Mùa hè ăn lẩu bạn cần Lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Những lưu ý khi ăn lẩu mùa hè không phải ai cũng biết

Thời gian ăn không nên kéo dài

Thông thường chúng ta có thói quen ngồi bàn lẩu là lai dai, chuyện trò kết hợp ăn uống kéo dài. Vì món ăn lúc nào cũng nóng sốt, thơm ngon. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.

Ăn chín, uống sôi

Chúng ta thường thích ăn lẩu tái vì quan niệm như vậy mới ngon, mới ngọt. Những điều này sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, của, ngao... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Chỉ nên ăn đồ nhúng chín khi nước đã thực sự sổi để tránh bị nhiễm bệnh hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi ăn đồ chưa chín.

Ăn điều độ

Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... vì vậy khoảng cách từ 1 đến 2 tuần ăn một lần là tốt nhất.

Thay nước lẩu nếu ăn lâu

Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.

Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt

Trong lẩu luôn chứa rất nhiều gia vị, đặc biệt là chất cay nóng trong hành, tỏi, sa tế, ớt... Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, tránh hại gan và dạ dày. Các loại rau ăn lẩu phổ biến và có lợi như: rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen, đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.

Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ

Lẩu rất giàu protein và chất béo trong khi thường xuyên ăn lẩu khiến bạn bỏ cơm. Tuy nhiên, đây là điều nên tránh vì nếu ăn thêm chút cơm hoặc bún, mỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Nên có thêm đậu phụ

Có thể bạn không thích ăn đậu phụ, nhưng ngồi trước một nồi lẩu thơm ngon, chúng ta nên có thêm món này. Ăn lẩu làm nóng cơ thể rất nhanh, trong đậu phụ lại có sự góp mặt của thạch cao, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể rất tốt. Bạn nên ăn đậu phụ trắng có trần qua nước sôi là tốt nhất.

Không đeo kính áp tròng khi ăn lẩu

Nhiệt độ cao của nồi lẩu sẽ làm hơi nước từ nồi lẩu bốc lên. Nếu bạn đang đeo kính áp tròng mà gặp lượng hơi nước này sẽ làm tròng kính co lại, tác động vào mắt gây tổn thương, xuất huyết, thậm chí còn có thể dẫn đến mù mắt.

Những người cấm kỵ không nên ăn lẩu

Phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột, nhất là nếu ăn phải món nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá… Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Người bị gút, tiểu đường, cao huyết áp

Nấm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng… là những thực phẩm được lựa chọn cho nồi lẩu. Chúng giàu dinh dưỡng nhưng lại là nguồn dồi dào chất purine. Với các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn món lẩu hải sản này. Vì đa phần các loại hải sản chứa rất nhiều cholesterol cao nên các bệnh nhân tuyệt đối tránh.

Người bị dạ dày, tiêu hóa kém

Lẩu quá cay có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày, đối với những người đã bị dạ dày, chứng viêm sẽ bị kích thích, gây đau đớn... vì lẩu luôn được ăn sau khi thực phẩm được nhúng nóng, cộng với da vị cay đặc trực của sa tế, ớt sẽ gây tổn hại đến lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày, làm mất lớp protein trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm, loét... gây đau bụng lâm sàng, viêm tụy cấp tính thậm chí chảy máu dạ dày, thủng dạ dày... Trước đó đã từng có trường hợp bị thủng dạ dày ở người chưa có tiền sử đau dạ dày do ăn lẩu nóng và quá cay.

Theo Khoevadep


Tổng hợp & BT:

Về Menu

MÃŒ gỏi cuốn tôm thịt kho quẹt rau củ chè bí ngô Xôi gà chè đậu salad dua hau ga nau thap cam ngon gà xé cach lam ga nuong mat ong cach lam mut chao canh chua dau ca hoi canh ghe dau do nau an ngon Ngô tết Món ăn ngon từ cua biển ca nuc nuong bít tết rau đay hu Thiên Lý thit heo tuoi banh MI pha trÃƒÆ ca kho ca thịt ba chỉ xào ³n gÃ Æ dAy nAu cach lam Chả gio soup chay cÃƒÆ bong lau Bánh nướng tag Lớp mãng cầu Yen sao trung hoa 10 tác dụng của giấm có thể bạn chưa bò nướng sả Bò nướng sả thơm ngon ca linh mon nem la lot dưa kiệu canh bắp cải đậu nành Rau câu sô cô la cho bé Nuoc sam sả ớt lá chanh Đãi món ngon từ lươn cà cá Ca Kho muffin chocolate 4 sot mat ong hệ Thịt xien nuong xào ngao hat suong sa Ga chien Sườn non ram chè cốm giải nhiệt cach lam ga ro ti nuoc dua mon kho ngon List Lẩu nam chả trứng hấp Cách tỉa dưa hấu thành vườn hoa bươm mẹo trang trí nem chua ran Xôi lá dứa đà lạt kinh nghiệm làm bánh Ốc xào toi mon an sang hanh kho chế biến cánh gà chiên mắm lam suon kho tuong ngon cach lam trung tac nama Ä Ã i đu cach nau canh khoai Canh chua ca dieu hong Ä Ã³i mứt dứa Những cách hấp hải sản đơn giản Đậu bắp cà basa kho cÃƒÆ Basa Cách nấu chè đậu xanh bo sốt vang canh chua thịt nạc su hào sơ mi mang cà tu lam qua Valentine chè khoai lang món ăn tăng cường sức khỏe cho đàn Ma BOT MI trà xanh ca tim nhoi thit 4 đồ uống giải khát ngọt mát từ dưa Đậu Hủ cach nau nui nhanh meo vat Nấu món chay cach nau che xanh sen vịt quay Lòng thịt xông khói bọc cơm thúy nộm tôm