Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Phân biệt rượu ngoại thật, giả

Các nắp rượu thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình đậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại.

1.001 cách làm giả

GS.TS Hoàng Đình Hòa, Viện Công nghệ sinh học & Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, dù rượu của Việt Nam hay rượu Tây đều có nhiều cách làm giả. Đối với rượu Việt Nam, nếu giả thì thường là họ dùng cồn công nghiệp và phẩm màu, nhưng đối với rượu ngoại thì có nhiều cách giả hơn.
 
Có người làm giả nhãn mác bằng cách thu mua chai cũ, đóng nhãn mác mới, có người làm giả nút chai, có người lại làm giả chất lượng bằng việc pha chế rượu trắng với một tỉ lệ nhỏ rượu "xịn" cộng với chất tạo màu xanh, đỏ, sẫm tùy theo từng loại rượu, sao cho màu sắc giống với màu thật. Nhưng thường có 2 kiểu chính là rượu "quốc lủi" pha màu và rượu ngoại thật pha với rượu nội.

Với cả 2 thủ đoạn trên, các công đoạn từ súc chai, dán tem, vô nước, ấn nút đều bằng thủ công. Bằng "công nghệ" này, các đối tượng làm rượu giả đã tung ra thị trường hàng triệu chai rượu giả của các thương hiệu nổi tiếng như Red Label, St-Remy, Hennessy, Chivas, XO, Gold King...

Sự độc hại cho người dùng thì còn phụ thuộc vào hàm lượng và những "mánh khóe" của họ. Nếu dùng lượng cồn công nghiệp thì thường nhiều tạp chất, nếu dùng phẩm màu pha chế hàm lượng cao thì ảnh hưởng tới gan, thận, hệ thần kinh của người dùng là điều không tránh khỏi, và nhẹ thì chúng ta cũng bị lơ mơ, nhức đầu.

Nhận biết phải có kỹ năng

Ông Lý Ngọc Thắng, đội trưởng Đội Quản lý thị trường 3A, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, năm nay rượu giả có giảm so với những năm trước và họ ngày càng làm giả tinh vi hơn nên người tiêu dùng có kỹ năng mới nhận biết được.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm như: Thứ nhất là nhìn vào tem chai rượu đóng trên chai và nhãn mác phải trùng nhau. Thứ hai là nắp chai. Thông thường các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình đậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật...

Thứ ba là màu rượu, đây là đặc điểm rất khó, và thường người sản xuất rượu chính hãng và người dùng chuyên nghiệp mới nhận ra được. Thông thường màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục... Thứ 4 có thể về mức rượu trong chai. Thông thường các chai rượu ngoại được đóng nắp tự động nên mức rượu rất bằng nhau, vì vậy nếu thấy chai nào khác biệt có thể nghi ngờ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học & thực phẩm, đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết thêm, rượu giả khi mở ra uống không thấy mùi thơm, có vị chua hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng hoặc ngửi, nếu thấy có mùi sốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.

Tử vong do ngộ độc thực phẩm chủ yếu là rượu

TS  Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng Quản lý Ngộ độc, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cảnh báo, rượu giả được làm rất tinh vi và phổ biến, rất khó phân biệt. Nhận biết rượu giả dựa vào hai chỉ tiêu chính là cảm quan và chất lượng. Về cảm quan xem xét trên nhãn mác, các chỉ tiêu công bố của nhà sản xuất... để biết về chất lượng rượu.

Nhưng thực tế ở nước ta, các chỉ tiêu này ít được biết đến, hơn nữa, có quá nhiều rượu ngoại, rượu lại được sản xuất ở nhiều nước khác nhau và phải biết được rượu thật từ đó mới biết rượu giả nên thực tế có khi mua phải rượu giả cũng không biết... và đó chính là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt cái chết. Tình trạng chết do thực phẩm rất ít, đa phần là độc tố tự nhiên, còn hầu hết là do uống rượu.

Rượu giả được pha chế chủ yếu từ cồn công nghiệp rượu Methylic (rượu Methanol - CH3OH). Rượu Etanol (rượu đảm bảo) uống nhiều cũng gây ngộ độc nhưng còn đào thải được qua thận, gan...

Còn Ethanol không đào thải được, đi qua phổi là nguyên nhân khiến hàng trăm người chết ở Ấn Độ vừa qua. Đây là loại chất độc mạnh, chỉ cần uống 5 - 15ml có thể gây ngộ độc nặng (mệt lả, mạch nhanh, hạ huyết áp, giảm cảm giác, rối loạn ý thức, giảm phản xạ, hôn mê...), 15ml trở lên là gây mù loà, 30ml có thể gây tử vong.

Theo Phạm Hằng - Nhật Hà Bee.net.vn
Tổng hợp & BT:

Về Menu

bi do ngon mùa thu sữa chua mát lạnh ngày hè Tự làm sữa Dung chép chanh chiên ngon mắt Khổ qua hầm pho mai cocktail bien khoi cháo môn lươn dau dua cuon thit chien Đỗ xanh cách luộc bắp bò mềm mùi vá Nướng Vét Lương gÃƒÆ kho trÃƒÆ atiso bánh cookies dâu lau ga noi ham sẠxoài trộn thạch cách làm trà táo chim sẻ Ăn đâu canh chua thit ga xao sa ot Túi Xách tá c miến xào mì đầm cac mon an ngon nau mi y cách làm tàu hủ đá sữa tươi cÃƒÆ thu Cách chọn rau muống an toàn Món Ý món Ấn sườn nướng mật ong hoa giẠCua Biển chính salad táo thơm cach lam banh bo nuong Thịt Gà canh cai thit ga vien cách làm cupcake chuối mon khai vi kieu hue công thức salad dưa leo giòn Vị giác nổi loạn với Gà Nướng Phô Doi dau cua chien gion mon banh flan tra xanh tram thit kho Vianco chủ nhà hàng gà bó xôi ngon goi gia do chay lam banh bong lan dac biet mocktail mùa thu tu lam kem tra xanh banh dua vit om mang cach lam suon sot chanh mat ong bắp viên kim chi kiểu takoyaki chà o chà khoai sữa tươi rán bánh xào chay tự chế đồ đạc gio thu lam gio má ¹ nam nhoi cha ca ngon khéo tay may vá mề gà xào trái cây đạt Thịt be hương tráng miệng Kem tuoi mà ngon MON CHIEN kem trムxanh khoa học meo nâu ăn thit ba chi latte mon mứt dừa khoai sọ X么i mệt mỏi trang ca bong sot san hÃƒÆ kem que trái cây mon ga sot bo Nau mi y bí đỏ Hến già bap bo to xao sa te cua me ca hoi ap chao sot tieu den Trung Thu sử bánh canh ghẹ Cà chẠngon Món chè bài trí tìm quýt mÃƒÆ hoa vải GIà mon uc ga dut lo luon um món Lagu Gà nướng cach nau canh ga rim nam bi do xao thom ngon bê