Lò vi sóng là một thiết bị gia dụng tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng có thể sử dụng được với lò vi sóng. 1.
Những thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng



Lò vi sóng là một thiết bị gia dụng tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng có thể sử dụng được với lò vi sóng.

1. Trứng

Cho trứng vào lò vi sóng sẽ gây nổ bởi nhiệt độ dung dịch bên trong quả trứng tăng cao, khí nóng không có chỗ thoát hơi khiến cho trứng bị nổ. Tuy nhiên nếu vẫn muốn sử dụng lò vi sóng để chế biến trứng thì trước khi bỏ vào lò, bạn có thể đập trứng ra, cho vào dụng cụ chịu nhiệt, dùng dĩa đâm vào lòng đỏ cho trứng có chỗ thoát hơi và bọc màng nhựa lại (loại dùng cho lò vi sóng).

2. Trái cây

Việc cho trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến trái cây mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bởi nhiệt độ cao của lò. Đặc biệt là bạn không nên cho nho vào lò vi sóng, dù là nho tươi hay nho khô bởi nho sẽ bị nổ tung và thải ra nhiều khí làm hỏng lò.



Nho tươi hay nho khô nếu cho vào lò vi sóng sẽ bị nổ tung và thải ra nhiều khí plasma làm hư lò. Ảnh: lookw.

3. Thịt gần chín

Không nên đưa thịt gần chín vào gia nhiệt tiếp. Bởi lẽ thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, cho dù có bảo quản trong tủ lạnh, vi khuẩn vẫn sinh sôi, dẫu có gia nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn.

4. Nước

Nhiều người có ý nghĩ nấu sôi nước bằng lo vi sóng mà không biết rằng việc làm này sẽ nguy hiểm. Lò vi sóng làm nước nóng lên nhưng nó lại không hình thành nên bong bóng trong suốt quá trình làm nóng đó. Do vậy, khi lấy nước khỏi lò, lúc đó bọt nước hình thành sẽ bị vỡ và có thể bắn vào người bạn gây bỏng. Nếu bạn vẫn có ý định nấu sôi nước bằng lò vi sóng thì hãy thả vào cốc nước một que khuấy bằng gỗ và khi ly nước đã sôi thì nên mở cửa lò, để yên một lát rồi hãy lấy ly nước ra.

5. Các loại rau củ đặc

Một số loại rau củ đặc như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bí ngồi… đều không nên đưa vào lò vi sóng bởi chúng sẽ bị nổ văng ra. Bạn có thể dùng đũa hoặc dĩa chọc nhiều lỗ trên thân củ trước khi đưa vào lò.

6. Bánh mì

Khi cho bánh mì vào lò vi sóng sẽ khiến bánh mì bị khô cứng, mềm, rất khó nuốt. Bánh nhanh chóng bị mất đi tính liên kết của các bột nhào nặn nên ăn bánh sẽ không ngon nữa. Vì vậy, nếu bạn muốn làm nóng bánh mì thì tốt hơn hết là bạn hãy để bánh mì vào lò nướng.



Cho bánh mì vào lò vi sóng sẽ làm bánh mì thêm khô cứng. Ảnh: arrazzemagazine.

7. Cà rốt

Trong cà rốt có chứa sắt, magiê và selen. Vì vậy, nếu bạn cho cà rốt vào trong lò vi sóng thì cà rốt sẽ nhanh chóng biến thành ngọn lửa với nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng và làm hỏng lò.

8. Động vật có vỏ cứng

Khi cho vào lò vi sóng các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò… thì chúng sẽ có mùi như cao su. Khi món ăn chín thì sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản.

9. Nước sốt cà chua

Cho nước sốt cà chua vào lò vi sóng tuy không gây nguy hiểm như những thực phẩm khác nhưng nước sốt nóng dễ bắn tung tóe làm bẩn lò. Để tránh trường hợp này, bạn có thể dùng giấy sáp đậy kín miệng đĩa đựng nước sốt để giữ vệ sinh lò.

Một số mẹo áp dụng với lò vi sóng

- Làm tan chảy chocolate trong lò vi sóng, bạn sẽ không còn phải đun cách thủy nữa. Chỉ cần chọn mức sóng trung bình và để khoảng 2 phút là được.

- Làm ấm quả cam chừng 1- 2 phút trong lò vi sóng, bạn sẽ vắt được nhiều nước cam hơn.

- Lò vi sóng rất hữu dụng khi làm chín các loại rau lá xanh như rau cải.

- Để dễ dàng tách cùi dừa khỏi vỏ cứng, bạn chỉ cần vi sóng chừng 3 đến 4 phút.

- Khử trùng keo/lọ để trữ các loại bánh, mứt, hoa quả dầm.

- Vi sóng các loại khăn lau bát của bạn trong khoảng 60 giây để loại bỏ các mầm bệnh do vi sinh vật gây nên.

- Với các loại thực phẩm đóng hộp, tốt nhất nên đổ ra bát, đĩa rồi mới hâm lại. Với những thực phẩm khô như thịt nguội, xúc xích, ngũ cốc khi chế biến bằng lò vi sóng, cần cho thêm một cốc nước trắng vào lò. Việc này sẽ hạn chế tình trạng ống magnetron (thiết bị tạo ra sóng viba, nhân tố làm chín thức ăn) bị hư hao.

- Hấp cơm trong lò vi sóng Lưu ý dùng đồ đựng bằng gốm, sứ, thủy tinh chịu nhiệt. Không dùng đồ nhựa, đồ sắt thép, inox vì các đồ này không hấp thu sóng và làm tán xạ sóng cho nên xảy ra hiện tượng thức ăn lâu nóng, có thể gây nổ.

Trần Quỳnh tổng hợp


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Góc Bếp Những thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng

chuối chín Hà Lan xào rau muống Tuyết Nguyễn Mì ăn liền xào tôm XÃƒÆ cách làm Tokbokki thịt ga bắp nướng mật ong HEO QUAY GION 200 rau cau 고등어 cúc dưa leo cải thảo xào cupcake mặn diều lam pho bo cÃƒÆ ri detox dưa bạc hà chè nhãn lồng hạt sen giay triết món ăn dạ dày heo ngon Ướp vật trang trí Bò sốt vang Thịt dê xôi lạc sườn cọng cơm tấm món nướng Xuân Xa ram MUC HAP Món khai vị quà noel XuÃƒÆ làm dạu phụ chậu lam xoai ngam nuoc mam nom bo kho cac mon an rắn bắp bò ngâm Gà nấu lá giang cầy nướng may váy làm hoa giấy ÐÑm nui lam pho Bửa sà Špháp Món Chính banh mi nhan ca ri ngon Ð cach lam ga nau dau trang trí phòng tối nay nhà mình ăn gì cạch lam mut bánh ma a ron cà phê học món ngon chữa bệnh Kẹo gừng dẻo Cách làm dứa bà cụ kho nước dừa tam kem trà xanh đậu đỏ mực banh bao chay xay cơm rang bọc trứng Lam kem mix nấm kim châm chiên giòn món chiên dứa bánh xèo hải sản Món ngon cho bé sốt cay lam banh troi ngu sac móc phở gà chÆ keo nho sườn nướng bap chien thom ngon bánh cà phê cha gio trai cay ngon bánh bo banh cookies dua làm bánh mì Trời mát ăn lẩu riêu cua sườn sụn gà kho tôm tươi rim mặn banh khoai tay Lam banh la dua tôm tươi rang mặn Mục quẠchanh Ca bac mà Dân dã dứa canh cà thu chạy Nông Ä an chẠtrai hấp đặng Tà m bánh qui chocolate banh bi do hap món ăn từ trứng Trứng đúc hẹ đơn nha trang Day Nau An Ngon tút bánh trái thơm tươi