Thực phẩm đông lạnh ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình nên khi chế biến bạn phải Lưu ý để đảm bảo dinh dưỡng nhé. 6 loại thực
Những điều cần biết khi dùng thực phẩm đông lạnh



Thực phẩm đông lạnh ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình nên khi chế biến bạn phải Lưu ý để đảm bảo dinh dưỡng nhé.
6 loại thực phẩm để lâu cũng không hỏng

9 thực phẩm kỵ ăn chung với mật ong

Khi dùng thực phẩm đông lạnh

- Ăn thực phẩm đông lạnh đảm bảo, nguyên vẹn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối cao.

- Nên xem kỹ hạn sử dụng và khi hộp đã mở, phải đảm bảo về nhiệt độ bảo quản sản phẩm tốt, tránh tình trạng ngộ độc.

- Không ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.

- Không ăn thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau (bình thường tôm rời từng con một). Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.



Bảo quản thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ thích hợp và giã đông từ từ. Ảnh: colourbox.

- Thực phẩm đông lạnh nhiều khi là đồ làm sẵn toàn bộ và thậm chí đã nêm muối, nên cần kỹ lưỡng khi lựa chọn, đồ ăn không muối, không đường, đặc biệt là hạn chế những thực phẩm chứa chất bảo quản.

- Đồng thời tôn trọng chế độ bảo quản cũng như quy trình làm lạnh, giã đông theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.

Khi tự đông lạnh thực phẩm

- Có thể dùng ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông để đông lạnh thức ăn. Điều quan trọng là cần bảo quản thức ăn đông lạnh đúng cách. Bạn nên dán nhãn lên từng loại, đề tên, ngày tháng và bảo quản ở -18 độ C.

- Nếu phải lựa chọn dùng rau trữ lạnh hay rau tươi thì bạn hãy nhớ: dùng rau quả theo mùa và khi không đúng mùa thì nên dùng các loại rau bảo quản lạnh còn tốt hơn là rau tươi mà để lâu bên ngoài, bị mất gần hết vitamin.



Các loại thực phẩm khác nhau cần được để trong túi riêng. Ảnh: epicurious.

- Thời gian đông lạnh thực phẩm không quá lâu, thời gian sử dụng tốt nhất là trong vòng một tuần. Các chuyên gia khuyên khi bảo quản thực phẩm thì nên tuân theo các quy tắc sau: làm lạnh nhanh, nhưng giã đông thì từ từ.

Khi rã đông thực phẩm đông lạnh

- Phải để thực phẩm giải đông từ từ vì thực phẩm dễ bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị thực phẩm.

- Đặt đồ đông lạnh ở trên bề mặt an toàn, sạch và đề phòng chúng bắt đầu nhỏ nước ngoài bao bì. Tốt nhất là để ở nhiệt độ phòng nhưng bạn không nên mở hộp hay gói thực phẩm kín đến khi đá tan chảy hoàn toàn để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn độc hại. Nhìn chung, càng ít tiếp xúc với không khí bên ngoài thì chất lượng các thực phẩm càng được giữ tốt hơn.

- Không cố gắng làm tan băng ngay bằng cách đặt đồ ăn vào nước ấm. Nếu cần dùng ngay, có thể chọn cách rã đông bằng lò vi sóng nhưng phải làm theo chỉ dẫn nếu không sẽ rất “nguy hiểm” khi thời gian vi sóng quá lâu, thực phẩm không những rã đông mà còn bị nấu chín một cách không chủ ý.



Rau củ bảo quản lạnh giữ được nhiều vitamin hơn rau để lâu bên ngoài. Ảnh: ifood.

- Không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa. Nhưng bạn có thể làm đông lạnh lại thực phẩm sống đã được nấu chín. Chẳng hạn, bạn giữ đông lạnh miếng ức gà sau đó rã đông và nấu chín miếng ức gà này. Tiếp tục đông lạnh ức gà sau khi đã nấu chín nhưng cần sử dụng trong thời gian nhanh nhất có thể.

- Với các loại thịt và thịt gia cầm thì cách tốt hơn cả là nên để trong ngăn mát tủ lạnh, nếu thịt được gói trong các gói kín thì bạn nên để thịt trong tủ đến khi tan hết hoàn toàn.

- Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh. Khi rã đông thực phẩm đông lạnh nên để ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 đến 10 độ C, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy. Trong trường hợp bất đắc dĩ không xả kịp, bạn có thể cắt nhỏ ngay khi thực phẩm còn đông lạnh và chế biến ngay.

Mimi tổng hợp


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Những điều cần biết khi dùng thực phẩm đông lạnh

Nui nấu thịt bằm sinh tố chuối thơm bà nh khoai Phở vịt quay cha ca chÃÆy Thiết bị salad giáng sinh trộn muối ớt xanh Tuyết Nguyễn Thịt gà giả bò khô nhâm sườn non sốt chua ngọt Sườn non sốt Cá Tháng Tư Cá chép om dưa banh trang ngot các biến tấu hấp dẫn của lòng heo cach cuon cha gio ga mát lạnh mực tươi hấp Món Bánh Món Kho chay Cà moi kho sup kem khoai tay mực nướng sốt an vat sup nha dam hai san ngheu hap chua cay trứng hấp cà rốt kho đâu hủ mề gà luộc sốt gừng thịt ba chỉ kho xì dầu mắm từ đu đủ bong cai xao suon nuong ngu vi vòng 1 Mi Quang sen mẹo nhỏ trong bếp sinh tố sô đa xoài xiu mai chay ngon mận hậy làm mứt hoẠt ốc xào cay món ăn giàu chất xơ món ăn ngày của mẹ toi Xôi dau phong 3 loại đồ uống tốt cho cơ thể vào nấu canh móng giò măng khô tÃ Æ XÃƒÆ o nấu tương ớt xoi vang malaysia ngon nướng bánh muffin sô cô la dế xoi xeo gio lua Giải nhiệt nước mắm gừng khoai tay boc tom nước ép lựu mix chanh ga nhoi hat de lát khoai lang chiên sốt caramel đậu phụng kem bánh oreo cuống sườn xào chua ngọt kem chuoi bo lac tôm xào cà tím lươn lăn bột chiên cà kho cay qua đu đu hỗn muỗng Làm bánh tôm бє xao mi udon kim chi kim chi ngon Bánh bông Lan mực chiên nước mắm tia hoa tu cu den công thức thịt gà xiên tẩm bột Thuà Šoc xao dua Cách chế biến thịt nướng không hại Cháo nấm PHO trai cay nuong ngon trung cuon rong bien Goi du đu Món Nhật cua chien gion chậu cây độc đáo Món Âu banh mi nhan kem sua Mo n ba nh cach lam banh su kem Mùa Hè cha dau thit Trứng cá hồi canh cÃƒÆ banh cupcake mat ong bánh mỳ sữa tươi CÃƒÆ Kho Hủ tieu cach lam ga boc sa nuong chao nom bo Hoành thanh chien cách làm nước chấm nem món sốt mon an viêt nam mon banh mi bo ngon cach lam lau ca chem kim chỉ Cháo mè đen cach lam banh it tran xa lach viet thom ngon cach lam nem nuong Ông cach lam cha ech ngon trang sức ca tam bot ran ngon ngán Thái Lan