Một số cách ăn uống thông thường mà bạn không để ý rất có thể sẽ giúp sán đi vào cơ thể và sinh sống tại cơ thể bạn. Vậy những loại thực phẩm nào có khả năng chứa sán cao, bạn hãy tham khảo dưới đây:
Những món tuyệt đối phải nấu kỹ nếu không muốn bị nhiễm giun sán

Thịt trâu, bò

Trong thịt bò có chứa một loại sán là sán dây bò là một loài ký sinh trùng đi vào cơ thể người qua đường ăn uống, khi thịt có chứa mầm sán mà không được nấu chín kỹ. Loài sán này có khả năng ký sinh ở cơ thể người trong thời gian dài, chúng làm cơ thể người bị đầy bụng, chóng mặt, hoa mắt, yếu dần dẫn đến hạ huyết áp và thiếu máu. Nghiêm trọng hơn có thể gây chết người với người có thể trạng yếu.

Sán dây bò ký sinh ở động vật trâu, bò, lợn và đi vào cơ thể con người qua việc ăn thực phẩm từ chúng. Các món tái từ thịt bò, trâu rất dễ chứa loài sán này vì vậy bạn không nên ăn thịt tái, sống mà cần nấu chín khi ăn để đảm bảo an toàn.

Loài sán này có chiều dài từ 4-12m, có khoảng 1000 đốt và có thể ký sinh trên cơ thể con người từ 50-70 năm.

Có rất nhiều món ngon từ cá mà hằng ngày chúng ta vẫn thường ăn. Tuy nhiên ít người biết cá là loại thực phẩm làm con người dễ bị nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ. Chủ yếu qua việc ăn cá sống (gỏi cá) giúp loài sán này dễ dàng đi vào và sinh trưởng trong cơ thể. Cá đã chế biến làm gỏi xét nghiệm thấy 95% ấu trùng vẫn còn sống. 13 loại lá hay dùng ăn gỏi cũng được xay ra xét nghiệm thì 93% ấu trùng vẫn còn sống sau 4 giờ.

Loài sán này có khả năng sinh trưởng nhanh, khi vào cơ thể con người sẽ khiến họ dần thấy mệt mỏi. Ở giai đoạn muộn bệnh biểu hiện bằng trạng thái đầy bụng, cảm giác như bị đau dạ dày, khi lao động nặng người bệnh có cảm giác đau tức hạ sườn phải và vùng gan. Sán lá gan nhỏ ký sinh trong đường mật, làm đường mật dày lên, xơ hóa, thoái hóa mỡ gan, cổ trướng với kích thước gan to gấp 2-3 lần bình thường – gây ung thư gan.
Vì vậy để tránh bị nhiễm sán khi ăn các loại cá bạn nên chế biến kỹ, nên ăn chín, với gỏi cá nên sơ chế cẩn thận để loại bỏ sán trước khi ăn.

Rau sống

Ấu trùng của sán lá gan lớn được tìm thấy trên một số loại rau thủy sinh ở Việt Nam như: ngổ, cải xoong, rau muống… Có một bài viết về nguy hiểm khi ăn rau muống sống mình cũng đã đề cập đến bệnh sán lây từ rau sống. Việc bạn ăn rau sống là con đường dễ nhất mà các loại sán đi vào cơ thể.

Tuy nhiên, không chỉ các loại rau sống dưới nước mà cả những rau trồng trên cạn cũng nhiễm ký sinh trùng giun sán do được tưới bằng nước thải sinh hoạt. Vì thế, để phòng bệnh giun sán, nếu chỉ kiêng ăn sống các loại rau thuỷ sinh thì chưa đủ, mà các loại rau trồng trên cạn cũng cần được nấu chín.

Cua

Kết quả điều tra của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng Trung ương cho thấy 100% cua có mang ấu trùng sán lá phổi nếu chưa được nấu chín kỹ.

Nhiều người còn ngộ nhận rằng cứ nướng cua là sán chết. Tuy nhiên, thực tế trên cua đã nướng vàng vỏ, 65% ấu trùng sán lá phổi còn sống, còn cua nướng cháy vỏ, tỷ lệ này là 23%. Bạn nên chế biến cua chín kỹ khi ăn để tránh nhiễm loài sán này.

Thịt heo

Một món khoái khẩu từ lợn làm bạn dễ nhiễm sán nhất là tiết canh, khi ăn tiết sống như vậy nếu trong tiết có chứa ấu trùng sán dây thì chắc chắn cơ thể bạn sẽ nhiễm phải loài sán này. Tiếp nữa bạn dễ bị nhiễm sán qua việc ăn thịt lợn và gan lợn chưa được nấu chín kỹ.

Cũng giống như sán dây bò thì sán dây lợn là nguy hiểm nhất bởi khi xâm nhập vào cơ thể con người thì vị trí hay gặp nhất là mắt và não người và có thể dẫn đến tử vong.

Như vậy rất nhiều loài thực phẩm chứa sán mà bạn vẫn ăn hàng ngày, để hạn chế việc nhiễm sán bạn nên Lưu ý chế biến và nấu chín kỹ các thực phẩm này khi ăn. Ở Việt Nam mỗi năm số người nhiễm sán đều tăng, chủ yếu do tập tục và thói quen ăn uống chưa đúng. Bạn Lưu ý luôn luôn ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nhé.

Theo Wedtretho


Tổng hợp & BT:

Về Menu