Naungon.com – Ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người biết đến cơm rượu nếp, bánh tro, quả vải, quả mận nhưng ở một số vùng miền thịt vịt, chè kê, bánh khúc cũng là món ngon không thể thiếu trong mâm lễ cúng gia tiên.
Những món ngon trong ngày Tết Đoan Ngọ

Bánh tro

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh tro (gio), bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Ông cha ta từ xưa quan niệm, tháng 5 âm lịch là lúc "độc trời" nhất trong năm, vì mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu, giải nhiệt.

Chiếc bánh nhỏ xíu, thuôn dài hoặc hình chóp tam giác (tùy nơi gói) trông thế thôi nhưng không phải dễ làm. Bánh tro có cả loại có nhân (nhân ngọt hoặc nhân mặn) và không nhân. Người ta phải rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa thật sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng cho mọi người thưởng thức. Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của đường mật khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này.

Cơm rượu nếp

Cũng như bánh tro, cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ ở các hàng quán ngoài chợ và trên cả những gánh hàng rong nặng trĩu. Có 2 loại cơm rượu nếp là cơm rượu nếp trắng và cơm rượu nếp cẩm.

Cơm nếp dễ nấu nhưng để biến hóa nó thành thứ cơm rượu vừa ngon lại vừa “giết sâu bọ” được cần phải có một loại men rượu đặc biệt. Nếu chọn phải loại men không ngon, không đạt chất lượng chắc chắn cơm rượu sẽ bị sượng, không thấm và sẽ chẳng có vị vừa thơm thơm, ngòn ngọt, cay cay, tê nồng nơi đầu lưỡi khi cho từng thìa vào miệng để thưởng thức.

Ngoài ra, gạo ngon, nhiệt độ ủ, thời gian ủ cơm và cách ủ cũng là những thành tố rất quan trọng tạo nên sự đặc sắc của món cơm rượu. Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc. Nhưng tựu chung lại, hương vị thơm ngon và hấp dẫn của món cơm rượu theo từng miền chẳng khác nhau là mấy.

Và với người Hà Nội, thì hương thơm phảng phất của thứ men lâng lâng, say đắm lòng người cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng từ cơm rượu nếp là không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ này.

Hoa quả

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức.

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức trong Tết "giết sâu bọ".

Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

Thịt vịt

Người ta chỉ quen với những cái tên như bánh tro, cơm rượu nếp, mận, đào… mà ít ai biết rằng trong ngày lễ giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt. Họ quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.

Những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ, các chợ của miền này thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống. Có một số địa phương ở các vùng khác, tục ăn vịt cũng được lưu truyền.

Chè kê

Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và nấu sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.

Chè kê nấu giản đơn những chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các ngũ cốc khác, đồng thời có tác dụng bồi bổ khí huyết, cân bằng thể trạng cho những người thường xuyên dùng các đồ ăn, thức uống giải nhiệt.

Chè kê ở Huế rất đặc biệt vì thường ăn kèm với bánh tráng mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc. Bởi thế vị giòn của bánh tráng nhanh chóng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi khiến món ngon càng thêm hấp dẫn.

Bánh khúc

Khác với người Kinh có cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt, đặc sản Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) là món bánh khúc. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm gần giống bành dày.

Gạo sau khi ngâm kỹ, giã cùng rau khúc thành bột mịn và nắm thành từng nắm nhỏ. Đậu xanh xay vỡ, đãi sạch vỏ ngoài, đem đồ chín. Hành phi chín vàng rồi cho vừng đen rang chín, giã nhỏ trộn thật đều với đỗ làm nhân bánh. Bánh khúc được hấp hoặc rán tùy theo sở thích, nhưng hấp dẫn nhất là chao qua chảo mỡ. Bởi lúc này, những chiếc bánh nóng có độ phồng, bóng, thơm thơm của mùi lá khúc cùng hương vị của đậu xanh, của hành, mỡ pha chút ngậy của vừng đen.

Chè trôi nước

Chè trôi nước cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày này. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo và rất nổi tiếng ở miền Nam, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc.

Để nấu món chè trôi nước ngọt ngào, thoảng hương thơm ngan ngát của gừng già, béo ngậy của nước cốt dừa, không đòi hỏi nhiều công đoạn vất vả, nhọc nhằn, nhưng lại cần sự khéo léo và tinh tế của người làm bếp. Nguyên liệu chính là bột nếp và nhân đậu xanh. Bột được nhồi cho đến khi dẻo và mềm, khi nặn viên trôi nước, lấy một lượng nếp vừa đủ đặt trong lòng bàn tay rồi dàn mỏng ra, bỏ nhân đậu vào giữa, gói tròn lại và vo trong lòng bàn tay sao cho thật tròn trịa.

Khi nấu chè, cho một ít gừng già giã nhỏ và ít muối cho món chè ngọt thanh, ngát hương thơm và ấm nóng. Vị béo và ngọt bùi hòa hợp với nhau cùng với vị cay ấm của gừng trong nước đường và vị thơm nồng của vừng phía trên.

Ngoài ra, trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta còn biến tấu một số món ngon khác từ nếp cẩm như xôi nếp xẩm, chè nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm, chè chuối nếp cẩm.

Tùng Anh (th)/Báo Gia đình & Xã hội


Tổng hợp & BT:

Về Menu

ăn món ngon Tết Đoan Ngọ

xôi hạt sen Cháo mè đen Canh bầu Ngày Tết ba roi kho nem cá hồi cach nà u pho bo chà hoa cách làm nộm sứa che thach quẠcai lan gà xà o sốt cá chim ảnh cưới đẹpbÃ Æ p nui trộn kem thực phẩm mùa thu canh cá bò chu muối vừng lạc thuà Šcà u com ga thom ngon gムgoi Rủ Nhà chè vỏ cam Tự chế giá treo đồ đơn giản mà tiện bánh dừa nau mi y Vịt sushi cơm nắm bánh mì kẹp dồi cách pha trà chanh leo muống cach nau che dau do nep cam quần 2013 ba chỉ chiên sả thà i lan sa lát đậu bắp Canh sườn heo Mà bánh dày giổ tổ Men nở Thực phẩm cãƒæ bánh mỳ kem cafe trứng sấu dầm ech nau ca Nhá lap xuong xao nău bánh trôi nhân thịt nau chao hen salad thit nguoi chiều Cách làm pate chế biến thịt cháo nấm đậu đũa nhồi thịt chiên LÀm kem cơm lá sen trái cây nấu chè đẹp bánh vỏ chanh rau củ quả xôi vò cach lam mochi hoa Masterchef Việt bot bẠcái kem dưa vàng Giòn giòn ngon ngon như bạch tuộc nướng trà tắc ca dà chân giò xào lăn sinh to le phÃƒÆ GÃ Æ cong thuc nà u an hu ốc xào me thịt ba chỉ xá xíu tui xach Kết hợp CÃÆu tôm sú hấp muối ca linh loãi lòng non xào Cách làm trứng muối hôm nay nhà mình ăn gì mì chiên giòn với rau củ cà ri cà CANH CHAY Băng Thuáµ banh ga to kem xoai Hường Nguyễn Ngọt thơm thịt cuộn hoa cút bỏ lò rau càng cua trộn làm cháo sườn ầu Việt Nam má ³ Phố lam banh duc mùa thu bun mam trÃƒÆ xanh hành