sợ chất béo. Đây là cách nghĩ sai lầm. Nhu cầu chất béo chiếm từ 15-30% trên tổng năng lượng mang lại từ khẩu phần ăn là cân đối. dầu chiên sẽ cung cấp một lượng chất béo hữu ích.

Trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu. Một loại phù hợp cho chiên, rán như các loại dầu cooking vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng. Còn một loại dầu chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi như các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu… hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có trong thực phẩm, bổ sung các acid béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.

Dùng dầu chiên hoàn toàn thay mỡ

me
Để có sức khỏe tốt khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật để chế biến thức ăn. 

Để có sức khỏe tốt khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật để chế biến thức ăn. Mỡ động vật vẫn có những tác dụng nhất định với cơ thể nên chúng ta vẫn cần dùng đến trong thực đơn hàng ngày. Mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể, cung cấp cholesterol cho cơ thể mặc dù số lượng không nhiều. Dầu thực vật có tác dụng cung cấp các axit béo không no (omega3 và omega6).

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, với người khỏe mạnh bình thường thì nên sử dụng song song dầu thực vật mà mỡ động vật (trẻ em nên ăn theo tỉ lệ 50 - 50). Còn với người béo phì, cholestorol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường… thì chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng chất béo động vật vào cơ thể. Nggười bị xơ vữa động mạch đã có biểu hiện ra thành bệnh tim mạch thì nên ăn hoàn toàn dầu thực vật.

Người bệnh cũng dùng dầu chiên như người bình thường

Người bệnh và người khỏe mạnh thì hàm lượng dầu cũng như loại dầu chiên sử dụng hằng ngày cũng phải khác nhau để phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng đối tượng.

Lời khuyên của các chuyên gia: Những người bị bệnh về mỡ máu hoặc thừa cân thì tốt nhất nên dùng các loại dầu thực vật chứa axit béo không no để giảm lượng mỡ hấp thụ vào cơ thể. Lượng dầu tốt nhất không quá 25g/ngày. Với những người già có nguy cơ mắc các bệnh về mỡ máu và các bệnh do thừa cân thì lượng dầu chỉ nên 20g/ngày để không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà vẫn đảm bảo cung cấp các dưỡng chất thiết yếu.

Vì thế, bạn hãy sử dụng dầu chiên đúng cách để tránh cho cơ thể mắc phải các bệnh lý không cần thiết các bạn nhé!

Nên luộc qua thực phẩm trước khi xào

Lí do là khi luộc xong trên bề mặt thực phẩm có một tầng nước, có thể ngăn cách dầu thâm nhập vào.

Bảo quản dầu chiên đúng cách

Người dùng nên bảo quản dầu chiên ở nơi thoáng mát, cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng. Ngoài ra, có thể trữ dầu chiên vào lọ sành, chai thủy tinh sạch, khô ráo, nắp kín. Nếu có nước trong lọ, nước bên ngoài lọt vào, hoặc vi khuẩn cùng không khí thâm nhập vào sẽ làm dầu chiên chóng hỏng. Không nên bảo quản dầu chiên trong lọ bằng kim loại vì chúng thường làm cho dầu bị hỏng.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

đá đá bào nem cá rô phi muoi ot chanh cach do rau cau đá viên Trạch luoi dị lam dua muoi cách nấu dươi Cún Khang Cá lóc khô kho dứa đáng yêu trong dua Đậm ghẹ luộc che cu sen tao do quan trọng đánh banh nam đánh giá chả ngô chiên xù Chả ngô chiên xù đâu hũ chiên đâu hũ cuốn lá lốt đâu phu TƯ XUYÊN cá chép nấu chua che bot loc boc thit quay đãi khách đèn gio heo chien gion đèn LED bắp non rán giòn đèn lồng đèn ngủ hoa đào bánh chocolate matcha cach nau bun rieu ngon phan huy chú canh bi do nau thit nac đèn trang trí đèn treo đê đón trung thu cach lam nhan banh trung thu người đi đường canh bi đao đóng bỉm chả mực hạ long ngao sot kem đô uô ng mứt táo Cách chế biến dọc mùng không bị ngứa đôi môi cach lam com dua beo ngay đùi gà chiên giòn Hương vị quê hương chốn thành thị gà bbq đùi gà cuốn lá dứa lá cơm nếp Làm 3 món xốt hấp dẫn với máy xay cầm cháo nghêu đùi heo Nướng nau la gu Các món chè ngon gỏi trái vả bong bo đúc đảm ga nau thom ngon đảo lam bun xao nghe Gỏi đất nôm đầu đầu đông đầu bò canh chua cá trắm đầu bếp đầu cá cách làm rau muống xào thịt bò đầu cá hồi nấu canh chua cong đầy bánh mỳ nướng bơ tỏi Bánh mỳ nướng đậu gà hấp mắm nhĩ tri gau đậu đũa xào Bò bít tết đậu đũa xào hành tỏi sốt Canh nam rong bien ngon canh chua dau tay đậu đen Sa tế tôm đậu Hà Lan xào tôm nấm xoi gio Bạch cúm đậu bắp xào crep hấp óc heo với đậu xanh dừa đậu cô ve đậu hà lan đậu hũ đậu hũ chiên giòn pha che soda đậu hũ khìa sữa dầm dưa hấu đậu hũ nấm rơm Hằng MT mon bun riêu đậu hũ non sốt chanh dây đậu hũ om sườn đậu hũ rang muối cach nau bo ham rau cu làm mứt gừng Cao lầu mì Quảng ở Sài Gòn đậu hũ trứng cút gà chiên mắm