Ai cũng biết rằng vải là loại hoa quả bổ dưỡng vào mùa hè. Tuy nhiên do đây là loại quả sinh nhiệt nên bạn cần phải ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau khi
Những lưu ý quan trọng khi ăn vải



Ai cũng biết rằng vải là loại hoa quả bổ dưỡng vào mùa hè. Tuy nhiên do đây là loại quả sinh nhiệt nên bạn cần phải ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau khi ăn vải nhé!
Bài thuốc chữa bệnh từ bưởiRau cần bổ máu, trị cao huyết ápĐối tượng không nên sử dụng rau má
Như chúng ta đã biết "vải nóng" nếu ăn nhiều sẽ phát ra các bệnh viêm nhiệt như trẻ em ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ, táo. Người dân Trung Quốc có câu ví "Một quả vải bằng 3 bó đuốc". Giới y dược Đông phương nói, vải gây "bốc hỏa", có thể dẫn đến "chứng bệnh lệ chi" (say vải) với các chứng hồi hộp, choáng váng, nhức đầu... thường xảy ra ở những người khỏe mạnh ăn quá nhiều vải một lúc. Có trường hợp co giật. Sách Bản thảo tụng tân đã viết: Ăn vải quá nhiều sẽ bị phát sốt, phiền khát... sưng chân răng, chảy máu mũi... Người tạng nhiệt có bệnh nhiệt không nên ăn vải.
Vì thế, khi ăn vải, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau.

Người máu nóng, nhiệt miệng






Vải có vị ngọt thơm ngon, đặc biệt là vải thiều, bởi nó giàu đường, protein, vitamin, chất béo, axit citric, pectin, phốt pho và sắt… và còn là lại quả rất có lợi cho sức khỏe. Vải thể bổ sung một lượng nước cho cơ thể, có lợi cho dạ dày. Những người thiếu dịch vị có thể ăn nhiều vải.
Nhưng vải có tính nóng, những người máu nóng, nhiệt miệng không nên ăn nhiều, nếu không sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.

Người bị tiểu đường
Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”.
Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường

Người bị mụn nhọt, rôm sảy
Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này, vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ là môi trường lí tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.

Trẻ em






Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100 gram vải tươi (khoảng 5 - 6 quả).

Ăn vải thế nào để không bị "sinh hoả"
- Ăn cả lớp màng trắng
Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
- Trước khi ăn vải uống chút nước muối
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30 gram thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
- Ăn vải khi vẫn còn sương sớm
Tức là vào lúc sáng sớm khi còn chưa ráo sương, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Được biết, vải quả lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất, không những vị quá ngon mà ăn bao nhiêu cũng không sợ bị nóng.
- Một lúc không nên ăn quá nhiều
Lưu ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.
- Ăn quả vải ở cây phía đông
Vải khi được ánh nắng mặt trời chiếu nhiều thì đặc biệt thích ánh nắng mặt trời phía tây, quả thực là quả vải trên cây được chín từ phía tây chín sang. Những người biết thưởng thức vải thường vặt quả vải ở phía tây ăn bởi vì vải ở hướng này đặc biệt ngọt.
Những người sợ sinh hỏa sẽ thường vặt vải ở phía đông để ăn. Bởi vì quả vải “chín nhờ nắng phía tây” bổ nhưng mà nóng, không phải ai cũng có thể chịu được. Nhưng ăn quả vải “chín nhờ nắng phía đông” lại bổ mà không nóng.



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Những lưu ý quan trọng khi ăn vải

cach lam tuong den cham goi cuon cà chim chân giò muối làm bánh chuối thịt gà trộn bắp cải Lợi thương vincom nước mắm hình trái tim bun cha Banh mè canh ga nuong cay han quoc banh bot da thom cách làm tôm Đồ ăn Tây lam trung hap cuon thit ảo gà nấu canh Nấm rơm nhung mon an ngon điện mọc sữa tươi bé yêu kho bo lam kho bo ngon cach lam kho bo lạ cách làm bánh cuốn bằng chảo HÃi Ngon mê cá dìa hấp bún nhóm Ghé xào mực hàn Vua Thêm thịt gà tẩm bột nướng cách muối dưa Cá nướng bánh dứa nước ép rau củ vân Đầu bếp muffin mẠn bo kho ngon cach lam bo kho mặm Ca Rốt Hạ mut Tet bo kho me nau Nhẹ Trổ tài ẩm thực riêu cua bánh minion tôm nương cach lam mien xao mang bi ngòi chiên giòn xoi me den thom ngon nom chan ga cach tia hoa qua dep thit heo ngâm nước măm à rau muống nấu ăn ngon CANH GA CHIEN NUOC MAM ngừ suon xao chua ngọt giáng sinh cream pho mát công thức sinh tố chuối trà xanh cha gio tom cách nấu cach lam cha tươi bông lan trộn salad dâu gà trộn chua cay hoàn cắm hoa ĐẬu Cách lam banh trung thu cach nau che do den ngon bánh mì bắp chấm bi mát lành miến nấu nấm rơm cha gio tom ngon lam xôi la dứa lộ lam dua sen Cách nấu chè mè đen dừa Giảng nam bộ cốc giấy ngôi sao món sinh tố đu đu mật ong sởi bánh bông lan vị mật ong Gan ga công thức làm ô mai khế pha nước chấm kiểu thái Cách làm bột chiên cách làm chuối kho C Kho muối dưa coca cac mon ăn ngon dâu tây Banh Gio Sướng Thịt trứng trò phÒ cach nau ga tiem ngu qua chè mocktail dễ làm Vỏ Nấm bào ngư