Đi chùa là một nét văn hóa tâm linh đẹp trong đời sống người Việt. Tuy nhiên, chốn linh thiêng này có những phép tắc, trình nào thì ít ai biết.,"tháng cô...
Những điều cần biết khi đi lễ chùa trong "tháng cô hồn"

Nguyên tắc ra, vào chùa

Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, bạn không được đi vào từ cửa giữa. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng - ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.

Một lưu ý nhỏ là, người đi chùa không được dẫm lên bậu cửa.

Thứ tự hành lễ

me
Khi đi chùa bạn nên thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.

3. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Trang phục

Người đi lễ chùa nên chọn trang phục nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, quần cộc, áo xuyên thấu, khêu gợi...Bởi theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì. Ngoài ra, bạn cũng nên mặc trang phục gọn gàng, tiện lợi, tránh rườm rà, gây vướng víu.

Một lưu ý nhỏ khác là, nhiều đền chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày giản đơn, dễ tháo, dễ đi.

Những điều không nên

- Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.

- Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.

- Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng/quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.

Về đồ lễ

- Không cúng dường đồ mặn ở chùa cũng như đình, đền. Nhiều người cho rằng chỉ ở chùa mới cúng đồ chay, còn Thánh cúng mặn, là không phải.

- Tại chùa, không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ. Tại đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.

- Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi "rải" tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng. Một lưu ý quan trọng là thay vì đặt tiền vào hòm công đức chính giữa, bạn nên đặt tiền vào hòm công đức nằm lệch bởi hòm công đức đặt chính giữa, ngay trước ban thờ sẽ tạo ra trường khí xấu gây nhiễu loạn tại ban thờ. Đặt tiền vào đây vô tình làm trường khí xấu càng bị xáo động, bất lợi cho mọi người.

- Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.

Không nên lấy lộc để ban thờ tại nhà

Nhiều người có thói quen mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình, là không nên. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

- Chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang đặt lên ban thờ nhà mình để báo công.

- Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.

- Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng đều không mang về đặt lên ban thờ.

- Bùa, phù chú... đa phần có trường khí âm, không nên mang về nhà, càng không nên đặt lên ban thờ hay nhét vào ví. Đặt bùa chú vào ví, cũng như luôn mang một trường khí âm, hỗn loạn theo người.

Đi chùa nên thắp mấy nén hương?

Nén hương được đốt lên, gửi gắm nhiều thông điệp của trần gian đối với đất trời, tổ tiên, ông bà của mình, nó cũng làm gia đình ấm áp, lòng người được thanh thản hơn.

Việc thắp hương như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều cần biết đối với tất cả mọi người, nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người.

me
Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta khi thắp hương thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên. 

Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta khi thắp hương thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên. Hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn (2, 4, 6, 8). Theo lý giải của nhà Phật, số lẻ mang nhiều ý nghĩa. Số lẻ là số âm và số chẵn là số dương. Số lẻ là âm nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm).

Lý giải việc người Việt Nam thường thắp ba nén hương, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang giải thích: Ba nén nhang thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).

Ngoài ra, còn có nhiều quan niệm khác nhau về các con số nén hương:
- Số 1: thể hiện lòng thành

- Số 2: Khi viếng linh cữu người chết và trong thời gian để tang, người ta thường thắp 2 nén hương.

- Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn. Đó có thể là : Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng); Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới); Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai); Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật. Điều này lý giải vì sao ở sân chùa thường có 3 đỉnh hương to.

- Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo phong thủy thì là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

- Số 7 và số 9 được tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu).

Thực tế, 3, 5, 7, 9,... hay 1 nén hương là đều giống nhau, không khác nhau về ý nghĩa. "Việc các chùa hiện nay khuyến khích Phật tử chỉ nên thắp 1 nén nhang đó là nhằm tránh hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường với những người xung quanh. Việc thắp nhiều hay ít nhang không quan trọng mà chủ yếu là ở tấm lòng của người hướng đến chư Phật".

Vì thế, chúng ta đi đền, chùa chỉ cần thắp 1 nén hương là đủ. Vì thế, chúng ta đi đền, chùa chỉ cần thắp 1 nén hương là đủ. Một nén hương gọi là tâm hương. Tuy chỉ một nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương: giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng); định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu); tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương); tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ); giải thoát hương ( giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi).

Cũng theo nhà Phật, không nên dùng nhang giả (nhang điện) cắm vào lư hương.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

khổ qua trộn đậu Công thức làm món Thịt Bò hầm ngon cach lam thit bo xao can tay nhà hát lớn hà nội cach lam banh trung thu nhan sua dua bò rượu vang bò xốt rượu vang món ca hoi tam me dau hao ngon mà cửa hàng lam chao ech gung răng pho mát táo rượu vang trà xanh tho ham ruou vang snack khoai rán bbq thực phẩm ăn ít dầu dừa rượu vang trai cay ham mon le ham ngon le ham ruou vang goi chao ga gà kho cay cach lam cuon diep cai xanh le ham ruou vang ngon cua phô mai đút lò Nguyên Trang ĐẬu 6 고등어 Kem dâu nau nuoc sam banh nep Phu Tho đặc biệt Quay nhẠthan bo chien cá kho chuối xanh cá kho nước cốt dừa cocktail margarita thit ba chỉ lam da dieu sot ruou ca ba sa da dieu sot ruou vang bít tết bò beefsteak sốt rượu Võ Bo sot ruou vang cach nau bo sot ruou vang Chanh Cách làm trà táo cam xiu mai nhan pho mai thiếu dua hau Mấm công thức làm mực một nắng Ca chien nuoc mam ngon Món ngon tiêu biểu và địa chỉ ăn uống đậu phụ chấy thuc don cuoi tuan óc heo chiên trứng 4 mẹo thông minh tẩy vết rượu vang chăm sóc sức khoẻ Lan thịt lợn áp chảo up 2009 boyfriend jeans cach nau lau sa te trị cảm cúm nhà bếp Xiu mai sot ca thanh nhÃƒÆ ba rọi thịt heo rau cần món nướng pha trà ngon mì căn xào xổi cach nau lau cua dong keo dau phung dau hu xao dau hao hoc nâu mộc nhĩ gà om kiểu mới op let thit bo gà om mộc nhĩ c º mộc nhĩ xào đậu hũ bún chả giò bún giò sống mÊbún mọc nấu chả đậu phụ xào mộc nhĩ thịt băm rang mộc nhĩ chẠcua món cà ri có thể giúp chống bệnh bún giò sống chả mực xào me bo luc cam má i tra chất thit ba chi cuon rau cu trúng chè đậu nước cốt dừa Tim heo ham sổ tay lam ken PhẠchuà rau cau ngon che nep áo sơ mi Cách ngâm mộc nhĩ nấm và măng khô món canh chua bánh halloween bằng chocolate nau ngon Ấm bụng ngày đông với lẩu Thái chua cac mon an vat re chiên xù Cách chọn miến mộc nhĩ nấm hương canh bí bún mọc măng cách làm bún moc cach lam banh choux ngon đậu que tim heo ham nấu canh mộc Cách bảo quản khoai tây không bị mọc Ca ch bảo quản ba nh chưng ra Giêng không