- Mỗi vùng, miền đều có những phong tục kiêng kỵ ngày Tết khác nhau. Riêng đối với người Huế, bắt nguồn từ những điều cấm kị của triều đình xưa
Người Huế kiêng ăn tôm đầu năm



- Mỗi vùng, miền đều có những phong tục kiêng kỵ ngày Tết khác nhau. Riêng đối với người Huế, bắt nguồn từ những điều cấm kị của triều đình xưa nên tín ngưỡng kiêng cữ về ăn uống trong ngày Tết cũng khá đặc biệt…

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…”. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in hai câu thơ mà mẹ tôi thường đọc cho các con nghe mỗi dịp Tết đến, xuân về. Bà thường răn chúng tôi, cho dù 365 ngày có xô bồ đến thế nào, trong 3 ngày Tết cũng phải biết kiêng kỵ từ cách chọn đồ cúng trên bàn thờ, đến sắp các món ăn ra sao để tránh xui xẻo vào đầu năm mới. Vậy nên, cho dù có muốn đến mấy, nhất định đầu năm bà không cho chúng tôi ăn măng tre. Bà giải thích, cây tre phục vụ bà con làm nhà. Mùa xuân, cây măng bắt đầu sinh trưởng nên người miền Trung, nhất là người Huế, không ăn măng dịp Tết để thể hiện lòng biết ơn. Đó là nét đẹp văn hóa cần gìn giữ.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử Trần Đình Sơn (hậu duệ của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn), vì đất Huế gắn liền với các triều đại vua chúa nên một số điều cấm kỵ trong triều đình xưa, sau này trở thành tín ngưỡng kiêng kỵ trong dân gian. Ban đầu, những kiêng kỵ này chỉ ở kinh đô Huế, sau lan dần ra cả miền Trung. Chẳng hạn ngày xưa, vua cấm sát sinh trong ngày lễ, Tết nên sau này, người Huế thường không sát sinh, không giết hại các con vật vào ngày đầu năm để thể hiện sự nhân đạo. Vì thế, mâm cơm ngày Tết của người Huế cũng có những khác biệt so với người miền Bắc, miền Nam. Thông thường ở Huế, con cháu quy tụ trong gia đình và làm mâm cơm cúng chiều 30 tháng Chạp để rước ông bà về ăn Tết. Từ đó đến giao thừa, các thành viên trong gia đình không ra khỏi nhà. Và đặc biệt, các gia đình ở Huế thường làm cỗ chay cúng gia tiên chứ không cúng xôi gà như các nơi khác.

Mâm cỗ cúng của người miền Bắc thường có bánh chưng, của người miền Nam là bánh tét. Người Huế cúng cả hai nhưng riêng trong hoàng gia lại không được cúng bánh tét. Đặc biệt, cả hai món bánh này đều được dùng trong dân gian nhưng không được biếu nhau vì từ đồng âm “đòn”- “tét” có nghĩa không hay trong ngày Tết.

 



Ở Huế, người ta cũng không ăn cá lóc và ếch trong ngày Tết. Theo ông Sơn, cách chế biến hai loại thực phẩm này rất dã man, như hình phạt khi xuống địa ngục (đập đầu, lột da…), nếu thực hiện vào đầu năm sẽ không hay. Đặc biệt, có những người còn kiêng ăn trứng vịt lộn, kiêng ăn mực và tôm tươi vì sợ đen đủi, phú quý trong năm cũng đi giật lùi như tôm...

Không biết tự bao giờ những tập tục kiêng kỵ ngày đầu xuân này đã chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa cũng như tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Theo ông Trần Đình Sơn, con người hiện đại ngày nay, đặc biệt giới trẻ đang dần bỏ những tục kiêng kỵ các món ăn trong ngày Tết. Điều đó phụ thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình. Và trên thực tế, chưa ai chứng minh được tính đúng sai của việc kiêng kỵ. Theo ông Sơn, ăn uống cũng là một nét đạo. Việc kiêng cữ ngày Tết chính là cách hành “đạo ăn” ra sao để giúp con người hướng đến cái thiện.

Theo nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà (Giám đốc nhà hàng Cung đình Tịnh Gia Viên - Huế), trong Hoàng gia Huế thường kiêng ăn thịt gà ngày Tết vì quan niệm gà là xa nhau. Mâm cơm ngày Tết trong gia đình của nhiều người dân Huế chủ yếu có các món: Giò chả, xào đậu bong bóng, cá kho/rán và canh bún. Đặc biệt, người Huế chuộng ăn rau muống, canh bún nấu mướp ngọt trong ngày đầu năm vì đồng âm của từ “muống” nghĩa là muốn gì được nấy, còn canh bún là để mọi việc hanh thông, trôi chảy.

 

Hạnh Nguyên


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Người Huế kiêng ăn tôm đầu năm

đùi gà rô ti cá thu chiên cánh sườn cọng cơm tấm món nướng Xuân salad vòng nguyệt quế cách làm siro Chuối ngào đường bánh que chuối hình tủ húng xanh dau hu non sot tuong Cac món mỳ bò tự làm tranh 3d Cách luộc thịt lợn ngon Pate heo tự làm Khe Sanh cach lam dau phu má ³ mi udon ng 虏 tôm hấp đậu hủ nau thit kho tau ngon Thịt khìa nước dừa bun xao nghe thom ngon cháo cá chạch bỏ xương cách ngâm quất hồng bì suon chua ngọt Trung chien cà chua bẠp Mon mam chuoi nuong thom ngon Củ đậu món ăn nhà quê cach lam goi mang thạch rau câu Trứng đúc thịt tôm mực xào rau củ Bữa sáng đẹp mắt cho bé từ trứng Nấu cơm điện Mon chat cơm trộn thịt bò mÃ Æ lai Đồ dùng trai le tu khoai tay ếch nấu chuối đậu tai heo ngâm dấm gỏi rau bua com canh thịt viên khoai sọ goi xoai tom kho ngon mẹo nấu ăn ngon ca tuyet sot kim chi ậu chiên trang trí khăn trải bàn banh flan caramel kieu nhat nhuc làm muối ớt xanh Bi do món ăn chưa bệnh đau mỏi khớp gối canh nấm rơm nấu mướp gỏi tai lợn May và banh tom ha long ca chung tuong hot nấu canh ngao đậu hũ cha muc ngon công sở chống thấm thit heo ngon cà phê sữa pha phin tôm tôm càng cháy tiêu hải sản trưng thịt ba rọi cuộn giá đỗ banh quy giang sinh lam cha tom món ăn cơm thịt gà kị cơm nếp giáng sinh món ông Ốc móng tay thực phẩm béo giảm cân dầu dừa banh minh nuong voi ham va pho mai cach lam sinh to xoai dua thịt nguoi Giao thông Rau rút gà bọc sả nướng công thức salad bạch tuộc cach lam banh la mơ Con hàu Xuong nấu tương ớt cu sen nuong Canh chột nưa xứ Huế canh xương hầm đu đủ Chem tất cải bó xôi rau tron bi quyet nau che dau den cách làm kem caramel sô đa thơm chanh món ngon dễ làm Cách làm muối rang mam ruoc kho cach lam che cu nang hải sản xào burger rau cu thom ngon bun thit xao sa banh pho mai banh gato kem xoai khai vi ca hoi pho mai phi lê cá hồi Tuyết Nguyễn Cà tím nhồi thịt sốt Mẹo bảo quản thức ăn đúng cách Cún Khang Chè trôi nước bột báng canh nấm linh chi đậu hũ bánh đa trộn quán cà phê ngon ở Hà Nội mì singapore cải chíp sốt nấm lagu