- Mỗi vùng, miền đều có những phong tục kiêng kỵ ngày Tết khác nhau. Riêng đối với người Huế, bắt nguồn từ những điều cấm kị của triều đình xưa
Người Huế kiêng ăn tôm đầu năm



- Mỗi vùng, miền đều có những phong tục kiêng kỵ ngày Tết khác nhau. Riêng đối với người Huế, bắt nguồn từ những điều cấm kị của triều đình xưa nên tín ngưỡng kiêng cữ về ăn uống trong ngày Tết cũng khá đặc biệt…

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…”. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in hai câu thơ mà mẹ tôi thường đọc cho các con nghe mỗi dịp Tết đến, xuân về. Bà thường răn chúng tôi, cho dù 365 ngày có xô bồ đến thế nào, trong 3 ngày Tết cũng phải biết kiêng kỵ từ cách chọn đồ cúng trên bàn thờ, đến sắp các món ăn ra sao để tránh xui xẻo vào đầu năm mới. Vậy nên, cho dù có muốn đến mấy, nhất định đầu năm bà không cho chúng tôi ăn măng tre. Bà giải thích, cây tre phục vụ bà con làm nhà. Mùa xuân, cây măng bắt đầu sinh trưởng nên người miền Trung, nhất là người Huế, không ăn măng dịp Tết để thể hiện lòng biết ơn. Đó là nét đẹp văn hóa cần gìn giữ.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử Trần Đình Sơn (hậu duệ của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn), vì đất Huế gắn liền với các triều đại vua chúa nên một số điều cấm kỵ trong triều đình xưa, sau này trở thành tín ngưỡng kiêng kỵ trong dân gian. Ban đầu, những kiêng kỵ này chỉ ở kinh đô Huế, sau lan dần ra cả miền Trung. Chẳng hạn ngày xưa, vua cấm sát sinh trong ngày lễ, Tết nên sau này, người Huế thường không sát sinh, không giết hại các con vật vào ngày đầu năm để thể hiện sự nhân đạo. Vì thế, mâm cơm ngày Tết của người Huế cũng có những khác biệt so với người miền Bắc, miền Nam. Thông thường ở Huế, con cháu quy tụ trong gia đình và làm mâm cơm cúng chiều 30 tháng Chạp để rước ông bà về ăn Tết. Từ đó đến giao thừa, các thành viên trong gia đình không ra khỏi nhà. Và đặc biệt, các gia đình ở Huế thường làm cỗ chay cúng gia tiên chứ không cúng xôi gà như các nơi khác.

Mâm cỗ cúng của người miền Bắc thường có bánh chưng, của người miền Nam là bánh tét. Người Huế cúng cả hai nhưng riêng trong hoàng gia lại không được cúng bánh tét. Đặc biệt, cả hai món bánh này đều được dùng trong dân gian nhưng không được biếu nhau vì từ đồng âm “đòn”- “tét” có nghĩa không hay trong ngày Tết.

 



Ở Huế, người ta cũng không ăn cá lóc và ếch trong ngày Tết. Theo ông Sơn, cách chế biến hai loại thực phẩm này rất dã man, như hình phạt khi xuống địa ngục (đập đầu, lột da…), nếu thực hiện vào đầu năm sẽ không hay. Đặc biệt, có những người còn kiêng ăn trứng vịt lộn, kiêng ăn mực và tôm tươi vì sợ đen đủi, phú quý trong năm cũng đi giật lùi như tôm...

Không biết tự bao giờ những tập tục kiêng kỵ ngày đầu xuân này đã chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa cũng như tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Theo ông Trần Đình Sơn, con người hiện đại ngày nay, đặc biệt giới trẻ đang dần bỏ những tục kiêng kỵ các món ăn trong ngày Tết. Điều đó phụ thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình. Và trên thực tế, chưa ai chứng minh được tính đúng sai của việc kiêng kỵ. Theo ông Sơn, ăn uống cũng là một nét đạo. Việc kiêng cữ ngày Tết chính là cách hành “đạo ăn” ra sao để giúp con người hướng đến cái thiện.

Theo nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà (Giám đốc nhà hàng Cung đình Tịnh Gia Viên - Huế), trong Hoàng gia Huế thường kiêng ăn thịt gà ngày Tết vì quan niệm gà là xa nhau. Mâm cơm ngày Tết trong gia đình của nhiều người dân Huế chủ yếu có các món: Giò chả, xào đậu bong bóng, cá kho/rán và canh bún. Đặc biệt, người Huế chuộng ăn rau muống, canh bún nấu mướp ngọt trong ngày đầu năm vì đồng âm của từ “muống” nghĩa là muốn gì được nấy, còn canh bún là để mọi việc hanh thông, trôi chảy.

 

Hạnh Nguyên


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Người Huế kiêng ăn tôm đầu năm

gỏi lá mía heo banh trang ngon gà xà cach lam mon ga chien xu canh chua thịt viên cach ngam giam ot toi lau kho qua ngon Cháo mè đen sữa ngô và lê Susur Lee bánh nhiều màu Ý Tưởng bánh lưỡi mèo rau dớn tom rang cha ca thai lan Đậu Hủ 3 chiêu làm sạch bàn là cũ hoen gỉ cách làm xôi vị làm bánh tart nhân xoài bánh nếp tôm banh tom Tay Ho bánh rán doremon ca om bia xôi hạt sen công thức rau câu chocolate nhiều tầng ca ngu hap ga Nướng đậu hủ chiên giòn canh củ từ ca chua nhoi pho mai muc kho rang me Chào long cá tầm nướng muối ớt Ăn thử chè Bà Ba đầu tiên ở Hà Nội Ảo pate gà cach lam cu sen nhoi gao nep mon cuon 3 mien Banh canh nuoc cot dua muffin chocolate Tôm cuộn khoai tây sữa chocolate hương quế heo quay kho mang canh sườn non với măng chua ga chay trung ga thom ngon me ngam đương nau banh canh ca cach lam thanh tra ngam duong banh mi nho món ăn Halloween tự nấu lẩu cá tại nhà Pet tu lam mut chuoi say muối dưa xỏi cach lam chao bobo cho be da heo nấu đông Cún Khang Thịt viên bọc trứng cút lam banh bong lan chanh day Bánh men NẠp bap xao tom kho cách làm snack hành tây mien cua tron Dùng giấy bạc gói thực phẩm đúng cách gà nuing mề gà xào rau củ mon nâm xao canh chẠcà thịt gà om xì dầu bàn tiệc cá lạc kho sả nghệ lẩu rau đắng nem cua rán trứng hấp che thap cam ậu bồ món Nhật vòng 1 thạch sương sa bánh trộn socola mì trứng móng giò hầm đu đủ xanh cho bà mẹ nuôi nộm giá đỗ kem dâu tây sữa bẠo quẠn nẠm mực chiên giòn Cún banh que nuong hat poppy đậu hũ nhồi rau củ sữa chua thanh long cach nấu lẩu nạm bò thịt nhồi đậu hũ ca kho coca mẻ mục Ngộ Nguyễn Chí Thanh tương cà chua nhóm bạn chè cùi bưởi đậu xanh salad thịt bò bánh sô cô la dạ dày heo trộn làm bánh âu canh ca dua chua khay Thit lon ran mojito nhiet doi gân bò xào cach lam khoai lang chien ngon thịt lợn xào hen banh mi cuon cha bong ga ba chen Thịt Nướng vịt xiêm nấu giả cầy ngon rượu bắp Bánh Trung Thu Goi mang cach lam mon canh moc nhút tôm rim tỏi