Trong quan niệm của người Việt, bàn thờ trong mỗi gia đình – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất.,Nơi thờ cúng ảnh...
Nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận như thế nào?

Nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận?

Thần Phật được thờ trong nhà giống như người khách quý nên người ta thường đặt ban thờ thần Phật ở sảnh giữa nhà, áp lưng vào tường vững chắc hoặc để chung với bàn thờ gia tiên.

Nhưng cũng không phải tùy tiện thích đặt thế nào thì đặt vì vậy, người xưa cho rằng chỉ cần nhìn vào nơi thờ cúng của gia đình cũng có thể biết gia chủ có tâm hay không. Cái tâm ở đây không được đo bằng mâm cao cỗ đầy, vàng mã bao nhiêu mà là ở vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp bàn thờ ra sao cho phù hợp, trang nghiêm và sạch sẽ.

me
Ban thờ sắp đặt đúng cách không chỉ khiến người đã khuất an định mà ở lại coi sóc phù hộ gia đình, nên ban thờ cũng có những quy tắc nhất định.

Quan niệm phong thủy thì cho rằng bàn thờ là nơi linh khí quy tụ, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất, người chết thì thành thần, thần lại là trung gian giữa trời với người. Từ đó có thể thấy, khí trường của ban thờ ảnh hưởng rất lớn đến người trong nhà. Ban thờ sắp đặt đúng cách không chỉ khiến người đã khuất an định mà ở lại coi sóc phù hộ gia đình, nên ban thờ cũng có những quy tắc nhất định.

Sắp đặt ban thờ theo phong thủy

Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.

Bàn thờ thần Phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Ban thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề chăm sóc.

Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.

Ban thờ có thờ chung thần Phật và bài vị tổ tiên thì thần Phật đặt ở bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ gây âm thịnh dương suy không tốt cho phong thủy, trong nhà dễ gặp thị phi kiện tụng, bệnh tật không dứt. Thông thường người ta đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần Phật.

Tổ tiên được coi là chủ, thần Phật được coi là khách quý, nếu mời thần Phật trước rồi mới mời tổ tiên người xưa cho rằng như vậy khiến tổ tiên nhà mình không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không được đặt cao hơn của thần Phật. Ban thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát.

Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.

Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì phải làm trần, ngoài ra bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, máy hút mùi, loa đài.

Số lượng thờ thần Phật nhiều nhất là 3, không nên quá nhiều dễ gây bất an. Bát hương nên dùng hình tròn không có chân đế, chất liệu bằng sứ là tốt nhất. Bát hương thông thường không nên quá đầy tro, ngày 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.

Bát hương thờ thần Phật nên cao hơn bát hương thờ tổ tiên, khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn dễ khiến tà linh theo vào nhà. Vật phẩm thờ cúng cũng cần chú ý một số điểm sau: thờ Phật và Quan Âm chỉ được dùng đồ chay do nhà Phật không ăn đồ tanh; thờ thần chủ yếu dùng hoa quả và phải là số lẻ 1, 3, 5, nếu cúng tổ tiên thì số lượng là hai chữ số.

Cần lưu ý điều gì khi lau dọn bàn thờ gia tiên

1. Tuyệt đối kiêng kỵ làm đổ vỡ đồ thờ

Theo phong tục truyền thống xưa kia, việc cúng lễ là việc của đàn ông – người là chủ gia đình, những người này phải đích thân chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. Bởi trên bàn thờ, tủ thờ thường có các hộp ghi lại gia phả, văn bản cổ quý, di chúc… nên không muốn khi “bao sái”, dọn dẹp nơi thờ cúng con dâu tò mò mở ra, biết hết việc của dòng họ.

Ngày nay, ở các đô thị lớn việc bày biện hay thắp hương trên bàn thờ không còn quá coi trọng việc phân biệt nam hay nữ, hay phải tra cứu xem tử vi. Nhưng ở chốn thôn quê nhiều địa phương vẫn giữ nếp xưa, việc cúng lễ là do đàn ông trong nhà làm. Đặc biệt vào những ngày cúng lễ quan trọng như: ngày Rằm tháng 7, giỗ chạp… thì nhất định phải mời người lớn tuổi nhất họ hoặc cao tuổi nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên.

me
Thờ phụng ông bà tổ tiên là trách nhiệm, đạo lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. 

Thờ phụng ông bà tổ tiên là trách nhiệm, đạo lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. Việc lau dọn bàn thờ ai làm cũng được, không nhất thiết cứ phải chọn lựa, nhất là nhà ở đô thị, việc thờ cúng lau dọn bàn thờ không còn phân biệt rạch ròi như trước. Người bao sái bàn thờ chỉ cần chú ý làm việc cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị…) của tổ tiên để lại.

2. Không nên tùy tiện động tới bát hương

Theo các nhà phong thủy học, bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng, ngày thường chỉ cần lau dọn sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm hay di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương được coi là điều tối kỵ, vì các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu. Trước các dịp lễ, Tết, các gia đình lau dọn bàn thờ gọi là lễ “bao sái”, mục đích chính là nhằm tẩy rửa, lau dọn sạch sẽ tất đồ thờ tự. Thời gian bao sái tốt nhất nên chọn vào dịp cuối tháng.

Thời điểm để bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng 7 âm lịch cần làm là từ cuối tháng 6 âm lịch, còn bây giờ thì thời điểm đó đã qua. Bây giờ là đầu tháng nên người dân chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt. Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm hãy làm theo lệ cũ phép xưa.

Cần chú ý phải tắm rửa thật sạch sẽ rồi bắt tay vào việc. Đầu tiên bày đĩa hoa quả, thắp nén hương xin gia tiên và thần linh tạm lánh để con cháu bao sái bàn thờ. Chờ sau khi hương tàn hãy bắt đầu công việc. Hãy trải vải đỏ (hoặc giấy đỏ) lên mâm (hoặc bàn) để đưa bài vị, đồ thờ đặt vào đó. Cẩn thận đặt đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên riêng rẽ kẻo lẫn lộn.

Sau đó dùng nước vang ấm (loại nước được đun từ 5 thứ thảo dược thơm) cùng với rượu gừng để lau. Thứ tự bao sái cần làm là lau bài vị Phật, rồi thần linh trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị tổ tiên (không nên làm ngược lại vì bị coi là bất kính). Sau khi lau sạch bát hương, đồ thờ cúng, bài vị sạch sẽ bằng nước thơm, để khô thì đặt lại như cũ.

3. Xử trí chân hương, đồ thờ cúng bỏ đi ra sao?

Quan niệm của người xưa cho rằng, khi bao sái bàn thờ, tối kỵ rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài vì như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương sau khi tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đem đổ lung tung.

Người xưa quan niệm việc đem tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng thả ra sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ thì nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm” kiêng kỵ, vừa ô nhiễm môi trường.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

com paella thom cách làm xôi gấc thịt gà trộn chua ngọt lẩu lẩu chay mùa Vu lan nấm củ cải canh thịt bò rong biển Bo chè khoai sữa dừa bánh cà rốt bào sợi hạt sen Mẹo vặt nhà bếp cách lam banh beo ngot Banh cam chien canh cá rô nấu cải món salad nga Thịt Heo kho man cá chim kiểm soát cach lam che dau trang xốt cach nay xoi kem rán Kinh nghiệm chọn hoa quả ngon và an toàn hạt đậu phụ xào giò lụa xào rau củ Chuyên TẠm dịp valentine cach nau canh ngon phở gà khô Nấu che đậu đỏ Chien com lam xoi chả thạch xoài dưa hấu nau cari ga cách làm nước gạo lứt thạch cho bé trứng cuộn rong biển salad cà Xúc xích goi rong bien mùa lạnh bánh bao chỉ dừa bào Lau ga mang Chua kem tra canh cari tôm Kerala món Ấn công thức rau câu bánh flan tăng lực cách làm xốt bechamel rau cai xao toi Mướp non xào tôm nam chien gion náu lảu gà sốt me chua Xoi hap Cách mua và sử dụng dưa chuột thật cach lam che da thit ga sot tuong ca ngon Cách nau ca ri ga cach lam banh tart tao custard dua dac biet kem bông tuyết Potato scones lu mon kho gung uc ngan quet sot bbq bânh xèo bi quyet chè cốm lá nếp Tuyết Nguyễn Cá chiên cay ca bong lau kho tieu lam banh da lon cach lam nem cua be ăn khuya lên cân béo phì nước sữa bò chiên giòn sốt rau củ cua biển rán cay máy ủ sữa chua ipad thịt khìa Trứng đúc thịt cách làm kim chi ngon khoai tây lắc phô mai mướp khía rau bầu bí y học cổ 11 lý do nên ăn cà chua thịt bò om hoa hồi banh da tom cai thia xao dau hu salad lạc xoài súp gà cay canh khoai mỡ thịt viên Dạ dày heo giòn giòn xào cay ngọt Rau muống xào giá đỗ Canh giá đỗ thịt bò ca ro kho to canh ga chien gion cach lam banh dua mẹo làm bánh quy cach lam com tam bi chay heo quay trứng gà ngâm nước tương bánh bánh tằm dừa Cơm khô banh mi nho gion mem 2 mocktail mua he cách làm chuối chiên bun mam mien tay ngon thuc uong ngon cuoi tuan Victoria cach lam salad tom ngon món điểm tâm Bánh đau xanh tự làm xôi gấc Cún Khang Mỳ trứng thịt xá xíu dưa cải kho cá dac tương hàn quốc xếp hình lá lốt nấu canh mít mộc thịt xào kim chi giày đen