Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
Nguồn gốc

Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.

 

Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

Nguồn Gốc Tết Trung Thu

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

 

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Ý nghĩa Tết Trung Thu

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

 

Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

 

Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”

Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.
  Theo VTC
Tổng hợp & BT:

Về Menu

món ngon tết trung thu

phồng công thức miến trộn chay sốt hoisin tôm thịt heo Coca dua cÃƒÆ ca chua trung sup cua nam ghẹ sốt tỏi long heo xao dua Mon an moi ngay Trô khoai lang nướng cùi công thức thịt viên bọc khoai tây Cá Chiên HÃƒÆ luon cuon ngon mề gà xào nấm cach nau chao ngheu ngon cach nau banh canh gio heo khoai lang nau sup Ngai cuu đồ trang trí từ gỗ xuc xich thit hun khoi Cún Khang Nước dừa quất mát lạnh đã xào thịt heo rừng nem lui da heo nấu đông cach cuon banh ngon cach lam banh trung thu nhan sua dua há n Tu hài thịt lợn chiên giòn tẩm mật ong bun bo hue chay da tu lanh tuyệt banh da cua thom ngon hoc nau an món thịt lợn ng 虏 món tết miền trung chien gion dau hu sot thit ngon chà lam Cha gio chẠcà basa chip Luộc cách làm bánh qui hạt dẻ sườn cừu sua chua ngon cupcake nho khô hoa bụp giấm siro Hà Ly com nep gà nướng muối ớt Đậu phụ xao dau cove Thực cá nấu mẻ tra dao cach lam com dep Tuyết Nguyễn Cháo xương bò nấu bằng cac mon muc ngon mut cu cai vi vani mề gà xào nấm thạch rau câu nhân flan tôm viên rán giòn chữa lùn hoanh thanh hoa hong chien gion bánh đậu xanh ngon che cach lam nom ngon cơm chiều ngon lẩu canh chua cach lam suon xao thịt gà xào đậu phộng cach lam ga kho ngu vi tương hột Cách làm cha cá thịt cua hấp trứng gà thịt gà nấu chua ngọt gỏi đu đủ chay trai bo chien thit kho dua ngon cóc canh chua nước ép dứa mix cà rốt mi van than ngon banh khoai tây củ sen lam dau gac Hoa bao tử cá basa xào thập cẩm Món Thái Lan Thưởng thức món ngon trong chiều mưa Đà giỗ canh xương hầm rau củ cầu rang trứng cút với muối Túi tim ga Cháo ngon cha quê bánh chưng mini nước ép sau tết Tom ram cách làm bánh cuộn trà xanh caramen cam thom ngon rau bí nấu hến ghẹ nấu măng chua sushi màu sắc Liên sinh tố cà rốt bí ngô suon non nau dau Ái Châu chia sẻ tuyệt chiêu tận dụng