Do sơ suất hoặc thiếu kinh nghiệm, đôi khi các bà nội trợ vẫn gặp những rắc rối như thức ăn bị mặn, nhão, vón cục hay cứng…. Có một số bí quyết giúp bạn khắc phục những hậu quả không đáng có trong quá trình chế biến, nấu nướng.
Những "sự cố" nấu ăn và bí quyết khắc phục

Những

Có nhiều biện pháp để khắc phục khi có "sự cố" nấu ăn

1. Món ăn quá mặn

Nguyên nhân: Bạn sử dụng quá nhiều muối, không nếm món ăn khi nấu

Cách khắc phục: Nếu món súp hoặc món hầm bị mặn, có thể cho thêm nước vào món ăn. Những thực phẩm có chứa a-xít như chanh, giấm… cũng sẽ giúp làm giảm bớt vị mặn. Để tránh trường hợp này, hãy nếm nêm món ăn trước khi cho muối vào, đặc biệt là khi sử dụng những nguyên liệu chứa nhiều muối như nước súp đóng hộp, cà chua hộp, dầu ô-liu, thịt heo muối xông khói…

2. Thịt chín quá và cứng

Nguyên nhân: Bạn nấu thịt quá lâu hoặc sử dụng nhiệt độ nấu quá cao

Cách khắc phục: Biện pháp tốt nhất để “xử lý” phần thịt đã bị nấu quá kỹ là xé vụn miếng thịt để trộn thật đều cùng với món ăn hoặc dùng phần thịt xé sợi này để nấu món súp theo kiểu ragu hầm.

Để phòng ngừa trường hợp thịt bị chín quá mức, bạn cần Lưu ý cắt thịt cho phù hợp với món ăn và cách nấu. Chẳng hạn như miếng thịt sườn nên được nướng với lửa to cho đến khi chúng chín vừa, sau đó mới cắt lát ngang sớ thịt. Nếu miếng thịt được hầm bị cứng, bạn cần hầm chúng lâu hơn với lửa nhỏ trong nhiều giờ, cho đến khi thịt mềm đều.

3. Cơm nhão

Nguyên nhân: Bạn cho quá nhiều nước

Cách khắc phục: Hãy để dành phần cơm bị nhão này cho những món khác. Tốt nhất, nên trải đều cơm ra một mặt phẳng như trên miếng giấy bạc, rồi cho chúng vào tủ lạnh. Những hạt cơm sẽ cứng và kết dính lại với nhau. Ngày hôm sau, bạn có thể dùng phần cơm này để nấu món cháo cho bữa sáng hoặc làm món cơm rang.

Có một mẹo giản đơn để giúp bạn khắc phục tình trạng này đó chính là nguyên tắc “đốt ngón tay”: lượng nước trên mặt gạo không được vượt quá 1 đốt ngón tay”, tức là chỉ khoảng 2cm.

4. Món xào, chiên quá nhiều dầu hoặc không giòn

Nguyên nhân: Dầu không đủ nóng hoặc bạn đã dùng chiếc chảo quá nhỏ.

Cách khắc phục: Trừ trường hợp thích ăn những món hơi mềm hoặc nhiều dầu, bạn sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “từ bỏ” món ăn. Tuy nhiên, đối với món rau xào, bạn có thể đảo lại chúng một lần nữa sau khi dầu đã nóng. Nếu dầu quá nguội, thức ăn sẽ hút khá nhiều dầu. Do vậy, trước khi cho nguyên liệu vào chảo, bạn cần Lưu ý kiểm tra độ nóng của dầu.

5. Thức ăn bị cháy

Nguyên nhân: Nhiệt độ quá cao hoặc bạn đã nấu món ăn quá lâu

Cách khắc phục: Bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt đậy lên chiếc nồi hoặc chảo có chứa phần thức ăn đã bị cháy đến khi chiếc khăn nguội hoàn toàn. Đây là bí quyết giúp lấy đi mùi khói và khét vương trên thức ăn.

Để tránh trường hợp thức ăn bị cháy, bạn nên tuân thủ 3 nguyên tắc sau khi nấu nướng:

  • Kiểm tra kỹ nhiệt độ và thời gian nấu.
  • Luôn trông chừng món ăn đang nấu.
  • Chọn mua những chiếc nồi hoặc chảo có chất lượng và khả năng chịu nhiệt tốt.

6. Nước sốt vón cục

Nguyên nhân: Khi nấu, bạn cho các nguyên liệu vào quá nhanh hoặc không chọn đúng nhiệt độ.

Cách khắc phục: Bạn cần đến chiếc rây để lược phần nước súp bị vón cục. Để nước súp không bị vón cục trong khi nấu, nên cho các thành phần của món ăn vào từ từ rồi dùng muỗng khuấy thật đều. Ngoài ra, khi cho bất kỳ thành phần lỏng nào vào món ăn đang nấu, bạn phải đợi cho đến khi món ăn đã được nấu nóng hoàn toàn.

7. Mì, nui bị dính

Nguyên nhân: Bạn cho quá ít nước hoặc không đun nước đủ độ nóng cần thiết để mì, nui chín hoàn toàn.

Cách khắc phục: Cho một ít dầu chiên vào mì hoặc nui và ăn kèm với loại nước sốt đặc để tách rời mì, nui ra. Nếu muốn mì, nui không bị dính, phải Lưu ý đun nước luộc mì, nui cho thật sôi rồi mới cho chúng vào. Ngoài ra, lượng nước để đun cũng đảm bảo đúng theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Khi đun, nên chọn chiếc nồi đủ to vì mì, nui sẽ nở khi được đun chín. Chỉ đun cho đến khi mì, nui vừa chín tới. Sau khi nấu cùng với nước sốt, chúng sẽ tiếp tục chín vừa và không bị nhão.

8. Món thịt “ngoài chín trong sống”

Nguyên nhân: Bạn chiên thịt quá nhanh hoặc ở nhiệt độ quá cao

Cách khắc phục: Cách duy nhất để giải quyết tình trạng này là đặt chúng trở lại chảo và nấu thêm cho đến khi thịt chín hoàn toàn. Để tránh gặp lại rắc rối này, bạn nên nấu thịt thật kỹ với nhiệt độ phù hợp để thịt chín từ trong ra ngoài. Đối với những miếng thịt được cắt lát dày, nên lật trở thường xuyên trong khi nấu, thịt sẽ chín đều cả hai mặt.

9. Rau quá nhừ

Nguyên nhân: Bạn đã nấu quá chín

Cách khắc phục: Nếu lỡ nấu rau quá nhừ, bạn không còn cách nào khác là xay nhuyễn chúng và để dành cho món súp rau. Ngoài ra, cũng có thể cho rau nhừ vào tủ lạnh, để qua đêm và sau đó làm những món rau trộn giản đơn.

Nếu muốn rau không bị chín quá mức, bạn phải phân loại rau trước khi nấu vì mỗi loại rau có thời gian chín khác nhau. Những loại rau củ tương đối cứng sẽ cần thời gian nấu lâu hơn. Ngược lại, đa số các loại rau xanh sẽ chín rất nhanh. Do đó, nếu cho tất cả các loại rau vào nồi cùng lúc, chúng sẽ chín không đều. Đối với một số loại rau (như đậu Hà Lan), bạn nên chần sơ qua nước sôi rồi cho ngay vào tô nước đá lạnh, đợi đến khi nguội thì vớt ra để ráo nước. Đây là bí quyết giúp bạn giữ được màu sắc và hương vị của rau, đậu.

10. Bột tẩm ướp không bám vào thịt

Nguyên nhân: Thành phần của bột tẩm ướp thiếu bột mì

Cách khắc phục: Để bột tẩm ướp bám dính vào thịt, chúng phải có đầy đủ 3 thành phần : bột mì, trứng và vụn bánh mì. Quy trình tẩm bột như sau: bạn lăn đều miếng thịt vào tô bột mì rồi nhúng chúng vào trứng, sau đó tiếp tục lăn qua lớp vụn bánh mì. Nếu làm món thịt tẩm bột với số lượng lớn, bạn có thể cho tất cả thịt và các thành phần của bột tẩm vào một chiếc thố to rồi trộn thật đều. Sau đó, cho hỗn hợp này vào tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu. Hơi lạnh sẽ giúp bột tẩm se lại và bám dính vào thịt hơn. Cuối cùng, Lưu ý đừng để chảo quá nóng khi bắt đầu chiên thịt vì điều này sẽ làm cho lớp bột tẩm bên ngoài miếng thịt bị dính vào chảo.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Nội Trợ

và chua mì vịt tiềm huong dan quy doi dinh luong lam banh tết cách chọn dưa chuột ngon chả lá lốt món chay giàu protein đậu xanh rối CÃ xôi hoa cá rô phi chiên sả ớt mít non kho ghe hap xa cach lam banh crepe man banh flan bong lan quả ô liu đen những điều chưa biết về sôcôla ngao xao ot cach lam goi hoa thien ly bò xốt me quả bí đỏ nau hu tieu mi chay tu lam muoi tom thịt bò nướng salad bap chè đỗ xanh xôi xôi chim câu gạo đồ nếp mẻ cơm chiên korea Tỉa hoa từ củ cải đỏ mắm cá linh cach nau chao thit bo súp lơ xào nấm tự làm chả quế cach nau canh khe thit bo cach nau chè bí ngô cách làm tôm xóc muối crep chuoi sô cô la Khám phá công dụng thần kỳ của rau banh da Lon cach xao tom ngon rau xao don gian đậu cách nấu bún ốc Đến thịt heo chiên vá chanh Nhiệt độ thấp lam com chay cha bong tai nha xôi bò nem nướng chua ngọt bo hap la sen ngon nóng bỏng nước chấm gỏi cuốn trổ canh cá nấu đậu hũ non thit xao rau atiso nhồi thịt com chien trung hinh tim DHA nước chấm gỏi bánh crep Chân gà nướng nâu lẩu trà sữa lipton trộn salad đậu phộng cach lam mi y hai san Làm dưa hấu thành chiếc bếp nướng lam xa lach thanh long canh rau trùng thit heo nau mang ca ngừ kho thơm bí quyết nấu giả cầy món ăn giàu chất dinh dưỡng cari mứt hạt sen khô mũ rộng vành miến ngan 7 món muối chua mới nghe tên đã thèm thit bo cuon hanh ca tim thom ngon vẹm xào nước dừa lẩu chua cach lam mi trang nau tom cach xao cai bap cai cuon ca cach lam banh bao ngon nước cốt vịt chiên quay đút lò ca basa ran ngon dao huong dan nau xoi do den cơm chiên cua bể Huyet heo mắm ruốc kho thịt nuoc dua hau bac ha cach lam com ga tay cam banh bao chien thom ngon cốm nước dâu tằm Nước dâu ngọt thơm Bông cải xanh bánh quy tết banh cua nem chiên giòn rụm nhà cach pha nuoc cham bun cha cach lam ca kho sung canh trai xương xông cach lam banh gato bup be rau cu nuong ga hap nuoc mam Nấu nui ngon cach nau ăn Cách chế biến món gà máy làm kem nướng bánh chuối khoai lang cách làm sườn kho lam pho vit ech xe phay vịt rán mon banh mi cau vong cach lam thach rau cau thạch công thức nước mắm chay