Naungon.com - Thậm chí ngay cả một số chủ sạp gà cũng không biết đâu là gà công nghiệp nuôi thịt hay gà đẻ đã thải loại ra ngoài thị trường.
Nhận diện gà chứa kháng sinh

Nhận diện gà chứa kháng sinh 1

Người tiêu dùng nên mua gà có dấu kiểm dịch để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng. Ảnh: Chí Cường.

  Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố đã phát hiện 5 mẫu thịt gà nhập lậu lấy trên thị trường có tồn dư kháng sinh chloramphenicol. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kháng sinh chloramphenicol có thể gây ung thư cho người nên từ lâu đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản.   Liên tiếp phát hiện gà chứa kháng sinh
Theo Cục Thú y, chloramphenicol là loại kháng sinh có độc tính cao, đã bị Bộ NN&PTNT Việt Nam cấm trong chăn nuôi và thú y vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chloramphenicol gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu, làm thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, gây kháng thuốc kháng sinh ở các loại vi khuẩn. Ngoài kháng sinh chloramphenicol, trước đó Chi cục Thú y Hà Nội cũng đã kiểm tra các mẫu gà thải loại trên thị trường và phát hiện sulfadiazin cũng là một chất kháng sinh bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì khi đi vào cơ thể với một lượng lớn sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thống gan, dẫn đến suy gan.

Theo tìm hiểu của PV, hiện ở nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội, số lượng gà làm sẵn bán rất lớn và rất khó để phân biệt đâu là gà ta, gà nhập lậu. Chị Nguyễn Thị Hường chuyên bán gà sẵn tại chợ Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: Chọn được gà ta thì phải mua gà sống, còn mua gà đã làm sẵn thì phần lớn là gà đã đẻ nhiều lứa buôn từ chợ gia cầm Hà Vỹ - Thường Tín về. Gà ta "xịn" được làm sạch có giá 110.000 đồng/kg, còn giá loại gà làm sẵn mua cả con hoặc mua nguyên đùi, hay cánh cũng chỉ có 50.000-60.000 đồng/kg. Hỏi về dấu kiểm dịch, chị bảo mỗi ngày bán hàng chục con gà nhưng chẳng ai hỏi dấu kiểm dịch. Họ chẳng quan tâm gà nhập hay gà nội, miễn về ăn ngon là được.
Để an toàn cho sức khoẻ, bạn nên mua gà lông rồi thuê mổ hoặc về thịt. Nếu ở nông thôn, trước khi giết mổ nên nhốt gà vài hôm cho ăn gạo, thóc của gia đình vì nếu gà có tồn dư thuốc kháng sinh sẽ được đào thải bớt ra ngoài.
Khi chọn gà nên chọn con khỏe mạnh, mào đỏ tươi, da và lông mềm mại, lỗ chân lông nhỏ, hậu môn không ướt và đỏ, đùi to, chắc. Gà mái tơ ăn ngon hơn. Gà công nghiệp nếu ăn nên chọn con có trọng lượng 2 kilogram trở lên. Gà làm sẵn nên chọn con da màu vàng nhạt bởi vàng đậm có thể do người bán ngâm vào nước có pha bột sắt.

Thậm chí ngay cả một số chủ sạp gà cũng không biết đâu là gà công nghiệp nuôi thịt hay gà đẻ đã thải loại ra ngoài thị trường. Chị Yến, bán gà lẻ ở chợ Bưởi cho biết, gà làm sẵn thì gà ta cũng như gà thải loại. Người buôn chỉ nhận nguyên mình gà cho dễ bán, nên khó nhận biết.

Một số người mua thích chọn gà nhỏ, thân gà gầy nhưng các nhà chăn nuôi cho rằng, với giá 50.000 - 55.000đ/kg gà đã mổ sẵn thì cách chọn như vậy là chưa đúng. Loại gà giá rẻ, nhỏ con thì nguy cơ rất lớn là gà thải loại, tồn dư thuốc kháng sinh nhiều. Gà đã đẻ trứng thường già, không béo, nếu gà tồn dư nhiều kháng sinh thì không thể nhiều mỡ vàng như gà công nghiệp.
  Khó nhận biết gà chứa kháng sinh
TS Trịnh Đình Thâu – Trưởng khoa Thú y (Đại học Nông nghiệp I) cho biết, kháng sinh vẫn được phép trộn vào thức ăn chăn nuôi nhưng có giới hạn về tỷ lệ và thời gian ngưng sử dụng trước khi xuất chuồng. Trong chăn nuôi, họ thường dùng kháng sinh chống dịch bệnh cho gia cầm như siêu vi trùng (virus) gây nên cúm gia cầm, dịch coliza, hội chứng giảm đẻ, dịch tả, tụ huyết trùng... Tuy nhiên, không loại trừ họ dùng những kháng sinh thuộc danh mục cấm lưu hành. Việc lạm dụng kháng sinh quá nhiều, trong khi thời gian nuôi gà lâu sẽ gây ra hiện tượng tồn dư trong cơ thể gia cầm. Người tiêu dùng khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cho biết, ở nước ta một số loại kháng sinh vẫn được phép trộn vào TĂCN và có quy định cụ thể là 3 - 7 ngày trước khi xuất chuồng phải ngưng sử dụng thức ăn đó. Nếu tiêm kháng sinh theo quy định thời gian ít nhất có thể thịt là 28 ngày kể từ ngày tiêm.

Để nhận biết gà chứa kháng sinh, TS Trịnh Đình Thâu cho biết: Mặc dù  khó có thể phát hiện được thịt tồn dưa kháng sinh bằng mắt thường, nhất là khi gà đã được giết mổ. Nhưng người tiêu dùng vẫn có thể phân biệt được bằng một số các dấu hiệu: Gà có nhiều khối u xanh tím, phần mỏ bị cắt cụt không sắc nhọn như gà thường, dạ con  và hậu môn to, buồng trứng teo lại (gà đẻ nhiều, bị thải loại). Khi chế biến, nếu thấy thịt có mùi lạ hoặc mùi kháng sinh thì không nên ăn.
  P.Thuận - Hà Dương
Tổng hợp & BT:

Về Menu

hà nội việt nam thức ăn Hà Đông bưởi Thường Tín

ban soufflé kho quẹt niêu Dê tai chanh chuoi cơm nắm onirigi chả đậu thịt bún viên tôm goi mien chan ga ngon thit ga nau dong ngon lam com chien trung vịt sốt chua ngọt thơm nướng khuyên bún sốt cà khoai tây mon ngon cuoi tuan trứng cuộn rau MÃÆm Cầu cha lua chay bò nướng cay gà kho co ca co la Banh bap cach lam bap cai cuon thit Lưới chuÒ Cá burger rau cu ngon trứng vịt lộn hầm thuốc Diệu Kim Cánh gà nướng tương Hoisin và trái cây trộn ngon cơm meo lam bep gấu bông hoa quả dầm bắp kho khoai lang salad gÃƒÆ bánh crepe cach lam kem tai nha ộm gà bắp cải Lam banh chuoi 越南调料酒做香肠 dua chua ngon kem tươi quế bong bi nhoi com chém chọn vịt gia do vịt kho cà ri giÃƒÆ trai cay tim sen tri mat nguc mut sori Đồng cach làm bánh nhản mon ngon tu tep rang finger bach tuot xao mÃƒÆ gio chao quay cach nau ca cơm bánh flan caramel Soup C獺 Kho Món thịt kho Cách làm màu dầu điều lam sinh to tráng miệng VÃƒÆ cam muc tuoi hap cỗ rau bánh lava canh nghêu TirAmisu Mực ngào suon ham coca hùm thit lon Hạt dẻ nóng ấm lòng ngày đông giá ngọc XOI KHUC bo cuon mo chai nuong bí kíp bánh cuộn chocolate bê khóm kho cánh gà cookies xinh trang trí tường nhà bò tái chanh CÃÆu tầm xuân SÃƒÆ doi chả gà viên bơ TÃƒÆ ruoc mon bun gao xao cat heo salad rau quẠChân gà hấp Mam nem loãng xương gio hoa Túi Xách kho cá diếc với tiêu gà chiên mè dui ga chien gion thịt ba chỉ lam cÃƒÆ Canh bầu làm bánh tẻ thế nào vãƒæ heo quay bì giòn cari gà mì xào nấm tôm cháo môn lươn cà dái dê om ga nuong cay Sinh