Một số quan niệm cổ cho rằng 'yêu' những ngày Tết sẽ gặp vận đen, thậm chí là đại hạn. Nên mặc đồ màu sắc rực rỡ tạo nên sự phấn khởi và vui
Những điều tối kỵ ngày đầu năm nên biết



Một số quan niệm cổ cho rằng 'yêu' những ngày Tết sẽ gặp vận đen, thậm chí là đại hạn. Nên mặc đồ màu sắc rực rỡ tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới.
Đường hoa Trấn Biên - điểm vui chơi Tết Nguyên đán 

Gợi ý ăn chơi Tết Âm lịch ở Hà Nội

Kiêng kị trong bài trí nhà



Nhà cửa được trang trí bằng những chậu hoa, cây cảnh, tranh ảnh tài lộc… cho có không khí Tết. Ảnh: Kgdnews.

Ngày Tết, nhà cửa thường được quét dọn, lau chùi cho sạch sẽ, nhiều nhà thậm chí bài trí lại phòng khách cho tiện việc đón tiếp. Nhà cửa được trang trí bằng những chậu hoa, cây cảnh, tranh ảnh tài lộc… cho có không khí Tết. Tuy nhiên, khi bài trí phòng khách cần lưu ý hướng ngồi sao cho hướng ra ngoài để khách cảm nhận được sự hiếu khách của chủ nhà và chủ nhà cũng không bị bị động khi có khách tới chơi. Bộ bàn ghế tiếp khách nên chọn những bộ có màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác sinh khí dồi dào cho năm mới.

Trong ngày Tết, tối kỵ việc treo tranh ảnh có hình thú dữ hay bày binh khí trong phòng khách vì nó mang lại cảm giác sát khí, lạnh lẽo.

Quét nhà

Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Vì vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa. Thay vào đó, vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới.

Tránh làm đổ vỡ

Ngày đầu năm để may mắn, vui vẻ mỗi người cũng nên cẩn thận tránh để đổ vỡ đồ đạc trong nhà. “Đầu xuôi, đuôi lọt” những ngày đầu năm thuận lợi thì cả năm cũng xuôi chèo mát mái.

Tuy nhiên, vào những ngày đầu năm đôi khi việc đổ vỡ vẫn xảy ra. Lúc này có thể trấn an người thân trong gia đình rằng tiếng vỡ khá giống tiếng phát. Bát đĩa, đồ đạc rơi cũng là cả năm gia đình làm ăn phát đạt.

Kiêng kỵ trong món ăn ngày Tết

Tùy từng vùng miền mà người dân lại kiêng kỵ những món ăn khác nhau. Tuy nhiên, trong năm mới, người dân 3 cả miền trên cả nước đều kiêng ăn mực, thịt chó vì cho rằng đây là những món ăn gây đen đủi cả năm. Người miền Trung kiêng ăn trứng vịt lộn, cá mè. Người miền Nam kiêng ăn tôm, cua vì sợ công việc không suôn sẻ, con cái khó dạy bảo. Ngoài ra, người miền Nam kiêng ăn chuối dịp đầu năm do âm chuối đọc chệch thành chúi (Mong xuống chứ không tiến lên), kiêng lê vì sợ lê lết, kiêng cam vì sợ bị oan sai.

Kỵ người xông đất không hợp tuổi gia chủ



Người xông đất cần hội đủ các điều kiện như khỏe mạnh, tình tình nhu hòa, hiếu thuận, đặc biệt là đang ăn nên làm ra… để đem lại may mắn cho gia chủ cả năm. Ảnh: Ken.

Theo phong tục người Việt Nam, người đến xông đất đầu năm rất quan trọng. Tục xông đất đầu năm quan niệm người đầu tiên bước vào nhà trong ngày mùng một Tết sẽ đem lại may mắn, hay xui xẻo cho gia đình ấy cả năm. Vì vậy, người xông đất thường được chọn trước, và cần hội đủ các điều kiện như khỏe mạnh, tình tình nhu hòa, hiếu thuận, đặc biệt là đang ăn nên làm ra… để xông đất.

Sáng mùng một Tết nếu người không được chọn mà cứ tự nhiên đến thì gia chủ sẽ không vui, sự tiếp đón cũng bớt niềm nở, chu đáo. Do đó, những người “nặng vía”, xung tuổi với gia chủ không nên đến xông nhà ngày đầu năm.

Kỵ mai táng

Ngày Tết nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi Mong Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại hàng xóm lại cần đến Mong Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng một đầu năm. Trường hợp người thân mất đúng ngày mùng 1 Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị sẵn mọi thứ để sáng mùng 2 làm lễ.

Quà kiêng tặng ngày Tết

Người Việt thường có thói quen tặng quà dịp Tết, tuy vậy không phải món quà nào cũng có thể đem đi biếu dịp này. Chẳng hạn không nên tặng mực, tặng mèo vì theo quan niệm như vậy là mang lại xui xẻo, nghèo túng cho gia chủ. Kiêng tặng đồng hồ, đặc biệt là với người già vì khiến họ nghĩ rằng thời gian sống còn lại của mình ngắn ngủi. Kiêng tặng hạt tiêu vì sợ mọi thứ tiêu tan, kiêng tặng nước vì như vậy đồng nghĩa với việc đem vận may của mình cho người khác. Kiêng tặng dao, dĩa, kéo vì đem lại sự xung khắc cho gia đình gia chủ.

Không cho lửa, cho nước ngày đầu năm

Lửa đỏ vốn tượng trưng cho sự may mắn, phát tài nên vào ngày đầu năm người ta kiêng kỵ chuyện cho lửa bởi chẳng khác nào đem may mắn của mình cho người khác. Vì vậy, ngày đầu năm khi đi chùa thì mỗi người cũng nên chuẩn bị sẵn diêm hay bật lửa riêng.

Cùng với lửa thì nước cũng là một phần của ngũ hành. Ông cha ta có câu “tiền vào như nước” nên đầu năm cho nước cũng chẳng khác nào mất tài, mất lộc.

Không vay mượn



Cho vay ngày đầu năm chẳng khác nào đem tiền tài đi cho người khác. Ảnh: blogspot.

Ngày đầu năm người Việt kiêng kỵ cả chuyện đi vay hay đi đòi nợ, trả nợ. Mọi khoản nợ đều được thanh toán vào năm cũ, nếu không kịp thì cũng phải để qua dịp đầu năm. Cho vay ngày đầu năm chẳng khác nào đem tiền tài đi cho người khác. Đòi nợ ngày đầu năm cũng khiến người đòi mệt mỏi và người bị đòi thì ảnh hưởng đến tài lộc may mắn.

Tránh cãi vã ngày đầu năm

Đầu năm dù là những người đã có cãi vã, xích mích từ trước thì cũng tránh va chạm gây bất hòa. Trong gia đình mọi người cũng vui vẻ, giữ hòa khí để cả năm vui vẻ, đoàn kết. Những ngày này dù trẻ nhỏ có nghịch ngợm, phạm lỗi thì người lớn cũng chỉ cười xòa bỏ qua, tránh mắng mỏ, lớn tiếng.

Kiêng 'yêu' dịp Tết

Thời khắc chuyển giao giữa hai năm là lúc khiến cơ thể như lấy lại tinh khí và thắm nồng tình cảm vợ chồng. Nhưng tục xưa lại kiêng “yêu” ngày Tết, vì sợ nếu có thai thì con cái sinh ra sẽ ốm yếu, sức khỏe hai người cũng bị ảnh hưởng. Có quan niệm cổ còn cho rằng “yêu” những ngày Tết sẽ gặp vận đen, thậm chí là đại hạn.

Ngày nay quan niệm này đã bớt nặng nề hơn, nhưng một số cặp vợ chồng vẫn kiêng “chuyện ấy” ngày Tết.

Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng)

Theo quan niệm của người xưa, màu đen và trắng là màu của tang lễ, chết chóc. Thay vào đó nên mặc đồ màu hồng, đỏ, vàng, xanh… tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới.

Trần Quỳnh tổng hợp


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Những điều tối kỵ ngày đầu năm nên biết

mì xào thịt bò phô mai diên dau phu sot cách làm tôm xào kho thit ga Gan gà bo tai me Thịt bo xao dua già ng xi muoi me xôi xoài kiểu thái ngon tre trà xanh Bánh su kem vani và trà xanh sinh tố cà chua bưởi BĂP thố banh pudding CUA cách muối dưa bắp cải cóc mai bun sushi gà goi hẠnh món rán Chim cút rán ngũ vị hương mon canh ham Nêm Lịch Tìm ăn món Huế banh da Lon nhẫn tỉa trung diy chọn tút cach lam bo nuong rau cu bi cuon chay thom ngon banh nhan Chả Hành Khe canh cẠi chua cach nau bun rieu cua ngon bắp giò quận Kiên Cuối tuần trổ tài làm bánh mini cực Oc công sơ cach lam canh chay thap cam đậu soda vị dâu chè xoài sương sa hạt lựu Chè xoài phai nấu canh cải bẹ và chả cá Cách ướp thịt cá thơm ngon tỉ đãi DÃƒÆ Nghệ Bà bầu canh chạo tag ớt bột Hàn Quốc banh sữa Nguyễn tóp bánh bông lan hương quất canh rau củ Hấp cach pha che Mojito dua Ke cac mon salad ngon hú Trổ tài làm bánh mì xúc xích bơ tỏi Tre 9 Dạy Trà Đắm lên ca phao ngon nao ộm que khác Kiến Cho Bo xao khoai tay Những thực phẩm nên tránh dùng lò vi am thuc Muc nhừ nguyen cá thu một nắng thái mỏng rang hành khô Chè bột lọc cùi dừa thơm ngọt ngày Banh chuối hap hat hà banh it công thức bún giò heo canh ga ham dâu tằm lam chocolate bang khuon da tuong ca thom ngon bồi bổ với óc heo mỡ Chiêu chuối hàng to tơm