Theo tín ngưỡng dân gian người Việt yêu cầu phải tuân thủ theo một số điều kiêng kỵ trong việc tang lễ ma chay dưới đây để tránh gặp đen đủi.,Những điều...
Những điều kiêng kỵ trong ma chay ai cũng nên biết

1. Kiêng kỵ với người chết vì nạn sông nước

Với những người bị nạn sông nước, khi đang được cứu chữa, người ta kiêng không cho cha mẹ hay con cái của nạn nhân vào vì cho rằng nếu lúc đó có mặt người thân, chắc chắn nạn nhân không thể cứu được.

2. Kiêng kỵ với người chết ngoài đường, ngoài chợ

Với những người chết ở ngoài đường, người ta tối kỵ đưa xác người chết về nhà vì nó sẽ mang theo âm khí, không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.

Trường hợp này, thân nhân phải tổ chức tang lễ tại nơi có người chết hoặc phải dựng lán ngoài đồng để thực hiện tang lễ. Người chết đột tử ở ngoài đường do tai nạn tàu xe, sông nước… cũng được coi là xấu số và người nhà phải cúng lễ ở nơi mà người này thiệt mạng.

3. Kiêng kỵ với người treo cổ tự tử

Trường hợp người bị chết do thắt cổ (tự tử hoặc do người khác cưỡng sát), nếu phát hiện người đó đã chết hẳn, người ta sẽ dùng dao chém đứt sợi dây khi người đó còn treo lơ lửng chứ không cởi tháo sợi dây ra bởi theo tín ngưỡng dân gian, chỉ bằng cách chém đứt sợi dây, mối oan nghiệt mới dứt và gia đình người đó mới tránh được họa chết vì thắt cổ theo đuổi.

4. Kiêng kỵ với trường hợp con chết trước cha mẹ

Trong trường hợp con chết trước cha mẹ, ở một số địa phương miền Bắc thường không để cha mẹ đưa tang con vì người ta cho rằng con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều nỗi đau thương.

Vì thế, trên đường đi đưa tang có thể khiến cha mẹ quá đau buồn mà ngất đi, ảnh hưởng đến tính mạng. Tục kiêng kỵ này nhằm làm vơi nỗi đau buồn và tránh nạn trùng tang.

5. Kiêng nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu

Khi có người chết, trước hết người ta phải chọn giờ, tránh tuổi, kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt để an táng người quá cố. Tuyệt đối kiêng kỵ tránh nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu để tránh những chuyện chẳng lành.

me
Khi có người chết, trước hết người ta phải chọn giờ, tránh tuổi, kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan.

6. Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết

Khi thi hài chưa đặt vào quan tài, con cháu và người thân của người quá cố phải cử nhau coi giữ ngày đêm và không để chó mèo nhảy qua xác người chết nhằm tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (người chết bật dậy, rồi sau đó đuổi theo để bắt người).

7. Kiêng dùng vật dụng của người sống cho người đã chết

Khi chôn cất, người ta kiêng dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống cho người đã chết vì họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống.

Nếu để người chết mang đi tức là đã chôn một phần của người sống, có thể khiến cuộc sống của người đó không trọn vẹn như bị ngớ ngẩn, đần độn, hay quên, lú lẫn….

8. Kiêng mặc áo, nằm giường của người đã chết

Không chỉ kiêng mặc quần áo, sử dụng đồ dùng của người sống cho người chết mà tín ngưỡng dân gian còn kiêng việc người sống mặc quần áo thừa hay nằm giường cũ của người chết để lại.

9. Kiêng trả lời khi chưa nhận rõ tiếng người gọi

Ở những gia đình có người già mất, từ chập tối người nhà đã phải đóng cửa, kiêng lên tiếng trả lời khi chưa nhận ra tiếng của người gọi ngoài cổng.

Sở dĩ có việc này là do theo tín ngưỡng dân gian, người già mới chết còn nhớ con cháu, tối đến về nhà gọi, nếu ai thưa sẽ bị bắt đi theo.

10. Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết

Trong quá trình khâm niệm, phải kiêng để nước mắt của con cháu nhỏ vào thi hài người chết vì sợ sau này con cháu sẽ làm ăn khó khăn, và cũng để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”.

Vì thế, người trực tiếp khâm niệm (thường là người nhà) không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm niệm.

Những người khác dù có thương xót người quá cố đến đâu thì khi khóc cũng phải đứng cách thi hài một quãng để tránh nước mắt nhỏ vào.

Tại sao trước khi khâm liệm nhập quan có tục đưa người chết nằm xuống chiếc chiếu giải dưới đất?

Theo Phan Kế Bính :"Lấy nghĩa, người ta bởi đất sinh thì chết lại về với đất". Chúng tôi cho rằng tục đó phát sinh từ kinh nghiệm thực tế để dễ thao tác. Vả chăng, trong cơ thể người chết còn có điện trường sinh học, làm như vậy khả năng tích điện âm trong cơ thể người chết mới được giải thoát, đó là một phương thuật phòng xa hiện tượng "Quỷ nhập tràng". Người Việt Nam quan niệm rằng sống gửi thác về (sinh kí tử quy). Chết là trở về với tổ tiên bên kia thế giới. Ai cũng mong muốn cho cha mẹ trở về được thanh thoát, may mắn.  

Người con có hiếu phải thờ cha mẹ đã chết cũng như lúc cha mẹ còn sống, thờ khi mất như lúc hãy còn (sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn). Nhưng vì câu nệ vào tục Tàu nên các nghi thức trở thành rườm rà, tốn kém, trọng hình thức giả tạo.

Ngày nay đám tang được tổ chức gọn gàng. Hồn bạch, thể kì, minh tinh được thay bằng tấm ảnh chân dung người chết. Linh cữu được chở bằng xe hơi. Nhiều nghi thức, hủ tục bị xoá bỏ (thương vay khóc mướn, lăn đường, cờ quạt rầm rộ, kèn trống ầm ỹ). Tục đốt vàng mã vẫn còn, thậm chí còn gia tăng ở một vài nơi. Đua nhau vén tay áo sô đốt nhà táng giấy, đốt xe hơi, tủ lạnh, giấy tiền đô la... Thời hạn để tang được rút ngắn. Mồ mả xây đắp cẩn thận, không cần phải cải táng. Nhiều gia đình cho thiêu xác, giữ tro để thờ tại chùa.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

mon ham low carb phở bò tái Sup vi ca Liên ca ran mứt trái cóc cách làm đậu phộng chiên cơm nắm đăng mo ngam Thiết bị hat dieu xao hai san cach lam suon non rim dua phai Goi cuon nam chay Hường Nguyễn Chả hạt sen bùi bùi ngon khoai tây xào xôi lá dứa chà bông xôi Thiên Trúc thịt heo thịt nướng kiểu hàn Gợi sơ chế măng khô Nau canh sành Chiên khoai môn sò dương nướng dầm xí muội Mien nam chè xoài chân trâu Cún Khang Xôi mít lá cẩm vừa ngon vừa nấm đậu kho tiêu Nấm đậu kho tiêu Làm 3 món xốt hấp dẫn với máy xay cầm che banh lot nuoc cot dua tà Tỉa dứa thành hình chú bướm Kẽm quận mochi xoai bi soi da dieu cac mon goi muc xao dau ha lan cach lam mi den han quoc cach lam rau cau ngon công thức bánh mì hành phan xích long quán bánh đúc ngon ở hà nội dau xanh dam heo cot let cách nấu vịt kho lẩu bắp bò mát lạnh bánh không cần lò nướng món Malaysia Thú vị với các món chè mùa đông Hà canh ngai cuu ngon bi do nau nam kim cham làm bánh mỳ trang trí nhà cửa cải chíp xốt nấm hong kong Cách làm tôm canh chua lươn bánh socola vỏ chanh banh da cua nướng Ăn cá chuồn nướng vịt kho bia gà bọc giấy nướng chả ngũ sắc cỗ Tết Trâm Phạm Mắm Bua com ngon thái lan luon om ca banh an sang ca tim bo nuong cay cách làm sữa chua nướng cá thu đao ca loc kho nuoc dua cafe cach lam muc ngao canh dưa nấu thịt xôi Thưởng thức những món ngon ở Điện bun rieu ngon cách luôc khoai mì cach lam banh canh sup suon non bí đỏ cản bánh gấc đậu dua cai muoi chua ngon ba bau nen an gi bì lợn Thịt lon xao bò đun băng dính washi banh flan caramel thanh long ngâm cam đường trứng gà chiên hẹ Cún Khang Ốc mỡ xào sa tế Tuong ngọt Chao chay trá i cach lam chawan mushi Má Ÿ mẹo rán nem giòn chè ngon cocktail chanh cach lam banh canh ca loc Chung gỏi tôm rong sụn Hà Ly nẠm bà nh luộc chín xoài xanh cùng ruốc sấy cay cach lam kho bo khoai lang viên