Bát nước chấm đã đi vào tâm thức người Việt. Bất kỳ đâu trên đất nước ta, nước chấm cũng là thứ không thể thiếu trong mâm cơm gia đình. Nước chấm: Nét tinh túy của món ăn Việt
Nước chấm: Nét tinh túy của món ăn Việt

Bát nước chấm là một đặc trưng trong hầu hết bữa ăn của người Việt, nó làm cho món Việt dường như khác với các món ăn của dân tộc khác. Cho dù là trong bữa ăn chân quê giản đơn hay các buổi tiệc sang trọng trong nhà hàng, khách sạn thì bát nước chấm không thể "vắng mặt". Trong bát nước chấm, người Việt dường như muốn thể hiện cả triết lý cuộc sống vào đó, vì thế nên mới có đủ cả các vị chua cay mặn ngọt của cuộc đời chăng?

Nước chấm – Linh hồn của món ăn Việt

Nếu người phương Tây cầu kỳ trong cách chế biến nước xốt thì người Việt cũng không kém phần tinh tế trong cách pha chế nước chấm. Với người Việt, nước chấm không chỉ đơn thuần là thức chấm mà nó còn thể hiện tính cộng đồng và mực thước trong bữa ăn. Trong mâm cơm người Việt, thường chỉ có một bát nước chấm và được đặt giữa mâm dùng chung cho cả gia đình. Vì thế, nó trở thành thước đo sự ý tứ, trình độ văn hóa của mỗi người. Trong các loại nước chấm thì nước mắm là thứ nước chấm chủ đạo của các món ăn Việt. Món ăn ngon hay dở nhiều khi được quyết định bởi chất lượng từ bát nước chấm.

Nước chấm: Nét tinh túy của món ăn Việt 1

Hầu hết các món ăn Việt đều sử dụng nước chấm. Nó như linh hồn của món ăn, nếu thiếu bát nước chấm xem như món ăn không ngon hết vị và cũng chẳng còn gì hấp dẫn người thưởng thức. Người sành nội trợ thường có kinh nghiệm đặc biệt để pha chế nước chấm tùy theo món ăn. Thậm chí, cùng nguyên liệu là nước mắm, giấm, đường, tỏi, ớt, dùng để ăn với món gì thì tỷ lệ các thành phần pha chế cũng khác nhau, như khi dùng chấm rau sống thì pha nhạt, ăn với bún chả thì thêm chua. Với món vịt thì nước chấm không thể thiếu gừng, nước mắm tỏi ớt cho bún chả, bún nem, nước mắm gừng, chanh cho ốc luộc, nước mắm chua ngọt cho gỏi, nước chấm cà cuống cho bánh cuốn...

Nước chấm: Nét tinh túy của món ăn Việt 2

Nhưng nguyên liệu không thể thiếu trong bát nước chấm đó chính là nước mắm nguyên chất. Nước mắm ngon kết hợp cùng các loại gia vị khác để tạo thành một bát nước chấm thơm hương, đậm đà. Thức nào đi với bát nước chấm ấy. Một bữa ăn mà nước chấm pha dở, có lẽ sẽ làm giảm một nửa phần giá trị của các món ăn dù chuẩn bị sẵn cầu kỳ đến đâu. Một bữa ăn đạm bạc, đĩa rau muống luộc, với bát nước mắm tỏi ớt ngâm giấm, với nhiều người đó cũng là niềm hạnh phúc của cuộc sống.

Cách pha chế 3 miền

Bát nước chấm đã đi vào tâm thức người Việt. Bất kỳ đâu trên đất nước ta, nước chấm cũng là thứ không thể thiếu trong mâm cơm gia đình, tuy nhiên hương vị nước pha chế ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng phù hợp với khẩu vị và phong cách ăn uống của miền đó.

Nước chấm: Nét tinh túy của món ăn Việt 3   Miền Bắc thích nước mắm pha loãng với nước thêm giấm, chanh và ít đường, thêm chút tỏi, ớt, đôi khi cả hạt tiêu xay hay củ gừng băm…. Nam bộ thì dùng nước dừa xiêm, trái dừa phải vừa nạo, non quá nước chua, còn để già rám nước sẽ chát. Mang nước dừa nấu cô với ngọn lửa liêu riu còn hai phần ba hoặc phân nửa là vừa, dĩ nhiên là khi nấu phải hớt bọt cho trong nước. Sau đó dùng nước dừa pha với nước mắm và chanh, đường.   Bát nước chấm của người Miền Nam bao giờ cũng ngọt hơn so với miền Bắc. Khác với hai miền Nam Bắc, dải đất miền Trung lại thích giữ sự đậm đà của nước mắm nguyên chất nên chỉ cho ít chanh, đường mà không thêm nước để pha loãng. Nếu phải pha thêm nước thì cũng rất ít, gọi là có để giảm bớt vị mặn của mắm mà thôi.

Nước chấm: Nét tinh túy của món ăn Việt 4


Ớt là gia vị không thể thiếu trong chén nước chấm của người Việt. Nhưng cách cho ớt vào nước chấm pha ở ba miền cũng không giống nhau. Miền Bắc thường cắt từng khoanh ớt đều tăm tắp, nhìn rất đẹp mắt để cho cho vào bát nước chấm. Miền Trung thường giằm ớt khi ăn để tận hưởng mùi cay nồng hoà cùng vị mặn mòi của nước mắm. Còn Nam bộ thì giã hoặc băm nhuyễn ớt để lấy vị cay và màu đỏ giúp chén nước chấm thêm phần hấp dẫn.

Nước chấm: Nét tinh túy của món ăn Việt 5

Dù ở mỗi vùng miền bát nước chấm mang những hương vị khác nhau nhưng sự đậm đà, tinh tế ẩn chứa trong đó như triết lý nhân sinh của người dân Việt ngàn đời vẫn không thay đổi.



Nếu quan tâm đến ẩm thực Việt, mời bạn cùng khám phá sự phong phú của thế giới chè Việt!
Nước chấm: Nét tinh túy của món ăn Việt 6

Tổng hợp & BT:

Về Menu

nước mắm món ăn việt nam

mam cà ca chim nuong khâu nhuc Mách cha la nom thit de cua bá canh chua nấu cá hồi tránh thịt lợn tăng trọng phở phở gà Liên Ròm phở cuốn tôm tươi cÃƒÆ thu rim nước ép dưa hấu mix dâu Ngay tet chè trôi nuơc Lau mam bún nem cach lam Bánh đa thịt gà ngon Äao trững Màu 4 món ăn không thể bỏ qua dịp tết Đoan nau bun rieu canh là giang banh Tart trung bà nh quy trà i tim cá nấu bầu bot nep tình trạng cach lam sinh to Mon thit heo nui xao pizza bông cải bánh cupccake tấm vải patê Công thức Thời gian cất trữ đồ ăn an toàn Kheo tron goi bánh mì nho khô nướng Nấu sữa bắp Nếp Gà nấu chao salad trai cay tron duong bánh gấu cookies món ngọt Thiên Trúc cÃƒÆ rau nem gÃƒÆ kim chi nấu ngao salad cÃƒÆ basa gà cuộn lá dứa chiên bÃƒÆ nh cây thông Noel Phở bò mon gio lam pasta rau cu huong dan lam banh gao độ lam mut khoai lang MẠBếp Việt giò bò Bơ lạc xa lach gan ga ngon nuoc dau thom ngon cẠt Bánh gato chè xoài Cá rô đầu vuông ngon quên mời Đơn giản cách làm cá bống kho bun cá goi cuon tom thịt hỗn Ca ri ga hến xào ớt mut bi bánh trang ca bong lau kho Dinh dưỡng cho bé vui nhộn Kho quet cách làm sữa chua dẻo lam sua bap bi do tiem duong phen hà lan banh chiffon Canh ngao ngao xào cay Ngao xào cay sắn hấp cốt dừa Hà Ly ca man chung thit 6 mẹo phong thủy cho bếp ăn nhất định bạc hà Mẹo phân biệt trứng gà mới cũ nổi tiếng Món che cải xoong Cách làm bánh bột chè hạt sen và đỗ đen cách làm cá nướng cam bắp non cach lam banh xu xe Cá basa quẠbánh hạnh nhân xốp tương ban thuc don bua chieu Cách làm bánh mỳ my xao tom thit ngon cá ba sa kho tàu snack bánh macaron cafe các món bún ngon bánh ướt nhân thịt bò bò xốt vang bí quyết nước xốt Tips Cách chọn rau tươi ngon cho mỗi thùy sò điệp