Cách ăn uống của mỗi người thường được chi phối bởi thói quen, nhưng thói quen thường được hình thành trên cơ sở của ý thích và hiếm khi tuân theo các
Những thói quen ăn uống có hại



Cách ăn uống của mỗi người thường được chi phối bởi thói quen, nhưng thói quen thường được hình thành trên cơ sở của ý thích và hiếm khi tuân theo các cơ sở khoa học. Rất nhiều thói quen xấu trong ăn uống khiến cho cơ thể không thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng mà còn khiến cho quá trình trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn. Nào, hãy thử xem bạn có bao nhiêu thói quen không tốt như dưới đây nhé:



1. Sử dụng quá nhiều chất caffein

Caffein là chất có nhiều trong một số đồ uống, nhất là trong cà-phê. Nếu sử dụng cà-phê quá nhiều sẽ làm tăng độc tố trong cơ thể, làm lượng đường huyết và adrenaline tăng nhanh. Nếu dùng thường xuyên, liên tục sẽ khiến cho tuyến thượng thận phải làm việc quá sức, dần dần bị vô hiệu hóa và cuối cùng phải lệ thuộc vào cà-phê.

Chính vì vậy mà các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo mọi người nên dùng một lượng vừa phải. Mỗi ngày chỉ dùng 1 cốc là hợp lý. Bạn có thể chuyển sang dùng chè xanh, vì trong lá chè có nhiều chất chống ô-xy hóa, hạn chế nguy cơ nghiện các chất caffein.

2. Sử dụng quá nhiều hợp chất carbonhydrate

Bánh mì, cơm và các loại tinh bột là thực phẩm dạng carbonhydrate, được sử dụng thường ngày. Nếu ăn cả ngày 3-4 bữa sẽ gây ra hiệu ứng tiêu cực, làm tăng đường huyết, gây mệt mỏi, đau đầu, xấu da, gây chứng trầm cảm, nguy cơ gây mắc bệnh viêm nhiễm như bệnh canđi trong hệ thống tiêu hóa...

Bởi vậy, cần thay đổi thực đơn đa dạng hóa thực phẩm, tăng cường ăn những loại có hàm lượng carbonhydrate thấp, chứa ít men (yeast), ưu tiên thực phảm nguyên chất (tinh).

3. Uống quá nhiều nước ngọt

Đây là loại đồ uống chứa nhiều đường, dễ uống lại dễ nghiện và để lại nhiều hậu quả tiêu cực như: Làm hỏng men răng, tăng cường lượng đường huyết, kích thích ăn ngon ăn nhiều, gây tăng cân hoặc béo phì.

Làm hỏng men răng, tăng cường lượng đường huyết, kích thích ăn ngon ăn nhiều, gây tăng cân hoặc béo phì... khi uống nhiều nước ngọt.

Nếu nước giải khát có nhiều chất làm tạo ngọt nhân tạo như aspartame dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, rụng tóc, trầm cảm, suy giảm trí tuệ, thay đổi tính cách, mắc bệnh động kinh... Do vậy càng hạn chế uống những thứ đó càng tốt, riêng các loại nước giải khát có gas không nên uống cận bữa.

4. Ăn nhiều đồ rán

Những người thích loại thức ăn này cần đề phòng vì đây là loại thực phẩm đày tính cám dỗ, dễ ăn nhưng lại chứa nhiều mỡ chuyển hóa (trans fat), mỡ bão hòa và đường - đây chính là thủ phạm khiến cho gan làm việc nhiều, dễ gây tăng cân, béo phì và tích độc trong cơ thể.

5. Ăn đồ hộp

Đồ hộp là thực phẩm đã qua chế biến sẵn, không mất công nấu nướng, tuy tiện lợi nhưng có những mặt trái mà không mấy người để ý: Trước tiên là trong đồ hộp có chất béo hydro hóa (trans fat) dùng để bảo quản thực phẩm được lâu hơn, nhưng sẽ tích tụ trong cơ thể gây ung thư.

Kế đến là kim loại trong vỏ đồ hộp có thể thấm vào thực phẩm (nhất là hoa quả đóng hộp có chứa a-xít sẽ hòa tan kim loại và thực phẩm có chứa mỡ sẽ hấp thu kim loại nặng rất nhanh) và đi vào cơ thể. Một khi gan không đào thải hết, các chất đó sẽ gây hại cho cơ thể, làm giảm quá trình hấp thụ chất khoáng.

Do vậy, các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo mọi người không nên dùng thực phảm đóng hộp thường xuyên, tốt nhất là nên dùng thực phẩm tươi sống.

6. Dùng thịt muối, hun khói

Nhược điểm của thịt muối hoặc hun khói là chứa nhiều muối, thủ phạm gây tổn thất các chất khoáng (đặc biệt là ma-giê, rất cần cho phản ứng sinh hóa trong cơ thể). Không những thế, muối còn là thủ phạm làm tăng huyết áp, gây chướng bụng, gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

Thịt muối hoặc hun khói là chứa nhiều muối, thủ phạm gây tổn thất các chất khoáng.

Trong các loại thịt chế biến sẵn như lạp xường, thịt hun khói... mà không có nhãn mác rõ ràng có thể chứa nhiều mỡ bão hòa, các hợp chất độc hại sinh ra khi gia nhiệt, các chất phụ gia, chất hoóc-môn tăng trưởng và kháng sinh tồn dư...

Do vậy, mọi người chỉ nên sử dụng thịt chế biến sẵn có nguồn gốc rõ ràng do các đơn vị có uy tín sản xuất. Tốt nhất là mỗi tuần chỉ nên ăn không quá 3 bữa thịt (cả thịt tươi lẫn thịt chế biến sẵn).

7. Dùng nhiều pho-mát

Pho-mát là thực phẩm ngon bổ, lại tiện dụng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện bảo quản mà làm cho men trong pho-mát phát triển quá mạnh, ăn vào sẽ khó tiêu.

Ngoài ra, pho-mát còn là thủ phạm tạo ra màng dịch phát sinh dị ứng, tăng bệnh về hô hấp và da (nhất là bệnh eczema). Nếu ai quá ưa thích loại thực phẩm này cũng nên dùng vừa phải, tốt nhất là nên dùng pho-mát sữa dê là loại có hàm lượng a-xít và lactose thấp, có lợi cho cơ thể.

8. Hạt dẻ rang

Hạt dẻ thô nguyên chất là nguồn thực phẩm rất hữu ích cho sức khỏe da và não bộ, vì hạt dẻ chứa nhiều loại dầu tốt, giúp cho gan khử độc rất hiệu quả. Nếu đem rang hạt dẻ thì dầu tốt sẽ chuyển thành dầu xấu, gây bất lợi cho cơ thể. Do vậy ta có thể thay vì rang hạt dẻ bằng cách đem luộc chẳng hạn.

9. Thực phẩm rán kỹ

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy: Ăn ít đồ rán thì không gây hại, nhưng nếu ăn nhiều và thường xuyên sẽ gây hiệu ứng tiêu cực. Bởi vì quá trình rán kỹ, nhiệt sẽ phân hủy các phân tử dầu và tạo ra các gốc tự do trong thực phẩm, tích lũy trong cơ thể làm tổn thương các tế bào, gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch...

Nếu thích ăn món rán, khi rán nên để nhỏ lửa, rán nhanh bằng dầu thực vật hoặc dầu hướng dương (vì đây là những loại dầu chịu được nhiệt độ cao).

10. Uống quá nhiều rượu bia

Thường xuyên uống quá nhiều rượu bia sẽ gây nghiện và nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe, nhân cách và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Rượu là thủ phạm phá hủy các chất đạm có trong cơ thể, đặc biệt là vitamine B (dưỡng chất rất cần cho trí nhớ và quá trình trao đổi chất của cơ thể), khiến cho não nhanh chóng tê liệt, làm cho đường huyết tăng nhanh, gan nhiễm mỡ, hạn chế quá trình điều tiết hoóc-môn và khử độc của cơ thể.

Để hạn chế tác hại của rượu, mỗi bữa chỉ nên uống 1 ly rượu vang hoặc một chút rượu mạnh, bổ sung vitamine C trước và sau khi uống rượu để bảo vệ gan, đồng thời tăng cường uống nước để giúp cơ thể thải độc.

11. Ăn sáng không đúng

Bạn đã biết rằng những người ăn sáng đầy đủ thì sẽ ít có nguy cơ tăng cân hơn những người bỏ bữa sáng. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng một phần. Nếu lựa chọn những thực phẩm không phù hợp cho bữa sáng thì thậm chí còn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ví dụ, nếu ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ vào bữa sáng thì có thể bạn sẽ gây cản trở cho sự tiêu hóa và trao đổi chất.

Khi sự trao đổi chất diễn ra chậm chạp, việc chuyển hóa đường từ máu vào các tế bào thành năng lượng gặp khó khăn. Và khi đó có thể bạn luôn cảm thấy đói cho dù bạn không hoạt động thể chất gì nhiều.

Do đó, bữa sáng nên cân đối các loại thực phẩm chứa carbs và protein để giúp làm chậm phản ứng đường huyết, cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

12. Ăn ít protein

Trong suốt cả ngày, cơ thể bạn trải qua quá trình gọi là chuyển hóa protein. Về cơ bản, quá trình này phá vỡ các mô cơ, vì vậy, hàng ngày bạn phải bổ sung đủ chỗ protein đã mất đi đó. Tuy nhiên, nhiều người lại không ăn đủ chất đạm (trong đó có chứa các axit amin, "thức ăn" chính cho cơ bắp) nên không thể chống lại sự phá vỡ các mô cơ, kết quả là cơ bắp dần mất đi. Cơ bắp có tác dụng đốt cháy nhiều calo và chất béo trong cơ thể hơn, vì thế, nếu mất đi cơ bắp, quá trình trao đổi chất không được tối ưu và chất béo không được đốt cháy sẽ chuyển sang tích tụ lại và gây tăng cân dễ dàng.

Vì vậy, mỗi phụ nữ nên bổ sung 45-50 gram protein mỗi ngày, trong đó 30 gram là từ các bữa ăn, 15-25 gram còn lại từ đồ ăn nhẹ.

13. Ăn ít để giảm cân

Nếu bạn đang cắt giảm triệt để lượng thực phẩm để giảm cân thì rất có thể sự trao đổi chất của bạn cũng bị ảnh hưởng theo.

Thứ nhất, mặc dù trọng lượng của bạn có giảm nhưng lại gây căng thằng cho cơ bắp. Thứ hai, các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đang được biến đổi thích hợp để chống lại cơn đói. Khi đó, cơ thể bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hơn vì đang cố thích nghi với chế độ ăn mới. Và nếu không kiểm soát được cơn đói, bạn sẽ ăn nhiều hơn, khi đó, trọng lượng của bạn không những lại tăng trở lại mà cơ chế trao đổi chất cũng phải thay đổi theo.

14. Không rửa đồ ăn

Ngày nay, rất nhiều loại thực phẩm có sử dụng thuốc trừ sâu, điều này rất nguy hiểm vì thuốc trừ sâu khi vào cơ thể sẽ phá vỡ sự cân bằng nội tiết vốn có.

Hệ thống nội tiết điều khiển quá trình trao đổi chất. Khi các hóa chất từ thuốc trừ sâu làm thay đổi nội tiết sẽ có thể làm tăng sự thèm ăn, kích thích các tế bào mỡ và làm chậm quá trình trao đổi chất. Lượng thuốc bảo vệ thực vật này khi tích tụ quá nhiều trong cơ thể không những nguy hiểm cho sức khỏe.

15. Chỉ uống nước trái cây

Nếu bạn chỉ uống nước trái cây mà không bổ sung thêm bất kì loại thực phẩm nào, rõ ràng bạn sẽ giảm cân nhanh chóng. Nhưng đi kèm với giảm cân lúc này lại là sự thiếu chất trong cơ thể, lượng protein và calo vào cơ thể không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các mô cơ.

Và cho đến một lúc cơ thể bạn suy kiệt năng lượng, bạn sẽ ăn bù nhiều hơn để lấy lại sức lực và cơ bắp. Điều này đồng nghĩa với việc cơ chế trao đổi chất của bạn bị tác động và rối loạn do phải thay đổi để phù hợp với chế độ ăn uống của bạn.

Hoàng Dũng



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Những thói quen ăn uống có hại

tiểu mang cut công thức bánh oreo chiên Ý Tưởng cach lam kim chi Dọc banh coconut chiffon canh atiso nấu xương đậu non hấp tôm chai kem ngon tôm kho tàu Bí quyết cho món trứng muối thơm ngon cach lam ga ran canh khoai môn cá chiên cốm cach che bien cu hu dua tôm lột nướng xiên muc sua chien mam ngon làm bánh quy trà xanh trả Hà Nội se lạnh Ngõ cách làm thịt heo ngâm mắm Là m Phòng bếp Để nấu hay để khoe oc buou xao sate sinh to xoai sườn heo HƯỚNG Những mẫu bánh ngày lễ thèm nhỏ nước thit bam thap cam cách làm chả ram tôm luộc Phòng bếp Để nấu hay để khoe chao ga mam co ngay tet mon dac san Miến lươn ca chien cham sot toi dau heo tôm mực xào cải thìa mon xoi banh crepe cach lam pho ngon tôm nướng mỡ hành chè đậu đỏ thạch sate bo nuong vi tim mạch cholesterol thịt mỡ ngũ cốc tôm nướng muối ớt sot thit hạnh nhân chiên ngày tết tôm nướng phô mai bơ Ngộ Xao thit Cá Kho ngon cach lam mut cam Món ăn gia đình tôm nấu lá chanh lưỡi heo khìa thit bo Gang Bảo snack hành tây giòn cà tím cháy tỏi nau chao dinh duong cho be cach lam banh hoi nem nuong súp tôm hoÃƒÆ tôm nấu nui ngũ sắc sấu dầm nước mắm thit chien gion đao tôm rán trứng salad bí đỏ Bò kho gừng Bap Cai Tim chiếu Cải thảo bánh dày giò Cách làm bánh dày nhân đỗ kim chi tự làm thịt hấp pizza rau cu ngon Thanh HoÃƒÆ tết món quà súp cua biển làm rau câu sa tôm rang mặn Đê đậu hủ non giò heo hầm đậu nành hỗ lo tai heo pha lau Những mẹo vặt bỏ túi về chế độ Cá nướng Sườn heo Cách làm dua mam món Tết khổ qua canh công thức chả lụa bánh mì chiên kiểu pháp mướp đắng nhồi luon um nuoc dua tôm sú rim nước dừa banh pho mai sau rieng ngon nguoi moi om day quên giã Thịt vịt banh xop sushi chien ngon tôm sú xào bơ tỏi sandwich cho trẻ biến ăn tôm sú xào tỏi Miền Bắc chất liệu công thức thịt bò om khoai tây