Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay, nhưng xu hướng lựa chọn và tự chế biến các đồ uống từ những cây cỏ quanh nhà, quanh vườn theo kinh nghiệm dân gian vẫn còn khá nhiều người ưa chuộng.
Nước giải khát từ cây cỏ, lợi hay hại?

  • 1 Giải nhiệt cùng lá, hoa   Có thể kể ra những thứ thông dụng như nước trà xanh, nước cụ hoặc lá vối, nước nhân trần, nước la hán, nước chó đẻ răng cưa, nước rau má, nước chè vằng, nước mía, nước cỏ ngọt, nước râu ngô, nước cúc hoa, nước hoa hòe, nước quả dứa dại, nước mạch môn, nước đậu đan sao cháy, nước khổ qua, nước bí đao...   Người ta có thể dùng độc vị hoặc có thể dùng một vài vị phối hợp với nhau để tạo nên những thứ nước giải khát thơm ngon, dễ uống và làm tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, mát gan như hoa hòe với cúc hoa, đậu đen với mạch môn, nụ vối với la hán, râu ngô với quả dứa dại...   Thậm chí có thể phối hợp khá nhiều vị với nhau để tạo nên các loại trà tam bảo, ngũ bảo, bát bảo rất hấp dẫn.   Nhìn chung, các loại nước giải khát này đều không độc hại vì chúng được chế biến từ những cây cỏ mang tính thức ăn - vị thuốc và đã được sử dụng trong đời sống từ rất lâu đời.   Theo dược học cổ truyền, tất cả các loại nước giải khát này đều có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết chỉ khát, thường được dùng để phòng ngừa và giải trừ tình trạng "tích nhiệt" trong cơ thể. Theo quan niệm của y học cổ truyền, "nhiệt" là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp, nhiệt nặng hơn được gọi là "hỏa".   Nhiệt được tạo nên từ nhiều nguồn: từ ngoài là do ngoại tà xâm nhập vào bên trong cơ thể mà hóa sinh, đặc biệt là hai nhân tố thử và thấp thường gặp vào mùa hè, được gọi là "ngũ khí hóa hỏa"; từ trong là do những rối loại về tình chí (yếu tố tinh thần kinh) và công năng các tạng phủ (yếu tố chuyển hóa) gây nên, được gọi là "ngũ khí hóa hỏa" và "nội thương hóa hỏa". Nước giải khát từ cây cỏ, lợi hay hại?   Tính chất của nhiệt là nóng bức, dễ gây hao tổn tân dịch và hình thể.   Tùy theo vị trí tác động mà nhiệt tạo nên các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau: nhiệt tích ở da (bì phu) gây mụn nhọt, lở loét; nhiệt tích ở đường hô hấp (phế tạng) gây đau họng, viêm khí phế quản, viêm phổi, nhiệt tích ở đường tiêu hóa (tỳ, vị, đại, tràng) gây tưa lưỡi, loét miệng, viêm dạ dày, loét hành tá tràng, táo bón, trĩ hạ...   Bởi vậy, các loại nước giải nhiệt dân gian là hết sức có ý nghĩa trong mùa hè và với những người có thể chất "thiên nhiệt".
  • 2 Những điều cần lưu ý   Theo nghiên cứu hiện đại, các cây cỏ này đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau.   Ngoài ra, tùy từng loại còn có các tác dụng riêng biệt như nước hoa cúc làm hạ huyết áp, nước hoa hòe làm bền vững thành mạch máu, nước râu ngô và dứa dại lợi tiểu và làm tan sỏi đường tiết niệu, nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào cho gan, nước nụ vối kích thích tiêu hóa...   Tuy nhiên, dù là thực phẩm đi nữa, khi sử dụng các loại giải khát, thanh nhiệt này cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây:

    Trước hết, liều lượng cần vừa phải, tránh lạm dụng quá mức, đặc biệt đối với trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu, hay bị lạnh bụng, đi lỏng. Nếu có dùng cam thảo để tạo nên vị ngọt, dễ uống và điều hòa thì tuyệt đối không dùng quá nhiều, thông thường mỗi ấm trà chỉ cho vài ba lát là được.   Sau những bữa ăn có nhiều đồ sống lạnh thì nên giảm lượng các loại nước uống này để tránh rối loạn tiêu hóa.   Khi chọn mua các cây cỏ này ở dạng khô thì phải tránh thứ ẩm mốc và đã để quá lâu, không còn hoạt chất có lợi. Tốt nhất là nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, bảo quản cẩn thận để dùng dần.   Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối. Có thể nói, dùng cây cỏ làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là một thói quen tốt và đáng khích lệ vì loại đồ uống này rất có lợi cho sức khỏe, không chứa hóa chất độc hại, không có của rởm, rẻ tiền và lại được cơ thể rất dễ chấp nhận.

Tổng hợp & BT:

Về Menu

Đồ uống & Sức khỏe

hàm ca chep gừng kho cá Mini mon xoi mÐÑ bánh mì rắc mè xử kem ly mon an che thanh long cach lam dua am thuc duơng phô ÐÑm so huyet Nom khoai lang nướng giòn goi paté gan heo Thu Phạm Cá nhét nấu lá gừng Mẹo làm món vịt luộc ngon mềm không Ăn đâu làm bánh bao chiên dau hu hap che bap cach lam kem dau hau sua chua cach lam vit quay bac kinh ca vuoc chien sot ngon Mẹo nấu bún bò Huế ngon gà ngâm mien xao chay cách làm tương cá chua canh đậu hũ nấm 饺子 Nhận diện nho Trung Quốc đội lốt hàng nau lẩu bat nhan sam sữa nóng cách nấu canh ghẹ cach nấu sửa sen Mẹo chọn cá khô nước mắm ngon Trai xào lá lốt lạ miệng ngon cơm Muối tôm tối nay ăn gì lam mon an sang Nau che Những món ngon từ chân gà khắp thế rang muối ớt Sánh ngậy caramen cà phê phố Nguyễn gà sốt bi do nhoi thit ngon thịt băm xào cà trứng cúc xào me Ke nướng bí ngô xoi ngo ngon banh cai thao sinh to vai bac hac canh dưa cải thịt bò Ăn gì khỏe từ bên trong cach nau sứa tế ba chi kho ruốc thịt cửa trung cha cua ngon salad trai cay tóp tiêm su hào Hái kem dao sua chua Muối cua xào miến hương dân nâu ăn sườn nướng Ẫm Ăn hải sản an toàn ª Món thịt kho Thốt cach lam nem chua thanh hoa ngheu giỏ đựng tạp chí lam ruou nho Đậu phọng mon ot chuong ốc mở mắt cà phê thị lực Ăn khoai tây mọc mầm dễ bị ngộ độc cach lam mut chuoi bánh canh thit bam Muoi đường salad gà Ăn măng đúng cách để không bị ngộ ga xao bong cai ngon mì xá xíu khô giay bac gà kho kiểu hàn quốc banh quy hinh ban nguyet chả cá xào rau Ăn núm phố biển tom cuon khoai tay chất phụ gia cách làm nama chanh mat ong Say Ăn ngon nau cac mon an kem sua chua công bánh nướng Những điều lưu ý với món dưa muối len tôm sú Phòng bệnh trong tiết ấm miền Nam bằng canh tôm nấu khế dứa Cơm tấm bún bò Huế được CNN xem là mù