Những ngày thời tiết se lạnh, người ta thích nhất là tụ tập bạn bè ngồi với nhau quanh nồi lẩu nóng hổi. Sài Gòn đa hương vị lẩu
Sài Gòn đa hương vị lẩu

Mọi người vừa thưởng thức hơi nóng nghi ngút từ nồi lẩu bốc ra trên chiếc bếp rực lửa, vừa trò chuyện râm ran. Không ai biết chính xác lẩu du nhập vào Sài Gòn từ bao giờ, nhưng giờ đây lẩu đã trở thành một văn hóa không thể thiếu của người Sài thành. Từ các khách sạn 5 sao, các nhà hàng, đến các quán ăn nhỏ và những bữa ăn trong gia đình, lẩu luôn hiện diện và nằm trong thực đơn không thể thiếu. Từ một số loại lẩu ban đầu như lẩu mắm, lẩu thập cẩm… giờ đây người Sài Gòn đã có thể tự hào về một bộ sưu tập phong phú – đa dạng của các món lẩu như lẩu bò, lẩu hải sản, lẩu nấm… và người ta khó có thể nào biết được hiện nay có bao nhiêu loại lẩu. Và trong mỗi loại lẩu ấy, mỗi nhà hàng, quán ăn lại có cách “biến hóa” để món lẩu của họ trở thành lạ miệng và có vị đặc biệt hơn, thu hút thực khách.

Có thể nói rằng món lẩu là sự “biến tấu” từ món canh vốn đã quen thuộc trong đời sống ẩm thực của người Nam bộ. Từ những món canh bình dân ấy, họ đã khéo léo vận dụng cách chế biến để trở thành món lẩu ngày nay. Để làm một món lẩu, điều đầu tiên là không thể thiếu các nguyên liệu tươi sống và những món rau tươi ngon. Với ý nghĩa vừa thưởng thức vừa tự phục vụ, nồi lẩu thường được đặt trên bếp rực lửa, có thể là loại bếp ga mini du lịch, hoặc loại bếp sử dụng cồn. Các nguyên liệu tươi sống thường được bày ra một chiếc dĩa, đợi khi nồi lẩu sôi sùng sục, người ta bỏ các nguyên liệu tươi sống, nhúng vừa chín tới, sau đó tiếp tục cho các loại rau vào và thưởng thức. Cứ như vậy, khi ăn tới đâu thực khách lại bỏ các nguyên liệu tới đó. Vì thế mà câu chuyện cũng theo nồi lẩu càng thú vị dần và kéo dài mãi!


Mỗi loại lẩu lại cho thực khách một hương vị riêng, có lẽ vì thế mà công thức chế biến các loại lẩu không hề giống nhau. Nếu chế biến lẩu mắm, thì nước dùng không thể thiếu vị của mắm, mà người ta hay sử dụng là mắm cá linh, cá sặc. Thêm vào đó, là các loại rau đồng quê chính là “hồn” của món lẩu này như: bông súng, lá tai tượng, rau má, rau dừa, bông bí, bông so đũa, lục bình, rau muống, rau nhút, cần nước, rau đắng, rau đắng đất, kèo nèo, cải xanh, đậu rồng, bắp chuối, giá, cà tím… Kết hợp với các nguyên liệu như: thịt heo quay, mực, tôm… nồi lẩu sẽ luôn kích thích vị giác của người thưởng thức.

Đối với lẩu thập cẩm thì lại khác, nước dùng được chế biến từ xương heo, bò, gà và ăn kèm là các nguyên liệu không thể thiếu như: tim, bầu dục, thịt bò, chả cá, giò sống, cần tây, hành tây… Lẩu hải sản thì lại cho hương vị của nước dùng có vị ngọt từ xương cá, đầu và đuôi tôm, ăn kèm là mực, tôm, cá, cà chua, rau cần rau cải…

Trong những năm trở lại đây, lẩu Thái và lẩu nấm có lẽ là 2 loại lẩu được thực khách ưa chuộng hơn cả. Lạ miệng, lại bổ dưỡng, 2 món lẩu này đã chiếm được “tình cảm” bất cứ ai khi lần đầu tiên thưởng thức. Và nhắc đến lẩu nấm, người ta không thể nào bỏ qua nhà hàng Ashimar – nhà hàng đã tạo nên thương hiệu cho mình với món lẩu nấm theo công thực “độc quyền” sử dụng các loại nấm thiên nhiên như nấm vị cua, nấm mỡ gà, nấm bò ngũ vị… khiến cho thực khách không thể bỏ qua.

Bên cạnh lẩu nấm, người ta cũng dễ dàng tìm thấy món lẩu Thái tại các nhà hàng Thái Lan và ngay tại các quán ăn Việt Nam thuần túy. Sử dụng các hương vị như sả, gừng, lá chanh kết hợp với vị cay của người Thái, món lẩu Thái cũng rất được thực khách thích thú với hương vị chua chua ngọt ngọt đã góp phần làm bữa tiệc ẩm thực của mọi người thêm phần tinh túy hơn.

Không thể kể hết những hương vị của từng loại lẩu hiện diện ở Sài Gòn, tuy thế mỗi loại lẩu lại mang một nét đặc trưng, một nét rất riêng, để thực khách không nhàm chán với sự lựa chọn của chính mình. Có lẽ cũng vì thế mà lẩu là món ăn dễ đi sâu vào lòng người nhất!

Theo Khánh Nhật Phụ nữ
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

kho đậu cách làm bánh mì nhân bơ sữa Mon ngon gia dinh khung tranh mâm cỗ ngày tết cu nấu canh tômcolor: #F7FE11" href="/index.php?q= sườn xào tứ xuyên"> sườn xào tứ xuyên mit kho ngon cách làm ô mai muối rong bien cat tia hoa qua cach nau che bot bangl" style="background-color: #2EE3AB" href="/index.php?q=miến măng măng khô gà Thiên Trúc ">miến măng măng khô gà Thiên Trúc ngô xào cay Banh cong soc trang công thức sốt cay ume pon quên Bánh nhãn làm bánh trung thu ke ech xao he sa te Bánh mì sữa đơn giản trung cuon hap lam kem dau Bún thái cách làm bún riêu xoi mit la duaground-color: #6E06A7" href="/index.php?q=tìm">tìm banh mi ngon thịt gà rim sốt Loại trái cây nào hay bị ngâm hóa chất bánh dầy hu kem trái cây vani cach lam bo tam bot chien xay dâu tằm kem ăn bánh trôi nước nhân mè đen cach lam su hao tron ngon cá kho cùi ừa và dứa Cá kho cùi dừa bò nướng cay nộm ăn chay rau củ chấm mắm9E8" href="/index.php?q=xoai chua ngot">xoai chua ngot kem đỗ xanh dinh dưỡng cho bà bầu Món trộn ngon cade bí quyết bánh dừa chiên đu đủ xào thịt Sup kem đu đủ cháo cho bé ăn dặm canh gà khoai tây Canh bầu củ niễng xào thịt lợn gia vi công thức canh bí đao tôm tươi canh kho qua nhoi thit ngon oc nhoi Chè khoai mon Chuoi nướng kem banh trung ngon cà chua xanh chiên xù bột tôm tự làm mi udon thom ngon bỏng ngô xanh bánh cupcake sup ga de nau xì dầu thạch long nhãn cach lam keo deo banh man ớt chuông sức khỏe khoáng chất làm xúc xích mon chay trang mieng kieu Nhat tào phớ cà phê hộp đựng kem bap nep nha dam kem vani hương quế xuong duoi heo Khoai mỡ cu cai do Ä Æ n bất biến tấu quần kem bap nha dam lam rau cau dau nanh bun vit món ăn dặm cho bé bánh quy bơ vòng xoáy nau canh khe hạt sen sườn non chiên làm bánh tiêu cháo ếch bổ dưỡng rẠcÃƒÆ phi D Làm Banh bao khong nhan kem bo Cà tím dau phu chien cay an sang nau ga kho gung ngon list chẠhơi hanh nhan nama trà xanh mon an vat kem bo dau phong ngon trái cây ầu banh xeo Cá basa phi lê kem bo sua chua ngon đầu cá hồi nấu canh chua cách làm bánh táo bò xào dưa phụ nữ cach lam banh mi trang mem bo kho tự chế đồ đạc