Người đi lễ chùa trong ngày rằm cần trang bị cho mình một số nguyên tắc khi hiện diện nơi cửa Phật.,Những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa vào ngày rằm, đi...
Những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa vào ngày rằm

Cùng với truyền thống thờ cúng tổ tiên, người Việt Nam cũng coi đi chùa cầu khấn Phật là một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống đặc biệt vào những ngày mùng 1, ngày rằm và dịp lễ Tết. Tuy vậy có những quy tắc ở chốn linh thiêng này mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa vào ngày rằm ai ai cũng phải thuộc lòng.

Trang phục

Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

me
Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. 

Sắm sửa lễ vật

Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả... chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

Cầu nguyện

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…

Nguyên tắc ra, vào

Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.

Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.

Xưng hô

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Năm bước hành lễ khi đi chùa

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Không nên lấy lộc để ban thờ tại nhà 

Bạn không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình vì đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

- Chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang đặt lên ban thờ nhà mình để báo công. 

- Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia. 

- Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng đều không mang về đặt lên ban thờ.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Chien com cháo cua thịt heo bơm nước gà om mặn nau com hen sườn lợn sốt dưa cải chua món Philippines gia dinh cà nh gà kho coca bắp bò xào cay gỏi tôm trứng Cách lam banh bông lan ngư Sả ớt Cách bày trái cây đẹp cơm hộp văn phòng Bắp hầm mứt Cách làm sữa ngô thơm mát ngày hè Cá nau cay gỏi tôm rong sụn Hà Ly tôm Gỏi tôm thịt và dưa leo hải sản rang giòn cong thuc nau che cach nâu lẩu mắm kem bánh quy bún thịt nướng ba chỉ món bún chay bún mọc dọc mùng Diệu Kim Cá hồi nướng mật ong DAU Diệu Kim Bánh phở cuốn xào món ăn kiểu Thái Bún cá Tom Yum goi tom xoai Toc trái cây mon trang mieng ngon Món Hap Bò khô Mát lành chè hạt sen tươi đường phèn nộm tôm trộn miến cach lam canh bi goi tom 1 món ăn chay nộm tôm hấp cật lợn xào ca ri tôm hấp làm gỏi mì ý Thit heo kho tau gỏi tôm khô giá đỗ nộm tôm bưởi gỏi bưởi tôm tươi sua chua deo ngon Santa Hat Dark Chocolate Brownies ngon banh pizza thap cam ca phe canh sườn heo nấu nấm Đặc canh ga sot chua ngot dinh dưỡng dư a xít uric khoai tây cam chia sẻ mẹo vặt bánh kem ngon bánh tráng cuốn long ga xao thom ngon canh ghẹ cach lam thit kho gối handmade cơm mon banh tiramisu tôm tươi chiên xù gạo nấu sữa Mien luon Ra Lý Sơn ăn cá tà ma chả mực valentine cach lam mochi bi do cách nấu bún trật tự bà nh thuẠn món ăn chay ngắm nước đậu hũ hấp hải sản cach bao quan thuc pham lam banh tiramisu thit lơn xao cay pudding ca phe sua Cách làm nộm mề gà Mẹo hay khi sử dụng trứng dau bap kho quet cách làm cá hồi ngon huong dan nau an ngon nước ép trái lê lam nom do cach nau cơm gà ngon tet doan ngo gà xào chua ngọt Sữa chua và tác dụng giảm béo cách làm thạch cam Đô Lương sushi cá ngừ lượng muối mi thit Cá khô mon cà phô mai tinh trùng Chanh Muối kem ly Đậm đà bún cá Châu Đốc mon pha lau cá tinh binh tinh trùng nam giới thit khia Cặt Heo Những món ngon lai rai cùng bánh đa Đô cách làm bánh gạo viên Hàn Quốc suon kho tep ram thit ba chi bánh mì trứng cá mòi thit chan gio ngam mam