Nhiều quan điểm cho rằng sữa đậu nành thúc đẩy tế bào ung thư vú, ngăn ngừa hấp thụ chất dinh dưỡng và không tốt cho người ăn chay.
Những tác hại gây tranh cãi của sữa đậu nành

 

Lâu nay, đậu này luôn được coi là một thực phẩm có tác dụng đẹp da, chống lão hóa và có lợi cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ. Dù vậy, vẫn còn những ý kiến về các tác dụng khác của loại "thần dược" này. Cả hai luồng ý kiến đối lập vẫn đang là đề tài tranh cãi lớn chưa có hồi phân giải trong giới chuyên gia sức khỏe.

1. Chứa chất kháng dinh dưỡng, ngăn ngừa hấp thụ

Đậu nành chứa một lượng lớn các chất độc tự nhiên gọi là chất kháng dinh dưỡng. Ngoài ra, đậu nành và sữa đậu nành không lên men thường chứa hàm lượng acid phytic khá cao, thường có ở vỏ hạt. Acid phytic gây cản trở sự hấp thu qua ruột của một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, iốt, magie, sắt, kẽm. Điều này được cho là dẫn đến sự thiếu hụt các khoáng chất kể trên trong cơ thể, ngay cả khi bạn đã áp dụng một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất.

nhung-tac-hai-gay-tranh-cai-cua-sua-dau-nanh

2. Gây ra quá trình dậy thì sớm ở bé gái và 'nữ tính hóa' ở bé trai

Đậu nành rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh nhưng lại không tốt cho trẻ em. Estrogen trong đậu nành bị nghi ngờ có liên quan đến hiện tượng dậy thì sớm ở các bé gái. Bên cạnh kích thích dậy thì sớm, estrogen còn ức chế sự phát triển testosterone bình thường ở nam giới nói chung và các bé trai nói riêng, gây ra những thay đổi trong quá trình phát triển tính cách của trẻ. Các nhà khoa học đã phát hiện: ở những trẻ thường xuyên sử dụng đậu nành, hợp chất estrogen trong cơ thể cao gấp 22.000 lần so với những bé trai được bú mẹ.

3. Giảm lượng tinh trùng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, estrogen trong đậu nành có liên quan đến việc giảm số lượng tinh trùng ở nam giới, làm giảm khả năng có con. Mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng đậu nành làm tăng lượng hormone estrogen, gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng sản xuất tinh trùng và làm rối loạn việc sản xuất một số hormone khác. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề đang gây tranh cãi và chưa có kết luận cuối cùng.

4. Không phù hợp với bệnh nhân gout, dạ dày, sỏi thận

Lượng purine có trong sữa đậu nành có thể trở thành mối nguy hiểm đối với bệnh nhân gout, căn bệnh gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa purine. Uống sữa đậu nành có thể khiến niêm mạc của bạn bị kích ứng, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm. Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày, viêm thận, sỏi thận cũng không nên dùng sữa đậu nành. Uống sữa đậu nành dễ gây ra tình trạng dư thừa acid trong dạ dày, gây đầy hơi. Oxalat có trong sữa đậu nành cũng rất dễ kết hợp với calci trong thận tạo ra sỏi thận.

nhung-tac-hai-gay-tranh-cai-cua-sua-dau-nanh-1

5. Là sản phẩm biến đổi gene (GMO)

Theo một nghiên cứu ở Mỹ, có tới 98% đậu nành đã bị biến đổi gene để chống lại ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ khi diện tích trồng đậu nành bị các loại cỏ xâm lấn.

6. Không tốt cho người ăn chay

Sữa đậu nành mặc dù có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng lại chứa ít hàm lượng protein, vitamin A, canxi và kẽm hơn sữa công thức và sữa bò, đặc biệt là rất nghèo nàn vitamin B12 và vitamin D. Những người ăn chay, vốn dĩ thiếu vitamin B12, khi uống sữa đậu nành sẽ khiến cơ thể cảm thấy tồi tệ hơn.

7. Chứa nhôm

Đậu nành được chế biến trong bể chứa nhôm có thể bị thấm nhôm. Nhôm có liên quan đến sự khởi đầu của bệnh Alzheimer cũng như có một tác động tiêu cực với thận.

8. Kích thích đông máu

Trong sữa đậu nành chứa chất kích thích hình thành cục máu đông, làm ngăn ngừa dòng chảy của máu qua các động mạch và gây tắc nghẽn ở động mạch vành hay não. Kết quả là làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

9. Không phải là sản phẩm tự nhiên

Mặc dù những người trồng và bán sữa đậu nành luôn tuyên truyền sản phẩm của mình là tự nhiên nhưng không phải vậy, đậu nành được xử lý qua các quá trình sơ chế ở nhiệt độ rất cao.

10. Kích thích phát triển tế bào ung thư vú

Nhiều phụ nữ được khuyến khích uống sữa đậu nành để giúp giảm bớt các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh nhưng trong đậu nành lại có chứa isoflavone, kích thích phát triển ung thư vú ở những người đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh này.

SuZi Nguyễn (Theo NaturalOn)


Tổng hợp & BT:

Về Menu

sữa đậu nành tác hại của sữa đậu nành biến đổi gene Những tác hại gây tranh cãi của sữa đậu nành

Món Hàn Quốc om Nhậu Cách Làm Bánh đến trang trí bàn ăn hương mề gà trộn nước tương cay lam banh khong can lo nuong Trô khoai tây nướng banh su ket thom cach lam kem dua khong trung vị giác tim chế biến bao tử cach lam socola lò nướng gà hấp nấm chè khoai dẻo Cách làm bánh kem mi xao bo cung rau cu công thức bánh đúc đậu phộng quán ngon bình dân Pa tê thịt bí đỏ hấp gà cách nấu xôi vò BI Ăn sushi đúng cách Bạn đã biết chưa cha trung ngu sac ngon snack chuoi canh khoai mỡ sườn non Ngon lạ chè xôi Xiêm ở Sài Gòn cách nấu cháo gà ngon thit vit xien nuong hu tieu mi thom ngon thăn bò món nướng bò món Tây bò xào kim chi cải thảo banh troi ngu sac công thức nướng cà hiểu ran thit bò xào tái ức Xá xíu làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện cach lam ca phao muoi chua lòng heo xào Nấm rơm kho qua nhoi ca thac lac lam kem don gian cách làm chè chuối cốt dừa tôm tẩm nước cốt dừa canh cá đầu hủ kiến Tết salad trộn tẩm bột hột rong dạ dày hầm cách nau ăn xôi hấp cach lam banh troi mon gà bó xôi thơm canh hàu lòng nướng banh mi chien muffin banh flan bi cuon chay ngon bún rêu thịt vịt nấu táo thạch rau câu dừa Tự làm thạch rau câu kem bà rau câu sô cô la đen Ná ng che chuoi cách làm tương ớt cà chua lam dam gao xôi gấc dừa nạo Chó mực xào dấm cá bạc má kho khóm cúc kem viên vị chanh hoa quẠHarry Potter cua chien gion cách làm sữa chua làm sữa chua bánh mì trứng bong lam dau phong da ca cách làm đậu mắm cá linh chưng bí đao luộc Sừ cách làm bánh trung thu ngon i Trứng cá hồi Phủ sườn nướng bằng chảo cha dau thit cháo thịt lợn cải thìa ngân cơm nấm sốt thịt bằm lá nếp miến trộn thập cẩm cung đình Miến Cach lam Giả mon lạ bong lan nho kho duoi Lac ngâm dưa leo với gừng banh flan kieu Phap Cốm gạo Giai khat mua he cách làm tôm chiên banh hanh nhan trà