Đầu tháng chạp, mỗi sáng thể dục đi ngang vài căn nhà mở cửa sớm, nghe mùi nồng nồng của củ kiệu bay ra, cái mùi không lẫn vào đâu được. Xung quanh rổ
Nồng nàn củ kiệu ngày tết



Đầu tháng chạp, mỗi sáng thể dục đi ngang vài căn nhà mở cửa sớm, nghe mùi nồng nồng của củ kiệu bay ra, cái mùi không lẫn vào đâu được. Xung quanh rổ kiệu có vài ba người ngồi, trò chuyện râm ran. Họ đang làm công việc của những người “nôn” tết.

Ở Sài Gòn, hễ khi bắt gặp cảnh đó là những người xa quê như chúng tôi không khỏi muốn xáp vào... hóng chuyện, và nếu người ta đồng ý thì mình cũng phụ giúp một tay, lòng chỉ muốn mau cận tết về lại quê nhà.

Phụ nữ Sài Gòn, đúng giờ còn phải đến công sở, nên họ tranh thủ lúc tảng sáng, hay chiều muộn, bóc vỏ cắt râu vài ba ký kiệu đem ướp, chuẩn bị sẵn tết dần dần. Còn ở quê, người nội trợ có nhiều thời gian cho việc bếp núc hơn, và tết cũng là dịp người thân khắp nơi về sum họp. Nêu kiệu chua, có nhà làm hai ba chục ký là thường.



 Củ kiệu - Ảnh: Minh Khôi

Các bà các chị quê tôi thường bắt đầu mua củ kiệu khoảng mùng mười tháng chạp. Các chị nói đùa với nhau, làm kiệu không quá khó, không cần quá khéo, chỉ cần kiên nhẫn và... nhiều chuyện một chút là xong.

Đầu tiên, mua kiệu phải lựa tương đối đều củ, đẹp mắt. Kiệu đem về, trộn tro củi than trong một thau nước lạnh lớn, trút kiệu vào ngâm giáp cữ (24 tiếng đồng hồ). Sau đó, xả nước lạnh nhiều lần cho sạch tro. Khuấy tiếp một thau nước muối với độ mặn vừa phải, trút kiệu vào, cũng ngâm giáp cữ. Vớt ra xả nước lạnh. Lại chuẩn bị sẵn một thau nước phèn chua (chỉ vừa đủ chua, nếm thử thấy hơi chát nước), trút kiệu vào ngâm giáp cữ. Vớt kiệu ra để ráo, lần này không cần xả nước lạnh mà đem phơi nắng cho khô ráo.

Khi nhìn thấy củ kiệu không còn ẩm ướt, trút hết vào một cái thau lớn và xốc nước giấm nuôi. Đem thau kiệu dang nắng thêm một ngày, chịu khó cách một hai tiếng đồng hồ thì xốc trộn kiệu cho thấm đều nước giấm. Đợi thêm một đợt nắng nữa, vớt kiệu ra phơi khô ráo, sau đó trút hết vào thau và ướp đường. Các bà mẹ quê thường nhẩm tính luôn lượng đường cần thiết khi bắt đầu mua kiệu chưa bóc vỏ. Tỷ lệ là 1 kg kiệu tương ứng với 300 gr đường.

Khi kiệu đã “nằm yên” trong thau với lượng đường phù hợp, cứ để như thế khoảng 2-3 ngày cho đường chảy dần thành nước, thỉnh thoảng trộn thật đều. Sau đó thì phải cần người khéo tay xếp kiệu vào những cái hũ thủy tinh, xếp “kiểu cọ” thế nào cho vừa ý, vì ngoài để ăn trong nhà thì còn đem biếu tặng người thân ở xa, hoặc nhà sui gia; hay để dành cho con cái mang đi vừa tặng vừa... khoe quà quê với bạn bè, đồng nghiệp trên phố thị.

Lưu ý khi kiệu đã vào trong hũ thì trút hết lượng nước đường đã ướp vào chung, đậy kín nắp hũ, để vào chỗ sạch và mát. Pha nước giấm nuôi cùng với một ít đường và ít muối, đem nấu sôi, để nguội. Trước khi ăn kiệu khoảng 3 ngày, chế nước giấm này vào với lượng vừa đủ, đậy nắp hũ và vẫn để chỗ mát. Tránh dùng giấm sống chế vào hũ kiệu vì sẽ bị nổi váng, mất thẩm mỹ và ăn cũng bớt ngon.

Nói đến đây thì cũng đã tết lắm rồi. Tính sơ sơ quá trình cho một củ kiệu sống thành củ kiệu chua ngọt thơm ngon, thời gian tròm trèm mất hai tuần. Nhà nào làm sơ sơ năm ba ký ăn chơi còn đỡ, nhà nào siêng làm hai ba chục ký thì chỉ công đoạn cắt đầu, cắt đuôi, bóc vỏ kiệu cũng đã mất vài ngày. Thế nên mới nói, công việc này rất có tính đoàn kết, nhiều người cùng làm thì không chán, và được... nhiều chuyện. Không cần phải ngó qua nhà bà con lối xóm để “nhiều chuyện” cho mích lòng nhau.

Đơn giản, là chuyện mừng xuân đón tết, con cái trong nhà năm nay khá hay khổ, đã mua sắm được gì, nồi bánh đêm ba mươi dự tính bao nhiêu nếp bao nhiêu đậu, lễ rước ông bà có nấu xôi chè hay giản đơn chỉ cúng trái cây...

Đăng Khôi


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Nồng nàn củ kiệu ngày tết

banh deo thom ngon chè củ năng táo đỏ Nga Nguyễn thit xao cu cai man gà gà quay gà quay giòn da món quay món công thức chè con ong 10 mẹo vặt ăn uống thú vị thạch trái dứa cha gio thit ngon công thức canh bí đao tôm tươi GiƒÆ ÃƒÆ bánh mì tôm rán thịt kho riềng rau câu chà hoa cÃƒÆ ri cÃƒÆ Ăn chơi công thức rau câu chocolate nhiều tầng thủy du du lam thach lam mi xao nam hai san Tuyệt chiêu nấu ăn của đầu bếp 5 sao cach lam ca ếch nấu cháo chân gà sả tắc món chua Hằng MT cach lam ngoc ke xa ngon gà chiên giòn chua cay công thức cá diêu hồng sốt cà bếp độc thân mì ý thịt viên nau nuoc lau công thức cá trê nướng sa tế cà chua canh đậu phụ áp gà rán cay công thức cơm chiên thập cẩm Cam ngâm nước mắm sấu bánh quy xay cách làm snack khoai lang nước ép ổi món mì Nồng thịt heo nướng dứa công thức chè rau câu nấu nhãn khô húng kem vị cam Mẹo vặt quà thịt heo bản lớn nướng sốt tương cà cánh gà Khoai Môn chân gà chiên nước mắm tỏi súp cá hồi cách làm sinh tố bí đỏ làm bánh mỳ bánh quy socola Cá kho đậu bắp cuộn thịt heo bánh quy que phô mai phúc bồn tử món tây cơm xào hải sản=sup rau cu ngon">sup rau cu ngon công thức cháo tim gà Heo một nắng muối kiến vàng tom xien nuong thom ngon Trứng cuộn thịt bằm phèo non xào dưa chua lam nem oc gion cay thực phẩm cần tránh đi ngủ làm sườn nướng chua ngọt Kiến thit chan gio nau gia cay trứng rán mì tôm ướp sườn cà tím nhồi thịt heo bằm chiên đậu hũ với ngũ vị Cà Nuong cari heo khoai tím Cún Khang Xôi gà patê chả gà gỏi lưỡi lợn đu đủ Gà hấp Gà ác làm phụ kiện tóc nếp cẩm mứt bí đỏ cơm chiên cá hồi kem xoài sữa cÃƒÆ nuong vừng Đậu cô ve trộn vừng Canh rau ngọt yến mạch may vá trứng rán Phố mứt trái dừa canh dưa sườn Tuyết Nguyễn Cá ngừ kho dứa Chư món ăn từ thịt bò món ăn Hàn Quốc Bánh cuốn tuyệt ngon ở gần chợ Vườn 6 công dụng nhà bếp tuyệt hay của củ Pho Tau bay bánh gối sa lat khoai tay bánh táo Cún Khang Đậu phụ xào cay ăn mãi bup làm chả cốm thịt sinh tố lê cà chua bò cuốn lá lốt món cha nấm nấu súp nấu thịt vịt với tiêu bánh trôi so co la kem bơ Kem bơ ngon lành mát ngậy lam cà súp dinh dưỡng kim chi giá hoa hướng dương